Ngăn chặn sự phát triển lông cơ thể

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Lông mọc ở những vị trí khiến bạn thấy xấu hổ? Hay lông cơ thể mọc dày hơn bình thường? Lông mọc quá nhiều hoặc ở vị trí không mong muốn là vấn đề mà không chị em phụ nữ nào muốn gặp phải. Dù lông mọc ở những vị trí thông thường như chân, hay vị trí không thường gặp như mặt hoặc lưng, thì bạn vẫn có thể giúp ngăn sự phát triển của lông bằng nhiều phương pháp điều trị và cả nguyên liệu tự nhiên.

Các bước[sửa]

Áp dụng phương pháp truyền thống[sửa]

  1. Bắt đầu tẩy lông bằng sáp. Tẩy lông bằng sáp (Wax) có thể gây đau đớn nhưng khá hiệu quả trong việc giảm lông cơ thể. Vì lông được loại bỏ từ gốc rễ nên khi mọc lại sẽ mỏng hơn, nhỏ hơn và chậm mọc hơn. Bạn có thể mua sáp tẩy lông để tự tẩy lông tại nhà hoặc đến spa/salon để được chuyên gia dùng sáp tẩy lông.
    • Có 2 loại sáp tẩy lông khác nhau. Nếu tẩy lông tại nhà, bạn cần dùng sáp cứng cho vùng da nhạy cảm như mặt, vùng da dưới cánh tay và “vùng kín”. Sáp mềm dùng cho những vị trí ít nhạy cảm hơn như chân, lưng, ngực và cánh tay. Bạn có thể mua sáp để đun nóng bằng lò vi sóng và miếng vải lột lông ở hầu hết các cửa hàng và siêu thị. Hoặc bạn có thể mua miếng dán tẩy lông sẵn nếu không muốn tự đun chảy sáp.
    • Nhược điểm chính của phương pháp tẩy lông bằng sáp đó là chỉ nên thực hiện 30 ngày một lần. Nghĩa là lông cơ thể phải được để cho mọc trong từng đó thời gian. Ban đầu sẽ hơi khó chịu, đặc biệt là ở vùng da có lông. Nhưng dần dần, lông sẽ chậm phát triển và không hiện rõ như trước. [1]
  2. Cạo lông. Nếu lông vẫn mọc quá nhiều, bạn có thể thử cạo lông. Mặc dù nhiều người cho rằng cạo sẽ khiến lông mọc dày và nhanh hơn trước nhưng không có bằng chứng khoa học nào chứng minh. Cạo lông sẽ giúp giảm số lượng lông trong khi chờ áp dụng các phương pháp khác.[2]
    • Cạo lông có thể gây kích ứng. Nếu cạo lông, bạn cần thoa thật nhiều kem lên vùng da cần cạo để làm nở nang lông và giảm kích ứng da.
  3. Dùng kem tẩy lông. Kem tẩy lông là kem hóa học giúp làm tan sợi lông khi thoa. Kem tẩy lông từng có mùi rất hôi và làm rát da khi thoa nhưng sự cải tiến trong những năm gần đây đã giúp chúng có mùi dễ chịu hơn và không còn kích ứng da. Kem tẩy lông, ví dụ như Nair, làm tan sợi lông trên da. Mặc dù lông mọc lại nhanh hơn so với phương pháp tẩy lông bằng sáp nhưng sẽ mỏng hơn và sáng màu hơn nhờ đặc tính tẩy trắng của kem.
    • Phương pháp này ít đau hơn nhiều so với tẩy lông bằng sáp và không gây kích ứng da, không khiến lông mọc nhiều như phương pháp cạo.
    • Bạn có thể mua kem tẩy lông được thiết kế chuyên biệt cho từng vùng da trên cơ thể như mặt, “vùng kín” và chân.[3]

Giảm lông mọc một cách tự nhiên[sửa]

