Nhà Tần và nước Nam Việt

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Nhà Tần và nước Nam Việt

Sách cổ Trung Hoa những đoạn nói về cuộc tiến quân của nhà Tần xuống phía nam và hình thành nước Nam Việt là trang sử ‘lộn sộn’ nhất , tiền hậu bất nhất năm tháng lung tung ...., Sử ký –Tư mã thiên , Hán thư- Ban cố và tư liệu lịch sử Việt Nam chẳng ai giống ai .

- Lãnh thổ đế quốc Tần lúc Thủy hoàng lên ngôi năm -221 được Sử ký xác định :

Đất đai chạy dài phía đông đến biển và đất Triều Tiên,phía tây đến Lâm Thao,Khương Trung,phía nam đến miền cửa nhà quay mặt quay mặt về hướng bắc

(4),phía bắc lấy Hoàng Hà làm biên giới và men theo Âm Sơn đến tận Liêu Đông.Sai dời các nhà hào khí trong thiên hạ đến Hàm Dương tất cả mười hai vạn nhà.

- Chú thích (4).Tức là Nhật Nam(miền Quảng Nam). Ý nói miền phía Nam mặt trời cố nhiên phải mở cửa về phía bắc mới có mặt trời.

- Như vậy rõ ràng ranh giới phía nam đế quốc Tần đã gói gọn đất Lạc Việt , phía bắc ranh giới là Hoàng hà .

- Nhưng lại Cũng sử ký đã chép :

Năm thứ 33 ( -214), Thủy Hoàng đưa những người thường trốn tránh, những người ở rể và những người đi buôn bán đánh lấy đất Lục Lương, lập thành Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải; cho những người bị đi đày đến đấy canh giữ. Ở phía tây bắc, đánh đuổi Hung Nô từ Du Trung dọc theo sông Hoàng Hà đi về đông đến Âm Sơn tất cả 34 huyện, xây thành trên sông Hoàng Hà để làm giới hạn. Lại sai Mông Điềm vượt sông Hoàng Hà lấy đất Cao Khuyết, Đào Sơn, Bắc Giã, xây đình và thành lũy ở đấy để đuổi người Nhung và đưa những người bị đày đến đấy để ở và lần đầu những nơi này trở thành huyện. Cấm không được thờ ( ...)

-Chỉ đoạn trên - đọan dưới Sử ký đã tự mâu thuẫn .

Xin lưu ý đoạn ‘xây thành trên sông Hoàng Hà để làm giới hạn. Lại sai Mông Điềm vượt sông Hoàng Hà lấy đất Cao Khuyết, Đào Sơn, Bắc Giã....’  ; đất Cao khuyết , Đào sơn , Bắc giã ...là chỗ nào thì các sử gia Tàu toàn quyền ấn định , còn ý nghĩa câu : xây thành trên sông Hoàng Hà để làm giới hạn. Lại sai Mông Điềm vượt sông Hoàng Hà...thì qúa rõ không thể hiểu khác được .

Năm Thủy hoàng cho tiến quân xuống phương nam cũng không sách nào giống sách nào , Sử ký viết là -214 , sách khác chép là -217 , -219....tư liệu lịch sử Việt ghi là -218.

Về Địa danh cũng lung tung không kém...chỗ thì ghi là quân nhà Tần đánh lấy Lục Lương , sách khác ghi Dương Việt , khác nữa là Lục dương..., Việt nam sử lược của Trần trọng Kim thì chỉ rõ là miền Lĩnh nam..., gọi là chỉ rõ vì Địa danh Lĩnh nam đã được xác định không cần bàn cãi còn : Lục Lương – Lục Dương – Dương Việt thì đã ai dám chắc là chỗ nào trên bản đồ ...?

Có thể nào Lục Lương là từ ký âm của Lạc Long trong tiếng Việt tức đất Giao chỉ ?

Lục Dương là biến âm của Lạc Dương ? Lạc là Lạc ấp ,dương chỉ phương đông ( theo dịch học ) là nơi Chu công xây kinh đô phía đông của nhà Chu ?

Còn đất Dương Việt có lẽ là đất của cộng đồng người Dương Việt ở Giang tây ngày nay , thời Chiến quốc là đất của nước Ngô .

Như vậy thầy trò Triệu Chính – Đồ Thư đánh chiếm nơi nào ?

Trong 3 địa danh này khả dĩ nhất là Dương Việt vì trong danh sách Lục quốc đã bị Tần thôn tính trước khi Thủy hoàng kên ngôi không có nước Ngô và Việt , Lục Lương- Lạc Long là vùng Bắc hộ đã nằm trong biên giới Tần rồi ( Sử ký đã dẫn trên) còn Lạc Dương đông đô nhà Chu thì càng vô lý hơn .

Tiếp theo xin dẫn 1 đoạn trong sách sử Việt :

“Năm 218 trước công nguyên, Tần Thuỷ Hoàng huy động 50 vạn quân chia làm 5 đạo đi chinh phục Bách Việt. Để tiến xuống miền Nam, đi sâu vào đất Việt, đạo quân thứ nhất phải đào con kênh nối sông Lương (vùng An Hưng, Trung Quốc ngày nay) để chở lương thực. Nhờ vậy, Đồ Thư thống lĩnh đã vào được đất Tây Âu, giết tù trưởng, chiếm đất rồi tiến vào Lạc Việt. Thục Phán được các Lạc tướng suy tôn làm lãnh tụ chung chỉ huy cuộc kháng chiến này. Khi Đồ Thư đem quân tiến sâu vào đất Lạc Việt, Thục Phán lãnh đạo nhân dân chống giặc . Quân Tần đi đến đâu, Nhân dân Việt làm vườn không nhà trống đến đó. Quân Tần dần lâm vào tình trạng thiếu lương thực trầm trọng. Khi quân Tần đã kiệt sức,vì thiếu lương , thì Quân dân Việt, do Thục Phán chỉ huy, mới bắt đầu xuất trận. Đồ Thư đã phải bỏ mạng trong trận này. Mất chủ tướng, quân Tần hoang mang mở đường tháo chạy về nước. Sau gần 10 năm kháng chiến, nhân dân Âu Việt – Lạc Việt giành được độc lập. Thục Phán củng cố và xây dựng lại đất nước.”

Năm -257 Thục Phán đã là An dương vương vua nước Âu Lạc vậy mà sao sau năm -218 Tây âu còn tù trưởng ? đọc đoạn sử trên ta có cảm giác Tây Âu và Lạc Việt là 2 phần rời chẳng dính gì tới nhau cả , kinh dị hơn khi quân của Đồ thư tiến vào đất Lạc Việt thì đương kim hoàng thượng An Dương vương được các Lạc tướng bầu làm thủ lãnh để lãnh đạo cuốc kháng chiến chống quân xâm lược  ? các tướng lãnh suy tôn vua làm thủ lãnh ....không biết ….viết sử kiểu gì kỳ khôi vậy nữa .

Cứ theo tư liệu của viện nghiên cứu sử học Việt nam này thì năm -207 ( 10 năm kháng chiến .đã dẫn ở trên ) Đồ thư chết và quân Tần vắt giò lên cổ chạy về ....Tần như vậy làm sao Triệu Đà có thể đánh chiếm sáp nhập nước của An Dương vương để lập nước Nam Việt năm -206 hay -207 ( theo sử Tàu) năm -208 (theo Trần trọng Kim) được ? Sách Tàu viết nhà Tần bình định xong miền lĩnh nam vào năm -214 tức 7 năm trước khi tướng Đồ thư chết Nhâm ngao lên thay ...?

Về danh hiệu của nhân vật tên Đà cũng lắm điều phải bàn :

Trước khi lên ngôi Sử ký gọi ông ta là Úy Đà  ; trong quan chế nhà Tần quan úy là quan trông coi 1 quận cả về quân sự lẫn hành chánh , đã gọi là úy Đà mà lại.... là huyện lệnh huyện Long xuyên....cũng như bây giờ ta nói ông tỉnh trưởng Nguyễn văn Đà là quận trưởng quận Long xuyên ...thực chẳng ra đầu ra đuôi gì cả ; còn nói ông ta là quan úy quận Nam hải ....cũng không có lý vì chiếu bổ nhiệm Triệu Đà làm quan úy quận Nam hải là chiếu giả do Nhâm Ngao tự làm ., đã biết chắc như thế thì với quan niệm ‘chính danh’ không bao giờ Tư mã thiên cho tên ‘úy’ Đà vào sách sử Trung Hoa . Thêm 1 điều vô lý nữa : Triệu Đà vốn là danh tướng của Tần thân làm phó Soái cho cuộc viễn chinh cả nửa triệu quân vậy mà sau khi thắng lợi toàn diện ....lại ‘bị’ bổ nhiệm làm 1 huyện lệnh nho nhỏ ? hay là ông ta bị kỷ luật giáng cấp mà sử không ghi lại ?

Dã sử Việt lồng cuộc xâm chiếm Âu - Lạc của Triệu Đà năm -208 vào câu truyện tình lâm ly bi đát Trọng thủy- Mỵ châu .... kết cuộc của truyện là An Dương vương mất nước .... cầm sừng văn tê 7 tấc theo thần Kim quy đi vào biển ...còn Sử ký Tư mã thiên thì chỉ viết mỗi dòng gọn lỏn (Triệu Đà...)“đem đồ đạc của cải đút lót các nước Mân Việt, Tây Âu Lạc để bắt họ lệ thuộc theo mình....”...như vậy là đâu có đánh đấm gì... ?

Trước đó cũng Sử ký viết ... “dần dần ông dùng hình pháp giết các trưởng lại do nhà Tần đặt ra, dùng những người đồng đảng để thay thế. Khi nhà Tần đã bị tiêu diệt, Đà lập tức đánh chiếm lấy cả Quế Lâm, Tượng Quận, tự lập làm Nam Việt Vũ Vương”.

2 đoạn trích trên đã chỉ rõ đất Âu-lạc và Tượng quận là 2 nơi khác nhau , điều này bác bỏ hoàn toàn thuyết cho Đất Việt ngày nay là Tượng quận. Xưa .

Mới đây thời điểm Triệu Đà chiếm Âu Lạc được các nhà Sử học Việt Nam điều chỉnh lại là -178 chứ không phải -208 như sử Trước đây đã ghi Nhưng như thế cũng không ổn...vì Khi Thục Phán đánh bại vua Hùng lập nên nước Âu Lạc năm -257 thì ít nhất tuổi cũng trên 20 , ở ngôi tròn 80 năm như thế tính ra lúc mất nước vào tay Triệu Đà thì đã hơn 100 tuổi , con gái Mỵ Châu của ‘cụ’ chắc cũng chỉ đôi mươi vì ngày xưa ...nữ thập tam,nam thập lục ..như vậy cụ sinh Mỵ châu ở tuổi khoảng 80....vậy mà vẫn còn thua Triệu Đà xa...tính ra ông ta sống đến 121 tuổi.,,,toàn những con số mà y học hiện đại còn ...đang mơ.

Còn ...chiếu theo Sử ký Tư mã thiên thì ít nhất là từ năm -221 ( Sử ký đã trích dẫn ở trên ) đất Tần đã đến miền Bắc hộ thì làm gì còn Âu –Lạc cho Triệu Đà đánh chiếm ..?

Sách vở đã thế đến khi tìm được mộ Văn đế nước Nam Việt còn rối tinh mù hơn...

‘Văn đế hành tỉ’ đã khẳng định câu ‘Man di đại trưởng lão....’ trong sử Tàu là hoàn toàn láo khoét , Và ...thật ngộ nghĩnh tên của Văn đế là Triệu Muội hay Triệu Mạt ...là ‘vua lậu’ không hề có trong ‘danh sách’ vua Nam Việt , thật nực cười khi ....những nhà ‘khoa học’ trung quốc sau cả năm tranh cãi mới ‘phát hiện’ ra chữ ‘Muội’ bính âm đọc gần giống chữ ‘Hồ’ và...như vậy là....coi như xong...đã tìm thấy mộ Triệu Hồ vua thứ 2 của Nam Việt .... không phải vua lậu .. như đã tưởng .

Ông trưởng đoàn khai quật và nghiên cứu đã ‘phát biểu’:.... trong trường hợp này ....nhà nghiên cứu chuyên nghiệp cũng giống như người nghiệp dư ....vì tất cả chỉ là ...suy đoán ( chính xác phải nói là đoán mò...).

Chính sự ‘rối loạn’ thông tin đã chỉ ra : đây là thời kỳ bất thường của lịch sử .

Sự dối trá dù tinh vi đến đâu sớm muộn gì cũng bị vạch mặt ...nhưng tìm ra cái sai đã khó , tìm được cái đúng để lấp vào còn khó hơn nhiều .....lắm khi cơ hồ như trở thành bất khả ...

Nhà nghiên cứu Nguyễn cung Thông cho là trong Triệu Mạt thì Mạt là chữ Nôm viết chữ ‘một’ trong Việt ngữ , đây là ý kiến rất hay là hướng nghiên cứu rất sáng tạo và nhiều triển vọng , Triệu là từ ‘Chậu’ trong tiếng Thái –Lào , là từ ‘chủ-chúa’ trong tiếng Việt , Triệu Mạt nghĩa là vua hay chúa thứ nhất ., rất có thể Văn đế chính là vua khai sáng nước Nam Việt ; Đà không phải là tên người mà là tên đất , chính xác là đất Đào hay Thao là biến âm của Thiêu đồng nghĩa với Đốt –cháy chỉ hướng quẻ ly –lửa tức hướng nóng , Đào=hồng , hồng cũng là lửa , Triệu Đà hay Tha chính xác là Triệu Đào hay Triệu Thiêu ; nghĩa chúa đất Đào hay đất Thiêu mà thôi .

Triệu Đà xưng là Nam Việt vũ vương hay Nam Việt vũ đế ; Nam Việt Vũ chỉ nghĩa là vua Nam Việt , vương và đế là thừa như lỗi núi Thái sơn , sông Hồng hà...thường gặp .

Rất có thể : Nam Việt vũ , Triệu Đà và Văn vương Triệu Mạt chỉ là 1 nhân vật , chính là vua khai sáng cũng là vua đầu tiên của nước nam Việt mà lãnh thổ là đất Đào hay Thiêu .

Có những việc rất dễ nhưng vô cùng quan trọng mà ‘người ta’ không chịu làm như xét nghiệm ADN bộ hài cốt của Văn đế xem lai lịch dòng giống ông ta ra sao ? là người Mongoloit hay Nam mongoloit tức gốc Đại Hán hay Bách Việt ( hay đã làm rồi nhưng thấy ...kẹt nên ...?) , Văn minh Nam Việt đích thị là văn minh Việt rồi vật chứng rành rành không thể cãi được nữa nhưng còn vua Nam Việt chiếu theo sử là người Hán , quê Chân Định ở Hà Bắc ngày nay tức chính dòng Mongoloit....nhưng cũng có người nói ‘bừa’ trong Sử thuyết họ HÙNG :Chân định còn gọi là Chân đăng là vùng Tứ xuyên ngày nay , người ở đấy thuộc dòng Quỳ Việt hay Cửu Việt nghĩa là Việt phía tây như thế xét theo nhân chủng học là thuộc dòng Nam mongoloit tức Nam á hoặc Indonesien cùng là con rồng cháu tiên cả ....; mong mỏi chơi vậy thôi chứ với những nhà nghiên cứu Trung quốc thì luôn luôn ....sự thật ...rất xa tầm tay với .

Phần số của Nam Việt vũ vương triệu Đà cũng hẩm hiu lắm . Sử Tàu thì xếp ông ta vào diện ‘nghịch tặc’ ly khai mẫu quốc , sử Việt thì chưa rõ ràng ...còn đang bàn ; một phái thì coi ông ta là vì vua khai quốc của người Việt ; là người làm rạng rỡ khiến phương nam trở nên hùng tráng sánh ngang với phương bắc , nhưng phái khác lại cho ông ta là tên xâm lược đầu tiên mở màn cho ngàn năm nô lệ khổ đau của dòng giống Việt ....

Nhờ cái nhìn xuyên suốt từ cội nguồn Sử thuyết họ Hùng đặt Nam Việt vũ vương Triệu Đà vào đúng vị trí xác thực trong dòng lịch sử  : Đời Hùng vương thứ 17 ; Hùng Triệu vương – Cảnh Triệu lang hay Cảnh Thiều lang ...; bước đầu là vậy song những thông tin về thời kỳ lịch sử này còn rất nghèo nàn ; vẫn đang trong ....công đoạn đi tìm và xác minh ; công việc này chỉ với sức lực của 1 người thì không thể nào làm nổi ...biết đến ngày nào mới song suôi để mọi người có thể biết 1 cách chính xác và rõ ràng về ông vua và triều đại rất đỗi gian truân trong dòng lịch sử này .