Lấy mảnh kính vỡ ra khỏi chân

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Xử lý các mảnh thủy tinh vỡ hoàn toàn không dễ dàng đặc biệt là khi bị đâm vào chân. Nếu bạn không có ý định tới bệnh viện chỉ bởi vết thương quá nhỏ, bạn có thể thử các cách sau để xử lý chúng tại nhà. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng nếu thật sự cần thiết thì bạn nên tới gặp bác sĩ.

Các bước[sửa]

Đẩy Mảnh thủy tinh Lên gần Bề mặt Da[sửa]

  1. Tạo lực ép. Thay vì nặn hay bóp bạn có thể tạo một lực ép nhất định xung quanh vùng bị đâm. Điều này sẽ giúp bạn đẩy mảnh thủy tinh lộ ra ngoài và có thể gắp ra một cách dễ dàng hơn.
  2. Sử dụng muối Epsom và nước ấm. Đổ nước ấm vào một chiếc chậu nhỏ hoặc tô sau đó hòa tan với một chén muối Epsom. Khuấy đều cho tới khi muối hoàn toàn tan trong nước rồi ngâm chân bạn vào trong chậu trong khoảng 20 đến 30 phút. Nhiệt độ cao sẽ khiến da của bạn nở ra, đẩy mảnh thủy tinh ra gần bề mặt da và muối Epsom sẽ giúp đưa mảnh thủy tinh ra ngoài.
  3. Bôi dầu thầu dầu (castor oil). Sử dụng dầu thầu dầu là một cách hữu hiệu để xử lý các trường hợp bị thủy tinh vỡ đâm vào chân. Nhúng một miếng băng gạc hoặc bông vào dầu thầu dầu sau đó giữ hoặc băng vào vị trí bị mảnh thủy tinh găm vào chân. Để càng lâu bạn càng dễ dàng lấy được mảnh thủy tinh ra ngoài.[1]
  4. Sử dụng keo hồ. Keo hồ dành cho học sinh thường khô rất nhanh và dính vì vậy đây cũng là một cách vô cùng hữu hiệu để kéo mảnh thủy tinh ra ngoài. Bôi một chút keo hồ lên trên bề mặt vùng bị mảnh thủy tinh găm vào. Đợi tới khi keo khô hoàn toàn sau đó lột ra. Mảnh thủy tinh sẽ dính vào keo hồ (nếu ở gần bề mặt của da) và bị kéo ra ngoài cùng với nó. Điều này có thể không giúp bạn lôi được mảnh thủy tinh ra ngoài nhưng ít nhất cũng có thể kéo nó ra gần bề mặt của da.

Gắp Mảnh thủy tinh Ra ngoài[sửa]

  1. Rửa sạch vùng da bị đâm. Rửa chân bằng nước lạnh để loại bỏ các mảnh thủy tinh găm vào phía ngoài bề mặt da và các loại đất, bụi bẩn. Sử dụng cồn, ôxy già hoặc i-ốt để lau sạch bề mặt da bị mảnh thủy tinh đâm vào. Đổ một ít vào mảnh bông gạc và lau nhẹ khắp lòng bàn chân để tránh bị nhiễm trùng.
  2. Chuẩn bị nhíp. Lấy một chiếc nhíp với đầu nhọn, sát trùng trước khi sử dụng để gắp mảnh thủy tinh ra ngoài bằng cách ngâm trong nước sôi khoảng 10 phút. Điều này sẽ giúp loại bỏ các loại vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng. Sau đó, lau khô nhíp bằng khăn sạch và đợi cho tới khi nguội hẳn.
  3. Để chân ở vị trí thích hợp. Ngồi sao cho bạn có thể nhìn thấy toàn bộ lòng bàn chân của mình hoặc nhờ một ai đó khác giúp bạn gắp mảnh thủy tinh ra ngoài. Di chuyển tới nơi có ánh sáng hoặc đèn để bạn có thể nhìn rõ vị trí của mảnh thủy tinh.
  4. Sử dụng nhíp để gắp mảnh thủy tinh ra ngoài. Giật nhẹ mảnh thủy tinh để kéo nó ra khỏi chân của bạn. Bạn có thể sẽ phải làm căng bề mặt da hoặc nhấn xuống để gắp được mảnh thủy tinh. Tuy nhiên đừng cố nhấn quá sâu bởi điều đó sẽ làm da của bạn bị thương tổn và khiến bạn bị đau.
    • Nếu bạn không thể gắp mảnh thủy tinh ra ngoài, hãy tới gặp bác sĩ. Bạn có thể sẽ khiến vết thương trở nên nặng hơn hoặc thậm chí bị nhiễm trùng nếu cứ cố gắng gắp nó ra ngoài.
  5. Băng vết thương. Sau khi gắp mảnh thủy tinh ra ngoài, bạn hãy sử dụng băng gạc băng vết thương để ngăn chảy máu. Bạn cũng có thể bôi thêm một chút kem khử trùng để tránh bị nhiễm trùng. Vậy là bạn đã có thể gắp mảnh thủy tinh bị găm ở chân ra ngoài một cách an toàn. [2]

Lời khuyên[sửa]

  • Nếu không tiện, bạn có thể nhờ một ai khác giúp bạn gắp mảnh thủy tinh ra ngoài một cách dễ dàng hơn.
  • Hãy nhớ rằng đừng đi tất quá chật ngay sau đó!

Cảnh báo[sửa]

  • Nếu mảnh thủy tinh khá to và gây ra vết thương lớn, sâu, chảy nhiều máu hoặc không thể loại bỏ hoàn toàn, hãy nhanh chóng tới bệnh viện để được giúp đỡ.

Những thứ bạn cần[sửa]

  • Nhíp
  • Thuốc khử trùng
  • Nước nóng
  • Muối Epsom
  • Dầu thầu dầu
  • Keo hồ
  • Băng gạc

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây