Lực ma sát ở kích thước nano
Ma sát là một khái niệm quen thuộc với chúng ta nhưng lực ma sát ở kích thước nano lại chưa được hiểu rõ vì cơ chế nền tảng của nó là vấn đề mới mẻ. Hơn nữa, ma sát ở kích thước nano phụ thuộc rất lớn vào sự nhiễm của bề mặt tiếp xúc.
Nhóm nghiên cứu của giáo sư André Schirmeisen tại đại học Muenster (CHLB Đức) đã tiến hành thí nghiệm dùng mũi nhọn của kính hiển vi lực nguyên tử để đẩy các phần tử antimon trên bề mặt của than chì. Một số phần tử antimon chịu tác động của lực ma sát khi di chuyển trong khi đó có những phần tử gần như không chịu ảnh hưởng của ma sát.
Theo giải thích của các tác giả, trường hợp gần như không có ma sát (được gọi là "siêu trơn") do hiện tượng không tiếp xúc giữa các "nếp gấp" có kích thước nguyên tử giữa hai bề mặt. Về lý thuyết, hiện tượng này thường thấy giữa các bề mặt chất rắn. Các tác giả kết luận rằng độ trơn bị ảnh hưởng bởi gianh giới giữa bề mặt tiếp xúc.
Kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí Physical Review Letters, 101, 125505 (2008)[1]
<veterinary>, 03.09.2008