Lau cửa sổ bằng giấm

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Giấm chưng cất (hay còn gọi là giấm trắng) là sản phẩm vệ sinh cơ bản và tự nhiên mà mỗi gia đình đều có. Giấm được ứng dụng rộng rãi và hiệu quả trong lau kính, chẳng hạn như kính cửa sổ. Dùng giấm để lau cửa sổ lớn/nhỏ bên trong/bên ngoài sẽ giúp cửa sổ sáng bóng một cách dễ dàng. Bạn có thể dùng giấm và muối nở để làm sạch khe cửa sổ cũng như ngăn ngừa đóng bụi bẩn xung quanh.

Các bước[sửa]

Pha dung dịch giấm[sửa]

  1. Pha dung dịch giấm đậm đặc. Nếu chưa từng lau cửa sổ bằng giấm, bạn có thể pha dung dịch giấm đậm đặc cho lần vệ sinh đầu tiên. Pha 2 cốc (480 ml) nước với ¼ cốc (60 ml) giấm trắng (hoặc giấm táo) và ½ thìa cà phê nước rửa bát.[1]
    • Pha giấm theo công thức trên và dùng để lau cửa sổ bị bẩn lâu ngày.
  2. Pha dung dịch giấm thông thường. Nếu vệ sinh cửa sổ thường xuyên, bạn có thể dùng dung dịch giấm thông thường và không cần thiết phải quá đậm đặc. Pha 1 cốc (240 ml) nước với 1 cốc (240 ml) giấm. [1]
    • Đây là dung dịch lý tưởng mà bạn có thể pha sẵn và dùng ngay khi muốn vệ sinh bất kỳ thứ gì.
  3. Dùng giấm trực tiếp. Nếu cửa sổ thực sự rất bẩn, bạn cần lau bằng dung dịch mạnh hơn. Bạn chỉ cần dùng 1 cốc (240 ml) giấm trắng ấm trực tiếp lên mặt kính (tốt nhất là dùng bình xịt).[1]
    • Nếu cửa sổ có quá nhiều bụi bẩn, bạn có thể để dung dịch ngấm trên cửa sổ 1-2 phút trước khi lau.

Lau cửa sổ nhỏ[sửa]

  1. Chuẩn bị khu vực lau. Trước khi để giấm tiếp xúc với cửa sổ, bạn nên loại bỏ bụi bẩn trên cửa sổ bằng khăn hoặc khăn giấy. Loại bỏ lớp bụi trước khi lau giúp ngăn tình trạng lây lan bụi bẩn khắp cửa sổ trong quá trình lau.
    • Nên dời những đồ vật nhỏ gần cửa sổ để tránh làm ướt nước giấm lên đồ vật.[2]
    • Bạn cũng nên đặt khăn tắm dưới chân cửa sổ hoặc sàn để ngăn dung dịch giấm nhỏ giọt.[2]
  2. Cho hỗn hợp nước giấm vào bình xịt. Bạn có thể lựa chọn độ đậm đặc của dung dịch giấm tùy vào mức độ bẩn của cửa sổ, sau đó cho dung dịch vào bình xịt nhỏ. Đối với cửa sổ nhỏ, bạn nên dùng bình xịt nhỏ để phun lên khu vực hẹp, nhờ đó giúp cửa sổ khô mau hơn trước khi chuyển sang lau cửa kế tiếp.
  3. Xịt lên bề mặt cửa sổ. Bạn có thể phun sương lên toàn bộ cửa sổ cần lau trước tiên. Nếu cần lau nhiều cửa sổ, bạn chỉ nên lau giấm cho một cửa sổ trước khi chuyển sang cửa sổ kế tiếp.
  4. Lau toàn bộ bề mặt cửa sổ bằng khăn và giấm. Tốt nhất bạn nên dùng khăn mềm hoặc khăn giấy. Tập trung vào những vết bẩn thấy rõ. Bạn nên lau nhanh để tránh hình thành vết lằn trên cửa kính.[1]
  5. Lau khô toàn bộ bề mặt cửa kính. Bạn nên dùng vải sợi nhỏ lau khô kính sau khi lau toàn bộ nước trên kính bằng vải mềm. Lau thật khô và thật nhanh để ngăn hình thành vết lằn trên cửa kính.
    • Nếu không có vải sợi nhỏ, bạn có thể dùng khăn giấy thay thế. Không dùng khăn có thớ vải quá cứng như khăn tay thông thường hoặc giẻ rửa bát để tránh hình thành vết lằn trên cửa sổ.