  1. Uống trà húng lủi. Nghiên cứu cho thấy uống trà húng lủi có thể giúp giảm nồng độ androgen trong đường máu của nữ giới (androgen là testosterone nam giới và là một trong những nguyên nhân chính khiến lông mọc nhiều). Bạn có thể mua trà húng lủi hoặc lá húng lủi tươi. Uống trà 2 lần mỗi ngày trong vài tuần để giúp giảm sự phát triển của lông.[4][5]
  2. Ăn nhiều chế phẩm từ đậu nành. Chế phẩm từ đậu nành giúp tăng nồng độ estrogen trong cơ thể, cân bằng androgen - hormone nam giới - trong cơ thể. Vì androgen kích thích lông mọc nên việc giảm hoặc cân bằng hormone này sẽ giúp lông mọc ít hơn. Bạn có thể thử kết hợp chế phẩm từ đậu nành như đậu Edamame, sữa đậu nành hoặc bánh Burger đậu nành vào bữa ăn hàng ngày. Lông sẽ dần mọc ít đi.[6]
  3. Dùng mặt nạ bột Gram và sữa đông. Để giảm lông cơ thể, bạn có thể thử đắp mặt nạ bột Gram (hay Besan) với sữa đông. Đong 1 thìa và 1 nhúm nghệ. Trộn cùng với 1 thìa sữa đông. Thêm nước để tạo hỗn hợp đặc. Mát-xa hỗn hợp lên da và để khô. Sau đó, nhẹ nhàng chà cho hỗn hợp rơi xuống. Thực hiện cách này mỗi ngày một lần có thể giúp giảm số lượng và sự xuất hiện của lông cơ thể.[5]
    • Có thể thay nước bằng sữa chua hoặc kem tươi. Hỗn hợp sẽ đặc hơn nhưng vẫn dễ dàng thoa lên da. Nguyên liệu từ sữa sẽ cung cấp dưỡng chất giúp giảm lông mọc hiệu quả hơn.[6]
  4. Thử dùng đá bọt (đá Pumice). Khi đang tắm, bạn có thể dùng đá bọt ướt chà nhẹ lên vùng da có lông theo chuyển động tròn. Ma sát sẽ giúp làm nở nang lông và khiến lông rơi ra. Ban đầu, lông sẽ không rơi hết ra mà chỉ rơi một ít. Một ưu điểm nữa là số lượng sợi lông mọc ra sẽ dần giảm theo thời gian.
    • Dưỡng ẩm cho da sau khi tắm để giảm kích ứng và cảm giác khó chịu.[5]
    • Cần đảm bảo chỉ được chà nhẹ lên da. Chà đá lên da quá mạnh có thể gây kích ứng và xước da.
  5. Dùng hỗn hợp đường và chanh. Trộn 2 thìa đường với 2 thìa cà phê nước cốt chanh, 1/2 cốc nước. Thoa hỗn hợp lên da và lông theo chiều lông mọc. Để 15 phút rồi rửa sạch. Thử cách này vài lần mỗi tuần để ngăn lông mọc.
    • Chanh có đặc tính tẩy trắng tự nhiên nên có thể giúp làm sáng màu sợi lông và sáng màu da.
    • Nếu đường chà xát quá mạnh lên da, bạn có thể thay bằng mật ong. Nếu dùng mật ong, bạn không cần trộn cùng nước và chỉ cần dùng tăm bông Q-tip hoặc bông gòn để thoa hỗn hợp mật ong với nước cốt chanh lên mặt.[5]
  6. Tạo sáp tẩy lông tại nhà. Trộn 1 thìa mật ong với 1 thìa cà phê nước cốt chanh, 1 thìa cà phê đường. Đun nóng hỗn hợp trong lò vi sóng khoảng 3 phút hoặc đến khi tạo thành sáp đặc. Chờ hỗn hợp đủ nguội để không làm bỏng da. Rắc bột ngô hoặc bột mì lên vùng da cần tẩy lông để giúp sáp dính vào sợi lông. Sau đó, dùng phới hoặc dao phết bơ để phết hỗn hợp sáp lên lông theo chiều lông mọc. Tiếp theo, xếp một lớp vải lên trên và ấn nhẹ. Kéo miếng vải ngược chiều lông mọc. Lặp lại với toàn bộ vị trí có lông mọc. Dần dần, lông sẽ mọc ít hơn, nhạt màu đi và ít thô cứng.
    • Tẩy lông bằng cách này khi lông đủ dài để dính sáp, thường là khoảng 30 ngày.[6][7]
    • Đảm bảo không để sáp làm bỏng da. Ban đầu sáp sẽ nóng nên bạn cần chờ sáp đủ nguội rồi mới thoa lên da.

