Loại trừ chuột nhắt theo cách tự nhiên

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Để loại trừ chuột nhắt theo cách tự nhiên, bạn hãy bắt đầu bằng việc giữ nhà cửa sạch sẽ. Dùng chất xua đuổi tự nhiên như dầu bạc hà cay. Cân nhắc nuôi mèo. Tạo các rào cản. Bịt các lỗ hổng ra vào nhà. Sử dụng bẫy nhân đạo để bắt và thả chuột ra xa nhà.

Các bước[sửa]

Ngăn cản chuột theo cách tự nhiên[sửa]

  1. Giữ nhà cửa sạch sẽ. Nhiều khi chuột bị thu hút vào nhà để tìm kiếm thức ăn. Nếu không có gì ăn, ít khi nào chúng sẽ ở lại. Bảo quản thực phẩm trong vật đựng kín hoặc những nơi chuột không thể tới được.[1]
  2. Dùng tinh dầu bạc hà cay. Tinh dầu bạc hà cay là chất xua đuổi chuột tự nhiên. Mùi bạc hà cay quá mạnh đối với loại gặm nhấm, và chúng sẽ không cố lại gần. Mùi bạc hà cũng át mùi của những vụn thức ăn hấp dẫn có thể còn sót lại sau khi dọn rửa. Nó cũng đem lại cho căn nhà của bạn hương thơm dễ chịu và không độc như nhiều hóa chất tổng hợp khác. Bạn có thể mua tinh dầu bạc hà cay ở các cửa hàng bán sản phẩm chăm sóc sức khỏe hoặc cửa hàng thực phẩm lớn.[2]
    • Nhỏ một hai giọt vào miếng bông gòn.
    • Bông gòn tẩm tinh dầu bạc hà cay đặt phía dưới hoặc gần thùng rác có thể ngăn chuột vào thùng rác.
    • Đặt các miếng bông gòn này vào những nơi chuột có thể vào nhà, lối đi, van thoát nhiệt, v.v…
    • Cần thay những miếng bông mới sau 5-7 ngày, tùy vào lượng tinh dầu bạn nhỏ lên.
    • Thử trồng bạc hà cay gần các lối vào. Bạn có thể dùng bạc hà cay làm gia vị trong nấu nướng và còn có thể đuổi chuột.
  3. Dùng phân rắn khô. Đến trung tâm nuôi bò sát, sở thú hoặc hiệu bán thú cưng để xin ít phân rắn khô. Thậm chí có khi bạn còn tìm được một người nuôi rắn làm thú cưng. Đặt gần lối đi vào nhà và những nơi chuột có thể lui tới. Phân rắn khô có thể khiến lũ chuột tránh xa.[3]
    • Đảm bảo để phân rắn ngoài tầm với của trẻ em và thú cưng.
  4. Diệt trừ chuột bằng siêu âm. Có những thiết bị điện tử phát ra âm thanh siêu âm khó chịu đối với loài gặm nhấm. Bạn có thể mua các thiết bị này ở cửa hàng gia dụng hoặc mua trên mạng.
    • Thiết bị đuổi chuột chỉ có tác dụng theo một đường, do đó bạn cần phải biết chính xác lối đi của chuột.
    • Thiết bị này cũng có thể chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn vì lũ chuột sẽ quen dần.[4]
  5. Dùng sản phẩm hữu cơ để xua đuổi chuột. Nhiều hãng chuyên về các sản phẩm dành cho nhà ở và vườn có sản xuất các chất xua đuổi chuột tốt cho môi trường hơn chất độc truyền thống. Nhiều sản phẩm sử dụng các thành phần tự nhiên như bạc hà cay được cho là gây khó chịu với chuột. Chuột không bị giết chết nhưng chúng sẽ tránh xa các khu vực có sử dụng sản phẩm này.
    • Bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng vật liệu sửa chữa nhà ở và vườn. Nếu muốn mua một sản phẩm cụ thể nào đó, bạn hãy thử tìm kiếm trên mạng để biết nơi nào gần khu bạn ở có bán.
  6. Nuôi mèo. Một chú mèo nhà có thể xử lý vấn đề. Những chú mèo thích đi lang thang bên ngoài thường tự săn mồi và có thể tìm ra chuột. Tuy nhiên bạn cần lưu ý là không phải chú mèo nào cũng có đủ hứng thú và năng lượng hoặc được huấn luyện để bắt chuột. Mèo con thường được mẹ dạy để trở thành tay săn chuột giỏi. Tuy nhiên lũ mèo con được nuôi trong nhà với đầy đủ thức ăn chỉ coi chuột nhắt như đồ chơi và sẽ nhanh chóng chán ngay sau khi dọa cho chuột sợ chết khiếp.
    • Các trung tâm cứu trợ động vật thường không biết con mèo nào giỏi bắt chuột và cũng không thử kiểm tra việc này. Đôi khi họ có thông tin về việc này, nhưng thường là không có.
    • Mặc dù nhiều chú mèo giỏi bắt chuột cũng đồng thời là thú cưng tuyệt vời, nhưng không phải con mèo nào cũng vậy. “Mèo nhà kho” có thể không thân lắm với con người, mặc dù chúng vẫn quen bắt chuột để ăn.
    • Dù không nuôi mèo, bạn vẫn có thể dùng cát vệ sinh của mèo để đuổi chuột. Đặt những ống đựng cát vệ sinh của mèo đã sử dụng xung quanh các lối vào nhà. Lũ chuột sẽ đánh hơi thấy mùi nước tiểu mèo và sẽ chuồn trong nháy mắt.
    • Nếu nhà có nhiều chuột, một chú mèo có thể không đủ để tiêu diệt hết lũ chuột. Tuy nhiên khi bạn đã loại bỏ được hết chuột thì một chú mèo có lẽ là đủ để lũ chuột không quay trở lại.[4]
  7. Đặt thùng rác cách xa nhà. Chuột đánh hơi thấy mùi rác và bị thu hút vào nhà. Nếu bạn đặt thùng rác ở xa nhà thì ít có khả năng chúng sẽ vào nhà bạn trú ngụ.
  8. Khuyến khích chim săn mồi làm tổ trong sân nhà. Làm một hộp trú ẩn cho chim trong vườn để thu hút chúng vào làm tổ. Công việc này cần thời gian nhưng xứng đáng nếu bạn thu hút được một tay săn chuột vào sân nhà mình.[3]
    • Đảm bảo hộp trú ẩn cho chim không có đinh hoặc các vật nguy hiểm.
    • Cú lợn là tốt nhất. Một gia đình nhà cú có thể ăn được nhiều con chuột nhắt chỉ trong một đêm! Tuy nhiên bạn có thể dụ các loại cú hoặc chim săn mồi khác vào làm tổ.

Tạo rào cản[sửa]

  1. Tìm vị trí chuột xâm nhập.[1] Đôi khi bạn sẽ thấy vết dầu mỡ, và hầu như lúc nào cũng thấy phân chuột gần lối vào. Bạn cũng có thể phát hiện mùi hôi đặc trưng.
    • Đánh dấu vị trí nếu chưa tìm thấy chuột để sau đó bạn có thể dễ dàng tìm lại lần nữa.
  2. Bịt các lỗ hổng trong tường. Bắt đầu với các bức tường bên trong nhà, vì đó là cách tốt nhất để chừa đường ra cho chuột. Chúng có thể rời khỏi nhà hoặc căn hộ của bạn để tìm chỗ kiếm ăn dễ hơn ở đâu đó.[1]
    • Dùng vữa hoặc bột trét để bịt các lỗ tương đối nhỏ. Nếu lỗ hổng to không xử lý được bằng vữa hoặc bột trét, bạn sẽ cần phải vá tường bằng tấm thạch cao. Đây là công việc mất công hơn nhưng quan trọng, vì chắc chắn là chuột nhắt có thể chui qua được lỗ to hơn!
    • Đảm bảo ván lát chân tường phải chắc chắn và không có khe hở để lũ chuột không chui qua được.
    • Nếu bị kẹt trong tường, lũ chuột có thể đục các lỗ mới. Đó là lý do tại sao bạn cần cho chúng một cơ hội rời khỏi trước khi bịt kín các lối vào ở bên ngoài.
  3. Bịt các lối vào bên ngoài. Thông thường người ta khuyên dùng bùi nhùi thép để bịt các lỗ hổng. Không may là bùi nhùi thép sẽ bị gỉ, vì vậy đây không phải là giải pháp lâu dài. Thay vào đó, bạn hãy dùng miếng rửa bát màu xanh lá cây cắt đúng kích thước lỗ hổng, hoặc bùi nhùi cọ rửa bằng đồng. Miếng đắp phải bám chắc vào lỗ hổng, nếu không lũ chuột có thể kéo ra. Những lỗ hổng lớn phải được sửa chữa.[4]
    • Khi biết chắc chắn các bức tường bên trong đã an toàn, bạn hãy bịt các lỗ bên ngoài tòa nhà. Bạn có thể dùng bùi nhùi cọ rửa bằng nhựa, nhưng trong một số trường hợp có thể phải cần bột trét mastic hoặc vật liệu sửa chữa khác.
  4. Kiểm tra những chỗ vào lần nữa. Sau vài ngày, bạn hãy kiểm tra xem có dấu hiệu cho thấy chuột vẫn tiếp tục hoạt động không. Nếu có, kiểm tra lại các lỗ đã bịt, đồng thời tìm các lỗ khác nếu có và bịt lại.
    • Dọn sạch khu vực xung quanh lối vào. Dọn sạch phân chuột và khử trùng để làm sạch mùi. Dùng dung dịch một phần thuốc tẩy pha với mười phần nước để hoàn tất việc dọn vệ sinh.[1]

Bẫy chuột[sửa]

  1. Thử dùng bẫy sống chuột có bán sẵn. Có nhiều loại bẫy có thể thả chuột ra sau khi bẫy. Loại bẫy chuột thông dụng nhất là loại cho phép chuột vào nhưng không ra được. Đây là một cách nhân đạo để bắt chuột.[5]
    • Khi đã bắt được chuột, bạn sẽ phải đem thả cách xa nhà ít nhất 1,5 km, có lẽ ở nơi có nhiều cây cối cho chúng có chỗ để đi.
    • Nếu chỉ giết hoặc loại bỏ loài gặm nhấm thì sẽ không giải quyết được vấn đề, và chúng cũng không đi lâu. Khi con vật này bị diệt trừ thì sẽ có thêm các con vật khác đến sử dụng nguồn thức ăn sẵn có. Thực ra việc giết hoặc loại trừ chuột có thể khiến nguồn cung cấp thức ăn tạm thời tăng vọt, giúp những con chuột còn lại sinh sôi. Tuy nhiên việc giảm số lượng chuột vẫn tốt hơn là đầu hàng.
  2. Tự làm bẫy ở nhà. Dùng bát thủy tinh và một đồng xu. Úp bát xuống, để ít chocolate dính vào bát. Dùng đồng xu lớn để kênh chiếc bát lên, cạnh đồng xu tì lên cạnh bát. Đặt bát ở nơi bạn nhìn thấy chuột hay lui tới.
    • Chuột sẽ chui vào bên dưới bát, với lấy miếng chocolate và làm mất thăng bằng. Chiếc bát sẽ chụp xuống và nhốt con chuột bên trong.
    • Lấy con chuột ra và đưa nó đi xa khỏi nhà.
  3. Dụ chuột vào bẫy và không ra được. Bạn có thể dùng bể cá 38 lít và đặt thức ăn bên trong. Đặt bể cá nơi thường thấy chuột lai vãng, lý tưởng nhất là chặn ngang đường chuột hay đi. Đặt một vật nào đó sát bể cá để chuột có thể trèo lên, ví dụ như một chồng sách.
    • Con chuột sẽ cố gắng vào lấy thức ăn và nhảy vào bể cá. Khi đã vào trong, chuột sẽ không trèo ra được vì thành bể quá cao.
    • Kiểm tra bẫy thường xuyên.
    • Đậy nắp bể cá nếu bạn nhìn thấy chuột đã vào trong. Thả chuột ở cách xa nhà.
  4. Ném một chiếc khăn lên chuột. Nó sẽ chỉ ở dưới khăn trong thời gian ngắn, do đó bạn cần hành động nhanh. Úp giỏ đựng giấy vụn lên trên chiếc khăn. Nhét một góc nhỏ khăn dưới giỏ để chiếc khăn chạm đất. Luồn một chiếc đĩa hát nhựa hoặc miếng bìa rộng xuống dưới khăn và giỏ giấy. Cẩn thận lật lại chiếc giỏ sao cho miếng bìa bịt chặt trên miệng giỏ.
    • Cầm cả chiếc giỏ đi (hoặc chạy!) ra khỏi nhà càng xa càng tốt.
    • Khi đã đi ra xa nhà, bạn hãy thả con chuột ra.

Lời khuyên[sửa]

  • Tốt nhất là dùng cách xua đuổi chuột thay vì bẫy chuột trong nhà. Có lẽ bạn muốn chuột không vào nhà ngay từ đầu hơn là xử lý chúng ở trong nhà phải không nào?

Cảnh báo[sửa]

  • Nhanh chóng loại trừ chuột nếu nhà bạn có nuôi chó. Hệ miễn dịch của loài chó khác với loài mèo, do đó chúng có thể không chống được những mầm bệnh lây lan từ chuột.
  • Phân chuột có thể gây hại cho sức khỏe. Xịt thuốc tẩy hoặc các chất khử trùng khác (như cồn xoa bóp) lên phân chuột trước khi dọn sạch và không để dính vào da hay quần áo.
  • Chuột thường nhiễm bọ chét, bét và/hoặc ve. Nếu con chuột nhiễm bọ chét hoặc ve bét bị chết do bẫy hoặc bả độc, các loài vật ký sinh sẽ rời khỏi xác chuột để tìm thân chủ mới. Đây có thể là lo ngại đặc biệt đối với chủ nuôi thú cưng hoặc người có con nhỏ.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]