Lau cửa sổ lớn hoặc bên ngoài cửa sổ bằng giấm[sửa]

  1. Đổ hỗn hợp nước giấm vào xô. Đối với cửa sổ lớn, bạn cần dùng lượng lớn dung dịch giấm hơn thay vì lượng giấm chỉ vừa trong bình xịt. Bạn có thể dùng công thức pha giấm ở trên, tùy thuộc vào mức độ bẩn của cửa sổ.
  2. Phun nước từ vòi lên cửa sổ. Nếu muốn lau ngoài cửa sổ, bạn nên dùng vòi nước tưới vườn để rửa trôi hết bụi bẩn. Bạn có thể phun nước lên các điểm đóng bụi nhất định trên cửa sổ.[2]
  3. Lau cửa sổ bằng nước xà phòng. Bạn nên lau sơ cửa sổ trước khi lau bằng giấm, đặc biệt nếu cửa sổ đóng bẩn bên ngoài.[2]
    • Bạn có thể chà miếng bọt biển hoặc vải mềm lên chỗ bẩn. Không nên dùng vải len hoặc vải gây mài mòn để tránh làm xước kính.
    • Bạn có thể phun nước lại lên kính sau khi lau bằng xà phòng.
  4. Chà hỗn hợp nước giấm lên khắp bề mặt cửa sổ. Dùng miếng bọt biển để lau hợp nước giấm lên bề mặt cửa sổ. Bạn có thể chà nhẹ nhàng lên những vết bẩn cứng đầu nếu cần thiết.
    • Nhúng miếng bọt biển vào thùng nước giấm rồi chà lên khắp bề mặt cửa sổ. Giống như khi lau cửa sổ nhỏ, bạn nên lau nhanh để tránh hình thành lằn trên mặt kính.[3]
    • Bạn cũng có thể dùng cọ chà gắn liền vào cán dài đa năng có đầu gắn nới rộng. Dụng cụ này giúp lau chùi cửa sổ tầng trên hoặc những cửa sổ cao trên tòa nhà. [3]
  5. Lau bằng nước sạch. Bạn có thể dùng bình xịt (nếu vệ sinh mặt trong cửa sổ lớn) hoặc vòi nước (nếu vệ sinh mặt ngoài cửa sổ lớn hơn). [3]
  6. Lau cửa sổ bằng ống lăn cao su. Cửa sổ cần được lau khô nhanh chóng để tránh lằn hình thành, do đó bạn nên dùng ống lăn cao su để lau nhanh cửa sổ lớn. Ống lăn cao su còn giúp tiết kiệm nhiều khăn lau. Bạn nên lau khô toàn bộ cửa sổ càng nhanh càng tốt.[4]
  7. Dùng khăn sợi nhỏ lau lại. Bạn có thể dùng khăn sợi nhỏ để lau hết giấm còn sót lại trên góc cửa sổ. Bạn có thể chà lên những khu vực bắt đầu hình lằn bằng khăn sợi nhỏ trước khi chuyển sang lau cửa sổ kế tiếp.

Lau khe cửa sổ bằng giấm[sửa]

  1. Bạn có thể rắc muối nở lên khe cửa sổ. Không nên dùng quá 1-2 thìa muối nở cho một khe cửa sổ. Sau khi cho giấm vào khe cửa, bụi bẩn có thể được loại bỏ mà không cần lau lại.[5]
  2. Đổ giấm vào khe. Bạn chỉ nên dùng một ít giấm nguyên chất cho bước này. Giấm khi tiếp xúc với muối nở có thể sủi bọt, tuy nhiên bạn không nên để sủi bọt quá mức để tránh nước tràn qua khe cửa.[5]
    • Nếu muốn bạn có thể tháo tấm kính cửa sổ ra để nước thừa tràn ra bên ngoài.
  3. Làm mềm bụi bẩn. Bạn có thể dùng tăm bông Q-tip để chà lên vết bụi, nhờ đó bụi bẩn có thể mềm ra và dễ dàng được loại bỏ bằng hỗn hợp muối nở và giấm hơn. [5]
  4. Thấm giấm/muối nở. Để khăn giấy vào trong khe cửa sổ để thấm hết giấm và muổi nở. Bạn có thể phải lặp lại nhiều lần. Tùy thuộc vào mức độ bẩn của cửa sổ, bạn có thể dùng khăn giấy lau luôn bụi bẩn trong khe. [5]

Lời khuyên[sửa]

  • Nếu cửa sổ quá bẩn, bạn cần lau qua bằng xà phòng trước khi lau bằng dung dịch giấm.
  • Bạn cũng phải lau mặt kính. Lau bằng dung dịch giấm, sau đó lau lại bằng nước.
  • Nếu không thích mùi giấm, bạn có thể thêm tinh dầu yêu thích vào hỗn hợp giấm. Cách này giúp giảm mùi hiệu quả.

Cảnh báo[sửa]

  • Không lau cửa sổ dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp vì có thể khiến cửa sổ khô quá nhanh và hình thành vết lằn.

Những thứ bạn cần[sửa]

  • Khăn vải hoặc khăn giấy
  • Bình xịt
  • Giấm chưng cất
  • Nước
  • Khăn mềm
  • Vải sợi nhỏ
  • Miếng bọt biển
  • Ống lăn cao su

Nguồn và Trích dẫn[sửa]