Tìm hiểu các phương pháp khác[sửa]

  1. Uống thuốc tránh thai. Nếu lông mọc do bệnh lý như chứng rậm lông hoặc hội chứng buồng trứng đa nang, bạn có thể uống thuốc tránh thai để giảm lông mọc. Hai bệnh lý này khiến cơ thể sản sinh quá nhiều androgen nên thuốc tránh thai được dùng để giảm sản sinh androgen trong cơ thể. Nồng độ androgen giảm sẽ làm chậm quá trình mọc lông và giúp lông mịn hơn, mềm hơn trước. [8][9]
    • Tham khảo ý kiến bác sĩ về tình trạng lông mọc liên quan đến các bệnh lý này. Nếu không mắc bệnh, bạn không nên uống thuốc tránh thai để giảm lông mọc, trừ khi được bác sĩ kê đơn.
  2. Cân nhắc phương pháp điện phân. Điện phân là quy trình đưa kim nhỏ vào nang lông và kim nhỏ này được nối với dòng điện. Điện phân sẽ gây tổn thương cho sợi lông ở cấp độ nang, nhờ đó giảm lông mọc ở vị trí được tiến hành điện phân. Phương pháp này thường phù hợp ở vùng lông mọc nhỏ hoặc cũng dùng được cho vùng lông lớn nhưng cần điều trị nhiều lần. Bạn nên tìm đến chuyên gia có kinh nghiệm và lưu ý rằng phương pháp điện phân tương đối tốn kém.
    • Nếu mắc hội chứng buồng chứng đa nang hoặc chứng rậm lông, phương pháp điện phân sẽ giúp ích trong thời gian đầu nhưng sau đó lông vẫn sẽ mọc lại.[8][9]
  3. Tẩy lông bằng tia laser. Tẩy lông bằng laser là phương pháp hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn và hiệu quả kéo dài hơn phương pháp điện phân. Thông thường, bạn cần điều trị 4-6 lần, cách nhau 4-6 tuần để tẩy sạch lông. Trong quy trình tẩy lông bằng laser, lông cơ thể sẽ dần mọc ít đi. Bác sĩ da liễu và chuyên gia về da có thể tiến hành tẩy lông bằng laser nhưng bạn cần lưu ý rằng phương pháp này khá tốn kém. [9]
    • Bạn có thể tạm thời ngăn lông mọc tại một số vị trí bằng phương pháp tẩy lông bằng laser. Mặc dù vậy, lưu ý rằng lông vẫn sẽ mọc lại ở người mắc chứng rậm lông hoặc hội chứng buồng trứng đa nang.[6]
  4. Thử dùng kem dạng thuốc. Có một số loại kem kê đơn chứa thuốc có khả năng giúp giảm lông mọc. Những sản phẩm này, ví dụ như Vaniqa, sẽ giúp giảm lượng lông mọc ở mặt và cổ đối với nữ giới. Kem sẽ ngăn chặn quá trình sản sinh một loại enzyme tự nhiên trong da khiến lông mọc. Hiệu quả này giúp lông mọc chậm lại và khiến lông mỏng hơn, sáng màu hơn.[10][9]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]