Loại trừ mốc đen bằng giấm

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Mốc đen (Stachybotrys Chartaru) vừa xấu xí vừa gây nguy hại cho sức khỏe khi xuất hiện trong nhà bạn. Mốc đen khi đã lan rộng cần phải xử lý một cách chuyên nghiệp bằng các chất tẩy rửa cần thiết. Tuy nhiên, những đám mốc ít hơn có thể xử lý hữu cơ bằng giấm trắng tinh khiết.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Loại bỏ mốc[sửa]

  1. Kiên quyết loại trừ mốc. Mốc phát triển trong nhà có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Người nhạy cảm với mốc có thể bị kích ứng họng, mắt, da và phổi. Bạn cần loại bỏ mốc để tạo một môi trường trong nhà an toàn, sạch sẽ và tốt hơn cho sức khỏe.[1]
    • Mốc có thể làm trầm trọng hơn chứng dị ứng sẵn có.
    • Mốc có liên quan đến các bệnh viêm đường hô hấp và bệnh phổi.
    • Mốc có thể gây ho, khò khè và làm tăng tác động của bệnh hen suyễn.
  2. Đeo găng tay không thấm nước khi lau rửa bằng giấm. Giấm là một chất hữu cơ và tự nhiên, nhưng việc tiếp xúc quá nhiều với giấm có thể gây kích ứng da. Bạn cần bảo vệ da bằng cách đi găng tay khi làm việc với giấm.
  3. Rót giấm trắng vào bình xịt. Không pha loãng giấm với nước. Đảm bảo phải có đủ giấm để xử lý toàn bộ bề mặt cần làm sạch.[2]
  4. Xịt giấm vào khu vực có mốc. Xịt lên toàn bộ bề mặt bằng giấm. Bạn cần phải xịt một lượng giấm khá nhiều để đảm bảo đủ diệt trừ mốc.[2]
    • Nếu không có bình xịt, bạn có thể dùng giẻ lau. Nhúng giẻ vào giấm và lau lên khu vực có mốc sao cho giấm thẫm đẫm bề mặt.
  5. Để nguyên như vậy trong vòng 1 giờ. Giấm cần có chút thời gian để phát huy tác dụng và đánh bật mốc. Chờ ít nhất một tiếng đồng hồ trước khi cọ sạch mốc.
  6. Dùng bàn chải và nước ấm để cọ rửa mốc. Cọ sạch khu vực mốc đã thấm giấm. Rửa sạch bàn chải bằng nước ấm sau khi đã cọ rửa kỹ khu vực bị mốc.[3]
    • Dùng bàn chải cọ rửa sẽ làm bong mốc dễ dàng hơn; ngoài ra nó cũng giúp hạn chế giấm tiếp xúc với da khi cọ rửa.
    • Tìm bàn chải có kích thước phù hợp cho công việc. Có thể bạn cần bàn chải to để cọ rửa toàn bộ bề mặt có mốc hoặc bàn chải nhỏ hơn để luồn vào những khe nứt hoặc các ngóc ngách.
  7. Lau thật sạch bề mặt. Khi đã đánh bật mốc ra khỏi bề mặt đồ vật, bạn cần dùng nước ấm lau sạch và để khô. Nếu đám mốc bám dai dẳng, bạn cần lặp lại toàn bộ quá trình này cho đến khi cọ sạch mốc.[2]
    • Giấm thường để lại mùi, tuy nhiên mùi giấm sẽ bay hết trong vòng vài giờ.
  8. Kết hợp giấm với các sản phẩm khác để tăng hiệu quả diệt mốc. Giấm được cho là có thể diệt đến 82% các loại mốc. Nếu điều này là đúng thì vẫn có 18% khả năng một số loại mốc cứng đầu còn sót lại. Nếu có vẻ như không thể xử lý triệt để chỉ bằng giấm, bạn hãy thử pha trộn giấm với hàn the, ô-xy già, muối nở hoặc muối.[4]
    • Mỗi lần chỉ pha một sản phẩm với giấm. Nếu vẫn không có tác dụng, bạn hãy thử pha giấm với một sản phẩm khác.
    • Không bao giờ được pha giấm với thuốc tẩy. Hỗn hợp này sẽ tạo ra khí độc.
    • Nếu các hỗn hợp trên không có tác dụng, hoặc diện tích mốc trong nhà bạn quá rộng, có thể bạn cần thuê dịch vụ chuyên nghiệp để làm sạch mốc.
  9. Đeo mặt nạ N95 khi xử lý mốc trên diện rộng. Bạn có thể tìm mua mặt nạ N95 ở các cửa hàng dụng cụ. Tuân theo hướng dẫn trên bao bì để đeo sao cho mặt nạ kín khít nếu bạn phải xử lý tình trạng mốc lan rộng.[3]
    • Không cần thiết phải đeo mặt nạ này khi xử lý đám mốc nhỏ hoặc lau rửa hàng ngày.

