Nhìn lại 30 giây hình ảnh Việt Nam trên CNN!
19h45’ (GMT+7) ngày 10/10/2007, đoạn phim quảng bá du lịch Việt Nam được phát sóng lần đầu tiên trên kênh truyền hình nổi tiếng của Mỹ - CNN. Hơn 2/3 thời gian thực hiện hợp đồng đã trôi qua. Hình ảnh của một đất nước Việt Nam tươi đẹp đã được đều đặn “lên sóng” trong suốt hơn 8 tuần qua. CNN đã làm tốt phần việc của mình, còn đoạn clip, liệu có “hoàn thành sứ mệnh” của mình?
Clip True Vietnam được phát sóng trên CNN
1 giây trị giá bao nhiêu?
Đây cũng là lần đầu tiên chúng ta hợp tác với kênh truyền hình CNN. Về phía CNN, hợp đồng này đã mang lại doanh thu cho họ. Tuy nhiên, cái được hơn cả chính là CNN nói chung và đoàn làm phim nói riêng đã được có một cơ hội thực sự để khám phá “vẻ đẹp tiềm ẩn” của Việt Nam. Cũng nhờ có đoạn clip này mà sẽ có thêm nhiều người Việt biết và quan tâm đến kênh truyền hình này. Đó là cái lợi nhuận mà CNN không thể tính được bằng tiền.
Với chúng ta, tuy phải trả một giá khá cao để đưa được 30 giây hình ảnh đất nước đó đến với thế giới qua truyền hình CNN, nhưng là thành công không chỉ riêng của ngành du lịch mà là của cả đất nước. Nói vậy có quá không? Tôi nghĩ là không, bởi một lẽ giản đơn rằng thế giới biết quá ít về Việt Nam, hay đúng hơn chúng ta đã không làm được nhiều để đưa Việt Nam ra thế giới.
Không kể những nước chưa có quan hệ ngoại giao với nước ta thì người dân ở nhiều nước trên thế giới vẫn chỉ hiểu về Việt Nam như là một nơi của đói nghèo và lạc hậu. Thậm chí, nhiều bạn trẻ quốc tế chưa một lần đến Việt Nam còn nghĩ rằng ở đây vẫn…đang có chiến tranh. Họ không biết Việt Nam thế nào, chỉ tưởng tượng nó ở rất xa, và hình dung quốc gia đó giống như Iran hay Irac gì đó. Vâng, đây là thực tế chúng ta phải chấp nhận. Đó là lý do vì sao mỗi giây của đoạn clip này đều thực sự có ý nghĩa!
Hơn 2/3 “chặng đường”… và hiệu quả du lịch
Đoạn phim được thực hiện hướng tới mục đích quảng bá du lịch. Qua 2 tháng phát sóng, hình ảnh Việt nam trung thực (True Vietnam) mang bản sắc văn hóa của con người và cảnh vật Việt Nam đã thực sự đến với thế giới (mặc dù mới chỉ dừng lại ở châu Á).
Theo thống kê của Tổng cục du lịch, trong tháng 9/2007 (trước tháng phát sóng đoạn clip), lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 358.000 lượt. Đến tháng 10/2007, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 332.762 lượt và trong tháng 11/2007, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 340.000 lượt. Cả 11 tháng trong năm 2007, con số này ước đạt 3.817.564 lượt, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm 2006.
Có
thể
chưa
nhìn
thấy
ngay
hiệu
quả
tức
thì
của
clip
True
Vietnam
đối
với
việc
thu
hút
khách
du
lịch.
Lượng
khách
đến
Việt
Nam
sau
khi
đoạn
clip
được
phát
sóng
thậm
chí
còn
ít
hơn
trước
đó.
Tuy
nhiên,
có
nhiều
nguyên
nhân
khác
ảnh
hưởng
đến
điều
đó.
Có
một
điều
rằng,
lượng
khách
quốc
tế
trong
tháng
11
đã
tăng
so
với
tháng
10.
