Mở miệng mèo

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Đôi lúc bạn sẽ cần phải mở miệng mèo yêu của mình. Mèo thường không thích điều này và sẽ không sẵn sàng mở miệng trong nhiều trường hợp. Ví dụ, bạn cần phải mở miệng mèo để cho chúng uống thuốc hoặc một số loại thuốc khác mà mèo không muốn uống. Vì lý do này, việc ưu tiên hàng đầu đó là mở miệng mèo sao cho đảm bảo an toàn cho cả bạn và thú cưng. Sức khỏe của mèo nằm trong tay bạn, vì thế bạn phải hành động hết sức cẩn thận và an toàn.[1]

Các bước[sửa]

Chuẩn bị mở miệng mèo[sửa]

  1. Lựa chọn thời điểm khi mèo đang thoải mái. Không nên cố gắng mở miệng khi chúng đang khó chịu, chơi đùa, hoặc cáu gắt. Bạn không nên đánh thức để mở miệng mèo trong lúc đang ngủ vì điều này có thể làm chúng sợ hãi. Thay vào đó, bạn nên chọn thời điểm khi mèo đang bình tĩnh, vui vẻ và muốn ở cạnh bạn.[2]
  2. Xác định tư thế của bản thân và thú cưng. Bạn cần lưu ý vị trí và cách thức ẵm mèo cũng như vị trí và cách cầm thuốc nếu tự cho mèo uống thuốc. Bạn nên thực hiện bước này ở trên mặt bàn. Không nên để vật dụng dễ vỡ trên bàn vì mèo có thể cựa quậy và làm đổ mọi thứ.
    • Trải khăn hoặc chăn lên bàn. Bạn sẽ dùng khăn hoặc chăn để bọc kín cơ thể mèo nhằm ngăn chúng thoát ra ngoài.
    • Bạn nên chuẩn bị thêm ống tiêm chứa đầy nước (không gắn đầu kim) nếu đang cho mèo uống thuốc. Điều này giúp thuốc trôi xuống dễ dàng hơn.
    • Giữ thuốc bằng tay thuận. Giữ cánh tay ở độ cao ngang tầm với mèo.
  3. Đặt mèo vào vị trí sao cho thật thoải mái. Ẵm mèo lên và đặt vào giữa tấm khăn, hạ thân người của thú cưng xuống vị trí nằm sấp. Gấp một bên khăn lên trên cơ thể và gấp phần bên kia lại thật gọn gàng. Đắp phần khăn ở sau ra trước để bọc kín cơ thể chúng.[2]
    • Cuối cùng gấp phần khăn trước rau sau lưng mèo thật khít khao. Bạn chỉ nên chừa phần đầu của mèo lại. Bạn nên bọc kỹ lớp khăn để thu gọn chân và móng mèo.
    • Cố gắng giữ bình tĩnh nếu mèo tỏ ra chống đối. Một số con mèo sẽ quen với việc bọc kín cơ thể, nhưng có vài con khác sẽ chiến đấu cật lực. Hiểu rõ thú cưng của bạn và xác định xem bạn có thể bọc kín và trấn an chúng hay chỉ cần bọc kín ngay trước khi mở miệng.

Mở miệng mèo[sửa]

  1. Giữ mèo cố định trên bàn. Nếu cho mèo uống thuốc, bạn nên giữ mèo bằng tay không thuận và cầm thuốc bằng tay thuận. Nếu có người giúp đỡ, bạn nên nhờ họ giữ chặt mèo đã được bọc kín. Trong trường hợp phải tự làm một mình, bạn đưa khuỷu tay và cẳng tay không thuận dọc theo cơ thể của mèo cho đến khi chúng nằm gọn giữa cánh tay và ngực và nằm cố định trên bàn.[2]
  2. Cố định vị trí ngón tay. Đặt ngón cái ở một bên và ngón trỏ ở bên kia miệng mèo dọc theo gò má trên quai hàm. Bạn sẽ chỉ cảm thấy hàm răng quanh gò má không rõ ràng.
  3. Ép nhẹ cho đến khi mèo mở miệng bằng cách tạo áp lực lên hàm dưới của mèo cho đến khi chúng mở miệng ra. Đẩy các ngón tay giữa hàm trên và dưới trong lúc ép lực hướng xuống dưới. Lực này sẽ gây khó chịu cho mèo khiến chúng phải mở miệng ra.

