Ngày Hạ chí (21/06) trên nature.com

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Mỗi ngày, các nhà khoa học trên khắp thế giới đều cố gắng làm những công việc có ý nghĩa cho con người và hành tinh nơi chúng ta đang sống. Hãy cùng ngắm bức tranh ngày Hạ chí (21/06) trên nature.com được cập nhật vào 28/06.

1. 0 giờ 12 phút tại Cerro Paranal (Chile) : Morten Andersen, nhà thiên văn học, trên dàn điều khiển kính thiên văn lớn thứ 4 trong hệ thống kính thiên văn của trạm quan trắc Nam Âu đang tính toán dữ liệu quan sát về các vì sao nhỏ nhất trong chùm sao Westerlund1. Camera cận hồng ngoại (CONICA) giúp nhà khoa học nhận được những bức ảnh có độ phân giải nhỏ hơn 0.1 acrsec.

(Sao mộc (Jupiter) có đường kính khoảng 45-50 acrsec khi ở gần trái đất; sao thiên vương (Uranus) 3acrsec; sao hải vương (Neptune) khoảng 2 acrsec).

(24,38 độ nam, 70,24 độ đông, 20 giờ 12,giờ địa phương(20/06); cập nhật 28/06)

2. 0 giờ 23 phút tại Bintulu, Malaysia: Diana James, thành viên nghiên cứu dự án dự án trồng rừng của Putra Malaysia University, Bintulu campus ở Borneo, đang đo kích thước của một chiếc răng hàm từ xương sọ của những chú lợn thu thập tại vùng thượng lưu sông Iban. Nghiên cứu giúp xác định xem nguồn thức ăn truyền thống của con người có ổn định sau khi chúng ta tiến hành các công việc khai phá rừng.

(3,10 độ bắc, 113,2 độ đông; 8 giờ 23 phút giờ địa phương; cập nhật 28/06)

3. 0 giờ 26, Maryland, Mỹ: Các dữ liệu thu được từ ống kính viễn vọng được Anton Koekenmoer phân tích tại Viện khoa hoc không gian Maryland. Đây là một phần công việc trong dự án nghiên cứu về nguồn ánh sáng của vũ trụ thủa ban sơ.

4. 1 giờ, Oarai, Japan: Takafumi Aoyama, kỹ sư hat nhân làm việc tại lò phản ứng thực nghiệm JOYO thuộc cơ quan năng lượng nguyên tử Nhật bản đang theo dõi và kiểm tra máy phát hiện phóng xạ hoạt động trên nguyên lý giãn nở do nhiệt áp dụng trong nghiên cứu các phản ứng nhiệt hạch.

(36 độ 19 bắc, 140 độ 36 đông; 10 giờ địa phương)

5. 1 giờ 5 phút, Lillehammer, Norway: Costas Synolakis, Đại học South California, đang làm việc tại Lillehammer dự hội thảo về thảm họa địa chấn. Nhà khoa học này cho biết rất nhiều đoạn video về thảm họa sóng thần năm 2004 cho thấy con người có vẻ bị các đợt sóng tạo sự chú ý. Sáng hôm nay Costas sẽ giới thiệu trước hội thảo về khả năng gây ảo giác của các đợt sóng thần đối với con người.

(61,8 độ bắc, 10,30 độ đông; 3 giờ 5 phút giờ địa phương)

6. 1 giờ 12 phút tại Harima, Japan: Một trong những thiết bị phát tia X mạnh nhất trên thế giới tại Harima không hoạt động và cũng không có chùm điện tử nào trong máy gia tốc ngày hôm nay. Lần chạy tiếp theo vào ngày 25/06. Shigeru Kimura, một trong các cán bộ nghiên cứu tại đây, đang đưa các vị khách đến từ bộ Khoa học Nhật Bản thăm quan các thiết bị của cơ sở nghiên cứu. Đây là một phần trong dự án hỗ trợ phát triển công nghệ nano tại Nhật Bản.

(35 độ bắc, 134,40 độ đông, 10 giờ 12 phút giờ địa phương)

7. 1 giờ 30 phút tại Hà Nội Việt Nam: Nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Hạnh cho TS. Bùi Xuân Nguyên xem các tế bào trứng đã được nuôi cấy 22 giờ. Nguyễn Xuân Hạnh cần những tế bào này cho nghiên cứu nhân bản sao la (Pseudoryx nghetinhensis), loài đặc hữu chỉ sống ở biên giới Việt Nam - Lào và là một trong những loài động vật có vú quý hiếm nhất trên thế giới. Những tế bào trứng của bò có vẻ chưa thích hợp cho thí nghiệm nhưng một vài trứng của trâu đã hình thành các thể cực. Nguyễn VH bắt đầu lấy nhân từ các trứng của trâu trong khi một đồng nghiệp khác chuẩn bị các tế bào từ sao la cho bước chuyển nhân sẽ được tiến hành vào khoảng giữa trưa.

