Ngòi bút nano và mực phân tử

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Fraser Stoddart và các cộng sự tại Northwestern University bang Illinois (Mỹ) vừa công bố kết quả nghiên cứu sử dụng mũi nhọn của kính hiển vi lực nguyên tử như là một ngòi bút có thể vẽ các đường hẹp đến 50 nano mét.

"Mực" dùng cho các ngòi bút được tạo ra do phản ứng tạo liên kết giữa nhóm azide (-N - N+ - N-) và alkyne (chứa các liên kết C≡C).

Ngòi bút và mực nano từ mũi nhọn của kính hiển vi lực nguyên tử và dung dịch tạo liên kết giữa nhóm azide (-N - N+- N-) và nhóm alkyne (mang liên kết C≡C)

Mũi nhọn của kính hiển vi lực nguyên tử khi được bao bọc bởi đồng có tác dụng như một chất xúc tác dạng cứng cho quá trình hình thành liên kết trên. Hơn nữa, do khả năng dịch chuyển , mũi nhọn này có thể vẽ các đường thẳng có kích thước nano.

Với công nghệ này các nhà nghiên cứu có thể tạo các dãy phân tử sinh học với độ hẹp 50 nano mét trên mặt phẳng.

Một công nghệ tương tự dùng "mực" chứa đồng nhưng chỉ có thể vẽ các đường thẳng có độ hẹp 300 nano mét.

Liên kết đến bài báo [1]

Nguyễn Bá Tiếp, 22/05/09

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này