Cho mèo uống thuốc[sửa]

  1. Đưa thuốc vào miệng mèo trong khi vẫn đang mở. Dùng ngón trỏ và ngón cái đưa đặt thuốc ra sau cuống họng thật nhanh. Sau đó rút tay ra ngay lập tức để không bị cắn. Nếu sợ bị cắn, bạn có thể mua dụng cụ tra thuốc có chiều dài như ống tiêm kèm theo pít-tông để đưa thuốc vào trong miệng mèo.[1]
    • Không nhét thuốc xuống sâu cổ họng của mèo. Viên thuốc có thể trôi vào khí quản gây sặc. Ngược lại, cuống họng của mèo có thể bị tổn thương nếu thuốc trôi vào thực quản.[2]
  2. Ép mèo nuốt thuốc. Thả miệng mèo và giữ phần hàm trên hoặc khuôn mặt để mũi hướng lên trên. Chà xát cổ họng của mèo nhẹ nhàng để kích thích phản xạ nuốt.
    • Sử dụng ống tiêm tra nước vào mép miệng để thuốc trôi nhanh xuống thực quản. Cách này giúp ngăn chặn thuốc gây kích ứng hoặc “dính” vào cổ họng và gây tổn thương mô.
    • KHÔNG BẮN nước vào cuống họng vì mèo có thể hít phải nước vào phổi.
  3. Duy trì tư thế cố định trong vài giây trước khi tháo khăn và thả mèo đi. Bạn không nên để mèo tự làm hại mình trong lúc cố tẩu thoát, vì thế bạn nên trấn an tinh thần trước khi thả chúng đi. Ngoài ra, bạn cũng cần khen ngợi thú cưng thật nhiều và thưởng đồ ăn ngon vì đã cư xử tốt.[3]

Lời khuyên[sửa]

  • Một số người cho mèo ăn sau khi mở miệng mèo để hành động này trở thành thủ tục trước khi ăn.
  • Ngay khi mở miệng mèo, bạn nên cho thuốc vào càng nhanh càng tốt! Nên thực hiện gọn gàng với tốc độ nhanh hoặc bạn sẽ phải bắt đầu lại.
  • Bạn nên tạo tư thế sao cho di chuyển thuận tiện. Mèo có thể chạy thoát và bạn phải đuổi theo chúng.
  • Nếu thật sự lo lắng khi thực hiện điều này, bạn nên đề nghị bác sĩ thú y làm mẫu trước.

Cảnh báo[sửa]

  • Luyện tập nhiều sẽ thành thạo. Mèo có thể có hành vi cào cắn, vì thế bạn nên mang áo tay dài và quần dài để tránh bị thương.
  • Điều quan trọng là bạn phải cho mèo uống ít nước ngay sau khi uống thuốc nhằm tránh làm tổn thương mèo. Nếu không có ống tiêm, bạn có thể cho mèo uống sữa hoặc nước pha với nước cá ngừ.
  • Khen thưởng không phải là biện pháp thừa. Bạn cần thưởng cho mèo ngay sau khi mở miệng chúng để thú cưng hợp tác hơn trong những lần mở miệng sau này để kiểm tra hoặc uống thuốc.

Những thứ bạn cần[sửa]

  • Khăn hoặc chăn nhỏ
  • Thuốc
  • Nước
  • Ống tiêm nhựa
  • Đồ ăn vặt

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. 1,0 1,1 Hướng dẫn để Giúp Mèo Khỏe mạnh. Elaine Wexler-Mitchell. John Wiley & Sons. 2004
  2. 2,0 2,1 2,2 2,3 Sổ tay Bác sĩ Thú y Tại nhà Dành cho Người nuôi Mèo. Eldredge, D.M, Carlson, D.G, Carlson, L.D Giffin, J.M. John Wiley & Sons. 2008
  3. Hướng dẫn để Giúp Mèo Khỏe mạnh. Elaine Wexler-Mitchell. John Wiley & Sons. 2004