Ngâm tỏi

Từ VLOS
(đổi hướng từ Ngâm Tỏi)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bất kể bạn bảo quản tỏi tươi như thế nào thì sau một thời gian tỏi cũng bị khô và hỏng. Vậy thì, hãy ngâm tỏi để có thể bảo quản lâu hơn. Tỏi ngâm sẽ có mùi vị riêng hơi khác so với tỏi tươi nhưng vẫn còn giữ được mùi vị đặc trưng của tỏi. Cho dù bạn là người nghiện ăn tỏi hay chỉ muốn dùng tỏi để xua đuổi ma quỷ, thì vẫn có thể thực hiện cách ngâm tỏi đơn giản được hướng dẫn trong bài này.

Nguyên liệu[sửa]

Nguyên liệu Cơ bản[sửa]

  • 0.5 kg tỏi khô
  • 300 ml giấm rượu trắng (có thể thay thế bằng giấm táo)
  • 170 ml nước
  • 1 thìa súp muối ăn hoặc muối để ngâm (muối tinh sẽ làm cho nước ngâm có màu đục)
  • 4 trái ớt (tùy chọn, dùng loại đã ngâm càng tốt)
  • Nửa quả chanh
  • 4 lọ có dung tích 500 ml

Nguyên liệu để Ngâm[sửa]

  • 2 thìa súp hạt mù tạc
  • 1 thìa súp hạt tiêu
  • 1 thìa súp đinh hương
  • 1 thìa súp hạt ngò xay
  • 4 nhánh cỏ xạ hương
  • 4 lá nguyệt quế

Các bước[sửa]

Chuẩn bị Dung dịch Ngâm và Tỏi[sửa]

  1. Chuẩn bị lọ để ngâm.Trước khi bắt đầu, bạn cần đảm bảo rằng lọ dùng để ngâm đều sạch khuẩn. Chỉ một vết dơ nhỏ cũng có thể làm hỏng toàn bộ tỏi ngâm, nên bạn cần tiệt trùng chai lọ đúng cách. Sau khi tiệt trùng, hãy để chai lọ lên khăn sạch đặt trên quầy bếp để hong khô.
    • Có lẽ cách dễ nhất để tiệt trùng là rửa lọ và nắp lọ bằng máy rửa chén ở chế độ "tiệt trùng". Nếu bạn không có máy rửa chén hoặc máy rửa chén không có chức năng tiệt trùng, hãy cho lọ và nắp vào nước sôi trong 10 phút để tiệt trùng.
    • Bạn nên dùng đồ gắp sạch hoặc đồ gắp chai lọ để nếu cần phải đụng đến chai lọ đã được tiệt trùng. Vì vi khuẩn có thể xâm nhập khi tay chúng ta chạm vào lọ và nắp.
    • Bạn không nên dùng lọ đựng mứt hoặc kẹo dẻo cũ để làm lọ ngâm, vì chúng không thể bảo quản thức ăn đúng cách. Thay vào đó, hãy chọn lọ có nắp kín gió. Nếu bạn vẫn muốn dùng lọ đựng mứt cũ, bạn sẽ luôn cần phải giữ tỏi ngâm trong tủ lạnh và sử dụng trong vòng 3 tháng.
  2. Cho lọ sạch vào nồi nấu với lửa nhỏ. Bạn có thể chờ lọ nóng trong khi chuẩn bị tỏi và phương pháp ngâm.
  3. Bóc vỏ tỏi. Nếu bạn phải bóc một số lượng lớn tỏi thì bạn sẽ cảm thấy chán nản. Bạn muốn tìm cách bóc vỏ tỏi thật hiệu quả? Có hai cách cơ bản giúp bạn bóc vỏ nhiều tỏi cùng lúc một cách nhanh chóng:
    • Lắc tỏi thật mạnh. Tách củ tỏi thành những tép nhỏ và cho vào một bát kim loại. Úp ngược một bát kim loại khác có cùng kích thước lên tô đầu tiên để đóng kín. Sau đó, giữ chặt bằng hai tay và lắc thật mạnh trong 30 giây. Vỏ tỏi sẽ bung ra hết!
    • Chần tỏi. Cho những tép tỏi vào nước sôi để ngâm trong 30 giây. Lấy tỏi ra và cho ngay vào nước lạnh để giảm nhiệt độ. Bạn sẽ bóc vỏ tỏi ngay trong nước. Vỏ lúc này sẽ trượt ra một cách dễ dàng sau khi được chần.
  4. Chuẩn bị dung dịch ngâm. Bạn sẽ pha nước, giấm và muối trong một cái nồi và ninh nhỏ lửa. Nên nhớ khuấy cho muối tan.
    • Nên dùng nồi bằng thép không gỉ, chất liệu Teflon, sứ hoặc thủy tinh. Không dùng nồi bằng đồng vì quá nhiều đồng trong nước có thể làm cho tỏi chuyển sang màu xanh lá hoặc xanh biển.