Ngăn ngừa mốc quay trở lại[sửa]

  1. Ngăn ngừa mốc phát triển bằng cách xịt giấm và để nguyên như vậy. Bạn không cần phải rửa sạch giấm. Khi đã lau sạch bề mặt, bạn hãy xịt giấm lên và để nguyên như vậy nhằm ngăn ngừa mốc quay trở lại.[4]
    • Để sẵn một bình xịt đựng giấm trong phòng tắm để xịt lên các bề mặt vài ngày một lần.
    • Lau sàn bằng giấm để ngăn ngừa mốc phát triển ở những khu vực ẩm ướt.
  2. Sửa chữa những nơi nước rò rỉ trong nhà. Nước có thể rỉ qua mái nhà, hệ thống ống nước và qua cửa sổ. Lau sạch những nơi tràn nước và xử lý các vấn đề rò rỉ để giữ cho nhà cửa khô và chống mốc.[1]
    • Kiểm tra các chỗ dột trên mái nhà và thay mái hoặc sửa chữa những chỗ nước có thể rỉ vào nhà.
    • Sửa chữa đường ống nước ngay khi xuất hiện vấn đề để ngăn ngừa nước rỏ xuống và tràn ra.
    • Kiểm tra xem cửa số có khít không và thay những chỗ nước có thể rỉ vào nhà.
  3. Kiểm soát độ ẩm trong khu vực mốc phát triển. Có thể bạn phải mua máy hút ẩm nếu đang sống trong vùng có độ ẩm cao hoặc một khu vực trong nhà bạn thiếu lưu thông không khí, thường ẩm ướt và dễ khiến mốc phát triển.[1]
  4. Thông gió cho những khu vực có thể bị ẩm ướt. Mốc phát triển mạnh ở những nơi tối và ẩm. Bạn nên để không khí và ánh sáng mặt trời chiếu vào những nơi ẩm ướt càng nhiều càng tốt để kiểm soát mốc. Dùng quạt khi nấu ăn, khi tắm hoặc giặt giũ.[1]
    • Nên trang bị hệ thống hút gió trong bếp, phòng tắm và phòng giặt.
  5. Thường xuyên làm vệ sinh máy điều hòa. Máy điều hòa có đĩa hứng nước để hứng nước thừa. Bạn cần thường xuyên loại bỏ nước và rửa sạch đĩa để ngăn ngừa mốc hình thành và bay vào trong nhà.[5]
    • Ngắt nguồn điện của máy điều hòa trước khi làm vệ sinh đĩa hứng nước.
    • Máy hút bụi khô/ướt sẽ giúp loại bỏ nước để tránh nước tràn dễ dàng hơn.
    • Khi đã loại bỏ hết nước, bạn cần cọ sạch mọi bụi đất hoặc mốc có thể đã hình thành trong đĩa trước khi để lại chỗ cũ.

Lời khuyên[sửa]

  • Dán nhãn cho bình xịt để nhớ mục đích sử dụng của nó khi lau rửa lần sau. Tốt nhất là bạn nên đổ hết giấm đi và mỗi lần lại pha bình giấm mới, trừ khi bạn định sử dụng lại trong thời gian ngắn.
  • Nếu mốc lan rộng, có thể bạn phải dùng một cốc thuốc tẩy pha loãng với 4 lít nước để rửa sạch vùng bị mốc.[3]

Những thứ bạn cần[sửa]

  • Găng tay cao su
  • Giấm trắng tự nhiên (không dùng giấm nhân tạo)
  • Bình xịt (hỗn hợp gồm 80% giấm và 20% nước)
  • Nước
  • Xô nước sạch để rửa bàn chải.
  • Vải sợi microfibre và/hoặc bàn chải cứng
  • Kính bảo hộ và mặt nạ nếu bạn nghĩ mình bị ảnh hưởng vì mốc, và bàn chải có thể làm phát tán bào tử mốc hoặc khiến các mảnh mốc bắn vào mặt bạn.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này