(21,1 độ bắc, 105,30 độ đông, giờ Hà Nội: 8 giờ 30)

8. 2 giờ; Maprik, Papua New Guinea: Ivo Muller đang liên lạc từ Viện nghiên cứu Y học với trưởng phòng John Reeder đang ở Melbourne, Australia về những công việc trong khuôn khổ chương trình quốc tế phòng chống bệnh sốt từng cơn ở trẻ em tại Papua New Guinea. Công tác điều tra thực tế đã bắt đầu nhưng khó khăn nhất vẫn là việc áp dụng các kỹ thuật y học lâm sàng trong điều kiện của những vũng xa xôi hẻo lánh.

(3,38độnam, 143,3độ đông; giờ địa phương: 12 giờ)

9. 2 giờ 55, Bangalore, India: Hai ông bà Rhadhika và Rajesh Sinha đón cô con gái đầu chào đời và vẫn chưa kịp đặt tên cho cô bé khi phóng viên chụp ảnh. Cô bé nặng 3,14 kg được sinh trước 8 giờ (giờ địa phương) tại bệnh viện Manipal và là đứa trẻ thứ 358.522 được sinh ra trong ngày hạ chí. Vào ngày này dân số thế giới ước tính là 6 tỷ 523 triệu 642 ngàn 761 người. Những đứa trẻ sinh tại Ấn độ ước tính sẽ sống khoảng 63,3 năm (ngắn hơn vài năm so với tuổi thọ bình quân chung của thế giới là 67 năm).


(12,58 độ bắc, 77,34 độ đông; giờ địa phương: 7gio55)

Tsukuba, Japan: Tập thể những người làm việc trong đài truyền hình tham dự cuộc họp tại phòng thí nghiệm của Yoshiyuki Sankai (một công việc khác với những ngày khác). Họ đến để nghe và phỏng vấn Sankai, một trong những chuyên gia nghiên cứu robot hàng đầu của Nhật, về ý tưởng chế tạo những cái chân trợ giúp những người cao tuổi như trong những câu chuyện viễn tưởng. Với những ý tưởng độc đáo, Sankai còn được biết đến như một ngôi sao trong lĩnh vực truyền thông.

(36,04 độ bắc; 140,09 độ đông)

10. 11 giờ 55 phút, Canberra, Australia: Hôm nay là ngày công bố chứng nhận vaccin phòng ung thư cổ tử cung (Gardasil) tại Canberra do Ủy ban quản lý và theo các liệu pháp điều trị Úc tiến hành. Trứoc các quan chức và nhân viên của ủy ban, Ian Frazer (chuyên gia nghiên cứu các nhân tố giống virus tại đại học Quensland) phát biểu tại buổi làm việc và khẳng đinh sự quan trọng của chương trình nghiên cứu vaccin này đối với việc bảo vệ sức khỏe.

(35,18 dộ nam, 149,08 độ đông; giờ địa phương: 13 giờ)

11. 3 giờ 15, Newcastle, Australia: Tại trung tâm nghiên cứu năng lượng mặt trời quốc gia, Anne Imenes đang kiểm tra hoạt động của một trong 200 chiếc gương sử dụng cho việc thu nhận năng lượng từ ánh sáng mặt trời. Chương trình thí nghiệm bao gồm cả việc đánh giá năng lượng nhiệt từ mặt trời với một gương phản chiếu sẽ được đặt ở độ cao 17 mét. Việc lắp đạt sẽ diễn ra trong tháng 7.

(32,53 độ nam; 151,44 độ đông; giờ địa phương: 13 giờ 15)

12. 3 giờ 45; Strait of Johor: Juan Walford và đồng nghiệp B.Sivalganathan taih Đại học quốc gia Singapore đang kiểm tra những chú hà mã được nuôi tại trang trại ở bờ biển phía đông đảo quốc. Nghiên cứu này sử dụng những hà mãy như những yếu tố chỉ thị đối với môi trường biển. Sáng hôm nay họ tìm thấy những chú cá đực "mang thai" với một số phôi thai trong phần túi của chúng. Điều này chứng tỏ những chú cá đã đến độ thành thục về tính. Các nhà nghiên cứu đã có thể đưa chúng trở lại biển khơi.

(1,24 độ bắc; 103,58 độ đông; giờ địa phương: 11 giờ 45)


(còn nữa)

Nguyễn Bá Tiếp

Liên kết đến đây