Ngâm Tỏi[sửa]

  1. Cho gia vị và rau mùi mà bạn muốn vào lọ. Bốn lọ với nắp kín gió dung tích 500 ml có thể chứa được 0.5 kg tỏi. Trong mỗi lọ, bạn sẽ cho 1/4 lượng gia vị cùng với một nhánh cỏ xạ hương và 1 lá nguyệt quế.
  2. Chia đều tỏi vào lọ. Cẩn thận đừng để quá đầy – vì tất cả tỏi cần được ngập đều trong nước.
  3. Cho đủ dung dịch ngâm tỏi vào từng lọ, sau đó cho thêm một miếng chanh lên mặt để giữ cho tỏi luôn ngập trong dung dịch.[1] Lau sạch dung dịch ngâm còn trên miệng lọ. Đóng nắp lọ thật kỹ nhưng đừng đóng quá chặt. Quá trình làm nóng và làm lạnh sẽ khiến cho lọ kín khí.
  4. Đun lọ tỏi ngâm. Tăng nhiệt độ của nồi đun lọ để nước sôi dần. Cho lọ tỏi ngâm vào nồi bằng đồ gắp chai lọ.
    • Cho thêm nước sôi vào nồi đun nếu cần để tăng mực độ nước lên 2.5 cm ngang bằng với miệng lọ.
    • Đặt lọ trên một khay kim loại ở đáy nồi đun. Vì lọ có thể bị vỡ khi nhận nhiệt trực tiếp từ đáy nồi.
  5. Để lọ trong nồi đun với lửa nhỏ khoảng 15 phút. Quy trình làm nóng và sau đó làm giảm nhiệt độ sẽ tạo ra một cái khóa chân không ngay miệng lọ, giúp bảo quản tỏi.
  6. Lấy lọ ra khỏi nước sôi và làm giảm nhiệt độ hoàn toàn. Bạn nên cẩn thận để không làm nghiêng lọ khi lấy ra. Đảm bảo lọ được đóng kín đúng cách bằng những mẹo sau:
    • Sau khi lọ đã được làm nguội, ấn vào phần giữa của nắp lọ để xem nắp có bị lõm vào không. Nếu có thì có chưa được đóng kín đúng cách.
    • Đun lại những lọ tỏi ngâm chưa được đóng kín nếu bạn chưa thể ăn hết ngay được. Dùng nắp mới để đóng lọ và tiếp tục đun thêm 15 phút.

Lời khuyên[sửa]

  • Tỏi ngâm có thể chuyển sang màu xanh biển hoặc xanh lá nếu tỏi chưa chín muồi hoặc chưa đủ khô. Các loại tỏi da đỏ cũng có thể chuyển sang màu xanh biển hoặc xanh lá khi được ngâm. Việc tỏi thay đổi màu sắc không có nghĩa là tỏi bị hỏng và tỏi vẫn có thể ăn được.

Cảnh báo[sửa]

  • Nếu sau khi bạn đã đun lọ tỏi và khi mở nắp lọ thì không nghe tiếng xì từ phần chân không ngay miệng lọ, thì không nên ăn thức ăn ở trong lọ. Điều này có nghĩa là thức ăn chưa được ngâm đúng cách và có thể gây ngộ độc.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây