May áo nịt ngực

Từ VLOS
(đổi hướng từ May Áo nịt ngực)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Tự làm một chiếc áo nịt ngực có thể mất khá nhiều thời gian, khó khăn, tuy nhiên cũng có những cách đơn giản hoá quy trình để một người mới bắt đầu cũng có thể làm được. Hãy đọc tiếp để tìm hiểu thêm.

Các bước[sửa]

Chuẩn bị[sửa]

  1. Tìm hoặc tự tạo mẫu. Những người mới bắt đầu nên tìm kiếm mẫu áo trên mạng hoặc trong catalog thay vì cố gắng tự tạo một mẫu của riêng mình. Một mẫu tốt có thể điều chỉnh để vừa với cỡ của bạn và sẽ khiến bạn hoàn toàn hài lòng với thành phẩm.
    • Nhớ rằng những mẫu đơn giản và cơ bản sẽ phù hợp với người mới bắt đầu hơn là những mẫu phức tạp. Tự may một chiếc áo nịt ngực rất khó, vì vậy với 1-2 chiếc đầu tiên hãy bắt đầu với những mẫu dễ thực hiện.
    • Bạn có thể tìm những mẫu áo miễn phí hoặc mất phí, nhưng những mẫu áo đẹp nhất thường rơi vào loại thứ 2. Một vài nguồn đáng tin cậy mà bạn có thể ghé qua:
    • Thay vào đó, bạn cũng có thể tự thiết kế mẫu áo cho riêng mình, nhưng việc đó đòi hỏi bạn phải tính toán những số đo phức tạp của mình trên giấy vẽ.
  2. Lấy số đo của mình. Một mẫu tốt thường đánh dấu nhiều cỡ trên đó, thường từ cỡ 6 đến 26. Hãy lấy số đo vòng ngực, eo và hông của bạn.
    • Khi đo ngực, hãy mặc một chiếc áo nịt ngực chuẩn và quấn thước đo quanh phần nở rộng nhất của ngực.
    • Đo vòng eo bằng cách quấn thước đo quanh phần hẹp nhất của eo, khoảng 5cm phía trên rốn. Áo nịt ngực là trang phục để tạo dáng cho cơ thể nên thông thường, bạn sẽ trừ số đo vòng eo của mình đi 10 cm.
    • Bạn đo vòng mông bằng cách quấn thước đo quanh phần nở rộng nhất của mông bạn. Phần này khoảng 20 cm phía dưới nơi bạn đo vòng eo.
  3. Chuẩn bị vải.[1] Kiểm tra vải may áo để chắc chắn rằng nó vẫn tốt. Nếu cần, bạn cũng có thể nhuộm màu và làm cho nó co lại.
    • Bạn có thể làm co vải bằng cách là hơi nhẹ nhàng.
    • Kiểm tra thớ vải. Các sợi chỉ cần vuông góc với nhau. Kéo căng tấm vải và cố định thớ vải bằng cách kéo tấm vải theo chiều chéo ở cả hai phía. Làm như vậy sẽ giúp các sợi chỉ tự thẳng hàng lại. Là tấm vải theo chiều dọc và chiều chéo để cố định các sợi chỉ.
  4. Ghim mẫu vào tấm vải. Đặt mẫu lên vải với đường thớ vải theo chỉ dẫn và kéo thật căng. Bạn cần tránh để vải bị quá căng quanh phần eo của mình. Ghim mẫu lên trên vải.
    • Bạn cũng có thể dùng các đồ đè lên mẫu. Nếu dùng phương pháp này, hãy vẽ đường viền mẫu bằng phấn trước khi cắt.
  5. Cắt vải thành miếng ra.[2] Hãy chắc chắn rằng bạn cắt miếng vải đúng theo chỉ dẫn của mẫu. Chỉ một khác biệt nhỏ cũng có thể ảnh hưởng rất lớn đến sản phẩm cuối cùng.
    • Gấp vải lại, cắt miếng giữa lưng hai lần và không chừa khoảng cách giữa mép vải và đường may ở mặt sau.
    • Gấp vải lại và cắt miếng giữa mặt trước một lần và không chừa khoảng cách giữa mép vải và đường may ở mặt trước.
    • Cắt tất cả những miếng còn lại hai lần.
  6. Tự tạo những đường viền khung. Dùng máy khâu để khâu một chuỗi các đường đều nhau dọc trên mặt sau miếng vải. Những đường này sẽ là đường viền khung, đường lỗ khâu và đường viền khung cuối.
    • Cố gắng giữ các đường may thẳng và đều.
    • May các đường có độ rộng cần thiết để vừa với độ dày của khung thép.

Các đường nối[sửa]

  1. Đính các miếng vải lại với nhau. Kết hợp tất cả các miếng vải lại như hướng dẫn của mẫu. Ghim cố định các miếng vải để không bị xô lệch khi bạn khâu.
    • Bạn cũng có thể khâu lược các miếng vải vào với nhau để tránh xô lệch khi khâu.
    • Nếu bạn tự tin với đường chỉ thẳng hàng của mình, bạn có thể chặp phần đầu các đường viền và dùng máy khâu may theo đó mà không cần dùng ghim hay khâu lược.
    • Hãy chắc chắn rằng hai mặt trái của miếng vải quay vào trong.
  2. Khâu các miếng vải lại với nhau. Dùng máy khâu để khâu những đường thẳng nối các miếng.[Image:Make a Corset Step 8.jpg|center]]
    • Phần mép vải cần quay ra phía ngoài với mặt trái quay vào trong . Phần khoảng cách giữa mép vải và đường may sẽ được phần vải chứa khung ở mặt ngoài áo che đi.
    • Đừng vội khâu miếng vải cuối cùng ở giữa lưng.
  3. Đè mở mỗi phần may nối ra. Sau khi đã khâu các đường nối, bạn nên ép chúng mở ra phía sau. Sau khi ép, phần vải nối sẽ nằm phẳng.
    • Tỉa những phần vải thừa đi nếu cần thiết để tránh bị cộm.
    • Cần nhớ rằng bạn cũng có thể ép mở các phần nối khi tỉa.
  4. Khâu phần chun eo vào vị trí. Đặt chun lên ngang phần căng nhất của áo. Khâu lược để cố định ở phần mặt giữa đằng trước và mặt giữa sau lưng cũng như phía trên mỗi đường nối.
    • Chiều dài chun eo cần được xác định bằng cách lấy số vòng eo mà bạn muốn, cộng thêm 5 cm khoảng cách giữa mép vải và đường may rồi chia 2. Bạn sẽ cần cắt hai dải chun hoặc ruy băng khi đo, một dải cho đằng trước và một cho đằng sau lưng.
  5. Khâu phần vải giữa lưng cuối cùng vào. Khâu thật thẳng phần mặt vải giữa lưng cuối cùng vào vị trí, giữ dải chun eo ở giữa các lớp khi bạn khâu cố định đường nối.
    • Khi làm xong, mở đường may nối ra và tỉa các đường nối như bước ở trên.
    • Bạn cũng có thể đo vòng eo để kiểm tra kích cỡ trước khi cắt bỏ phần vải giữa mép và đường may.

Phần vỏ phía ngoài[sửa]

  1. Cắt một vài dải vải có hoa văn. Cắt một vài dải vải dệt hoa văn theo chiều chéo, có nghĩa là chúng sẽ nằm chéo so với mép tấm vải khi bạn cắt. Cắt thêm một số dải dọc theo thớ vải hay song song với mép vải.
    • Những dải vải chéo dùng để tạo lớp vỏ cho những đường cong của bạn. Những dải vải dọc sẽ được dùng làm vỏ bọc thẳng đứng có chứa khung thép bên trong.
    • Mỗi dải vải cần rộng gấp đôi so với phần thép mà bạn dự định dùng làm khung và ít nhất là dài bằng chiếc áo nịt. Thông thường, các dải vải cần rộng khoảng 2.5 cm.
    • Số lượng vỏ bọc cần khớp với số lượng khung thép mà bạn định dùng.
  2. Ép những dải vải thành các bao. Dùng dụng cụ ép vải chéo để ép những dải vải thành các bao. Sau đó, những dải vải này sẽ có mép nhăn.
    • Nếu bạn không có dụng cụ ép vải chéo, hãy gấp và ấn mạnh vào dải vải để hai phần mép dài gấp lại và gặp nhau ở giữa dải vải. Những chiếc bao này nên rộng khoảng 0.95 cm.
  3. Khâu những chiếc bao vải chéo để trang trí trước. Những chiếc bao chéo tròn bạn dự định dùng với mục đích trang trí cần được đặt ở phía trước và khâu dọc theo các mép.
    • Những chiếc bao này sẽ uốn lượn, thường là trải rộng từ phần giữa ở mặt trước, ngay phía dưới ngực đến phần cuối mặt trước.
    • Tuy nhiên, những chiếc bao này không bắt buộc phải có.
  4. Khâu các bao dọc. Ghim cố định những chiếc bao dọc theo mặt trước của áo. Khâu chúng ở các mép và khâu một lần nữa ở giữa.
    • Những chiếc bao này chỉ cần xếp ở mặt trước của áo. Bạn sẽ cần một chiếc cho mặt giữa và 3 chiếc mỗi bên. Tuy nhiên, số lượng bao cũng phụ thuộc vào độ rộng của khung thép. Miếng thép rộng hơn thì cần ít bao hơn và những miếng thép hẹp hơn cần nhiều bao hơn.

