Nguyên lý của sự hoà tan và chất độc
3. Nguyên lý của sự hoà tan và chất độc (MR)
Nếu năng lượng làm cho một cấu trúc co lại, thì cấu trúc đó sẽ dãn ra khi nguồn năng lượng đã làm nó co lại bị thoát ra ngoài. Việc một cấu trúc bị mất năng lượng có thể có nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân đó là sự hoà tan. Sự hoà tan là qúa trình làm thoát nguồn năng lượng đã tạo ra một hoặc nhiều cấu trúc vật chất bởi những tác động vật lí của những cấu trúc vật chất khác, mà kết quả là những cấu trúc bị mất năng lượng bị tan rã, các thành viên tham gia vào cấu trúc trở về trạng thái ban đầu như trước khi tham gia vào cấu trúc. Nói chung, sự hoà tan xuất hiện với các cấu trúc vật chất có mối liên kết vật lí, và nguyên lí của sự hoà tan là việc làm suy giảm mức năng lượng tạo ra liên kết vật lí trong các cấu trúc vật chất bởi tương tác vật lí của các cấu trúc vật chất khác. Thông thường, các cấu trúc vật chất khác thể hiện dưới dạng chất lỏng và được gọi là dung môi. Xét theo cấp độ phân tử ( hoặc có thể là nguyên tử) thì các phân tử của dung môi là các cấu trúc vật chất. Sự tương tác vật lí thể hiện ở việc các cấu trúc thực hiện tương tác không bị thay đổi cấu trúc, còn các cấu trúc bị tương tác sẽ bị tan rã. Ở mức độ tương tác thấp hơn, các cấu trúc tương tác bị mất năng lượng nhưng chưa đến mức bị tan rã thì thể tích của chúng tăng lên do khoảng cách giữa các thành viên của chúng dãn rộng .
Do lực liên kết vật lí giữa các thành viên trong cấu trúc phụ thuộc vào hai yếu tố là mức năng lượng liên kết và khoảng cách giữa các thành viên , cho nên cũng có hai cách làm tan rã cấu trúc liên kết vật lí, đó là làm giảm năng lượng liên kết hoặc làm tăng khoảng cách giữa các thành viên. Nguyên lí của sự hoà tan chỉ áp dụng cho việc làm tan rã các cấu trúc vật chất bởi những cấu trúc vật chất khác tác động lên chúng và làm suy giảm năng lượng của chúng. Từ đây, chúng ta có khái niệm về chất độc. Chất độc, với định nghĩa chung nhất, là những cấu trúc vật chất mà dưới tác động vật lí của chúng, có một hoặc một số cấu trúc khác bị suy giảm năng lượng liên kết, làm cho các chất này bị thay đổi trạng thái, tính chất và có thể bị tan rã, bản thân chất độc sau khi thực hiện tác động cũng có thể bị thay đổi trạng thái, tính chất, khả năng tương tác hoặc biến đổi cấu trúc, nhưng không thay đổi cấu trúc cơ bản. Trong trường hợp do hấp thụ nhiều năng lượng mà chúng tạo ra những cấu trúc mới thì chúng cũng có thể trở thành đối tượng của sự hoà tan hay đối tượng của chất độc, kể cả chất cùng dạng với chúng.
Một đặc điểm quan trọng của các cấu trúc vật chất chịu sự tác động của chất độc là chúng có khả năng phục hồi cấu trúc (có thể không giống ban đầu), trong khi đó ,tác động hoá học làm mất khả năng này ở cả cấu trúc tác động và cấu trúc bị tác động. Điều này rất có ý nghĩa khi chúng ta muốn thay đổi một vài tính chất nào đó của một số cấu trúc hay khôi phục lại cấu trúc đã bị chất độc làm tan rã, vấn đề là ở chỗ làm việc đó bằng cách nào. Khi bị dị ứng nổi mề đay chúng ta có thể bôi nước hoa lên các nốt dị ứng. Bệnh nhân hen suyễn lên cơn thì họ có thể dùng thuốc xịt vào cổ họng. Đó là những phương pháp phục hồi lại cấu trúc vật chất. Nhưng chất độc có rất nhiều loại, do đó cũng có rất nhiều phương pháp cần tìm để đáp ứng cho từng trường hợp cụ thể.