Nếu
cứ
đà
tăng
trưởng
như
vậy
thì
đến
cuối
tháng
12,
chúng
ta
có
thể
đạt
được
mục
tiêu
đề
ra
khi
thực
hiện
hợp
đồng
với
CNN
là:
Thu
hút
khách
quốc
tế
đến
Việt
Nam
với
chỉ
tiêu
đạt
từ
4,3
triệu
đến
4,5
triệu
lượt
khách
trong
năm
2007.
Không
phải
quá
đề
cao
vai
trò
của
các
hình
ảnh
quảng
bá,
và
CNN
cũng
chỉ
là
một
“công
cụ”
để
chúng
ta
sử
dụng
như
bao
công
cụ
truyền
thông
khác
nhưng
trên
hết,
cái
được
lớn
hơn
cả
trong
việc
làm
này
là
đã
đưa
hình
ảnh
Việt
ra
thế
giới.
Việc
làm
ấy
khiến
chúng
ta
nghĩ
gì?
Có
đáng
tự
hào
không?
Những
suy
tưởng
Vẻ
đẹp
Việt
Nam
hiện
hữu
trên
một
trong
những
kênh
truyền
hình
nổi
tiếng
nhất
nước
Mỹ
và
cũng
là
một
trong
những
kênh
truyền
hình
nổi
tiếng
nhất
thế
giới.
Tôi
thiết
nghĩ,
đó
là
cách
mà
dân
tộc
ta
khẳng
định
chính
mình!
Nhưng
cũng
phải
thành
thật
mà
thấy
thật
đáng
tiếc,
sao
chúng
ta
không
làm
điều
này
sớm
hơn?
Tuy
rằng
khoản
tiền
bỏ
ra
để
thực
hiện
không
phải
là
nhỏ
nhưng
đây
cũng
là
việc
hoàn
toàn
xứng
đáng
được
thực
hiện.
Và
cái
lợi
thu
được
(có
thể
không
tính
được
bằng
vật
chất)
chắc
chắn
sẽ
gấp
bội
chi
phí
ban
đầu.
Mong
rằng
trong
tương
lai,
vào
một
ngày
không
xa,
Việt
Nam
sẽ
được
nhắc
đến
nhiều
hơn,
đầy
đủ
hơn
(không
phải
chỉ
dừng
lại
ở
30
giây
quảng
bá
ngắn
ngủi)
trong
vai
trò
một
quốc
gia
phát
triển,
thịnh
vượng
và
bền
vững.
Và
ngoài
cách
làm
kể
trên,
còn
rất
nhiều,
rất
nhiều
cách
khác
để
quảng
bá
hình
ảnh
Việt
Nam
ra
thế
giới.
Thậm
chí,
nếu
có
thiện
chí,
mỗi
người
dân
cũng
có
thể
nỗ
lực
và
có
một
cách
riêng
để
làm
truyền
thông
cho
đất
nước
mình.
Theo
Giáo
sư
Joseph
Nye
-
cha
đẻ
của
học
thuyết
nổi
tiếng
"sức
mạnh
mềm"
thì
“sự
hấp
dẫn
sẽ
tạo
nên
điểm
khởi
đầu”.
Trong
trường
hợp
này
thì
điều
đó
thật
đúng
với
chúng
ta.
Chắc
hẳn
không
người
Việt
Nam
nào
muốn
khách
nước
ngoài
đến
du
lịch
chỉ
vì
họ
tò
mò
khám
phá
xem
cái
đất
nước
trước
đây
lạc
hậu,
bây
giờ
thế
nào.
Mà
ngược
lại,
thế
giới
phải
thấy
rằng
Việt
Nam
thật
đẹp,
lôi
cuốn
và
hấp
dẫn,
để
rồi
thôi
thúc
họ
đến
chiêm
ngưỡng
và
cảm
nhận.
Sau
cùng
là
sẽ
mãi
luôn
nhớ
Việt
Nam.
Nguồn[sửa]
- Lưu Minh Thủy, Tuần Việt Nam