Vải cố định, khung và lỗ khâu[sửa]

  1. Dán phần vải dùng để cố định vào vị trí. Nếu bạn dùng vải giả da hay da thật, bạn sẽ không thể ghim phần vải cố định vào đúng vị trí được. Thay vào đó, bạn nên dùng băng dính trong suốt và thấm nước dùng trong may mặc để dán dọc theo phần dưới, bên ngoài góc của miếng vải ở giữa lưng. Ấn miếng vải cố định lên tấm băng dính, gấp các mép lại và dán vào mặt trong.
    • Bạn cũng có thể dùng vải sa-tanh, cotton hay bất cứ loại vải nào khác để làm phần vải cố định chéo. Lựa chọn nằm ở bạn, nhưng hãy nhớ rằng mỗi loại vải sẽ tạo cho áo một dáng vẻ khác.
    • Tiếp tục dùng phương pháp đó để hoàn thành việc dán phần còn lại của dải vải cố định chéo vào vị trí.
  2. Khâu phần vải cố định vào. Dùng máy khâu để khâu thẳng dải vải cố định đã được dán vào vị trí.
    • Lúc này, bạn chỉ nên may phần vải cố định ở phía dưới. Bạn cần thêm khung vào áo trước khi hoàn thiện phần đầu.
  3. Cắt phần khung. Dùng dao cắt dây để cắt các dải kim loại thành các miếng có độ dài phù hợp. Bẻ đi bẻ lại miếng khung để làm mềm nó.
    • Xác định độ dài thích hợp bằng cách trải phần khung lên các đường chỉ đánh dấu khung đã được khâu vào áo của bạn. Hãy đo độ dài của chúng để phần khung trải dài khắp chiều dọc trừ phần khoảng cách giữa đường khâu và mép vải.
  4. Tạo phần nắp cho mỗi dải khung. Dùng kìm để lắp phần nắp trên mép của mỗi dải khung thép, tiếp tục điều chỉnh đến khi nó cố định vị trí.
    • Nếu bạn gặp khó khăn trong việc đậy nắp cho khung, bạn có thể dùng keo nóng hoặc keo thủ công dùng được trên cả vải và thép.
  5. Nhét các thanh khung vào. Đẩy các thanh khung vào bao trên áo của bạn.
    • Khâu một đường cố định dọc theo mép trên để giữ những thanh khung khỏi bị xô lệch. Tuy nhiên, không được khâu qua thanh thép vì có thể làm gãy kim của máy khâu.
  6. Cố định phần mép trên. Dùng cùng loại băng dính và kĩ thuật may mà bạn đã dùng ở phần mép dưới của áo để cố định phần đầu của áo bằng dải vải cố định chéo tiệp màu.
  7. Thêm các vòng dây. Để những lỗ khâu hay vòng dây của bạn trên 2 phía áo cách nhau 2.5 cm. Ở phần eo, chừa khoảng cách cho 4 cặp lỗ khâu gần hơn khoảng ½ cm.
    • Dùng dụng cụ đục lỗ vải, đục lỗ da hay dùi để đục những lỗ khâu.
    • Dùng búa nhựa để cố định các lỗ khâu ở cả hai bên.

Các bước cuối cùng[sửa]

  1. Xỏ dây cho áo. Bắt đầu từ phần trên và xỏ dây xuống dưới eo theo kiểu hình cái kéo. Tiếp tục dùng kĩ thuật này xỏ từ dưới lên và cũng dừng ở eo. Buộc các sợi dây này lại với nhau ở eo theo kiểu “tai thỏ” hay “dây giày”.
    • Bạn cần tất cả khoảng 4.5 m dây.
    • Dây ruy băng và dây vải chéo là những kiểu dây được dùng từ lâu đời nhất, nhưng dây phẳng hay dây thừng nhỏ sẽ bền hơn.
  2. Mặc chiếc áo lên người. Phần trên của áo cần vừa đủ che vùng núm vú và phần thân cần bao phủ hông của bạn mà không bị vênh.
    • Siết chặt phần eo của áo bằng cách kéo các vòng dây ở eo.

Những thứ bạn cần[sửa]

  • Thước đo
  • Ghim hoặc các đồ đè mẫu
  • Phấn
  • 1.5 m vải chéo có dệt hoa văn được nhuộm bất cứ màu nào bạn muốn và đã được co rút lại
  • Chun eo hay ruy-băng lụa sọc
  • Thanh thép phẳng hoặc thép xoắn dùng làm khung
  • Các nắp khung
  • Dao cắt dây
  • Kìm
  • Một cuộn chỉ bền và chất lượng tốt
  • Các cặp lỗ khâu và vòng dây 5 mm
  • Máy khâu thẳng
  • Dùi của thợ may hay dụng cụ đục lỗ vải/da
  • Dụng cụ tạo dải vải cố định gấp chéo
  • Băng dính thấm nước dùng trong may mặc
  • Dải vải cố định chéo
  • Dây

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây