Những thách thức của năm 2007
Bắt đầu năm 2007, chúng tôi dự đoán sẽ có những thay đổi lớn. Quan điểm nội bộ của chúng tôi là nền kinh tế toàn cầu sẽ chậm lại, nhưng Mỹ sẽ có thể hạ cánh an toàn thay vì sự đình trệ kinh tế sâu sắc. Một phần những thuận lợi mà Mỹ được hưởng là từ giá dầu hạ, và một phần là nhờ những thành tựu về năng suất trong công nghiệp. Nhưng những thách thức thực sự đối với nền kinh tế toàn cầu rất ít liên quan đến những động thái của nền kinh tế Mỹ, mà sẽ bị chi phối bởi các hoạt động chính trị xã hội hơn là những hoạt động kinh tế thuần túy. Vì sao?
Nếu
những
năm
2005
và
2006
là
những
năm
mà
năng
lượng
độc
chiếm
nền
tài
chính
toàn
cầu,
thì
năm
2007
có
thể
sẽ
là
năm
những
vấn
đề
về
nhân
khẩu
học
sẽ
giao
nhau
với
con
đường
cải
cách.
Từ
khi
Đặng
Tiểu
Bình
bắt
đầu
đẩy
Trung
Quốc
theo
con
đường
cải
cách
thị
trường
năm
1978,
nhiều
nhà
lãnh
đạo
quốc
gia
khác
cũng
đã
lựa
chọn
cách
trở
nên
nghiêm
túc
hơn
trong
việc
thực
hiện
những
cải
cách
về
pháp
lý
và
kinh
tế
cần
thiết
để
nâng
cao
mức
sống
và
làm
cho
quốc
gia
của
mình
trở
nên
có
sức
cạnh
tranh
hơn
trên
qui
mô
toàn
cầu.
Một
loạt
những
thay
đổi
này
bắt
đầu
được
đẩy
nhanh
vào
năm
1990
đồng
thời
với
tỷ
lệ
sinh
đẻ
giảm
xuống
trên
toàn
thế
giới
và
sự
xuất
hiện
ngày
càng
hùng
hậu
của
tầng
lớp
trung
lưu,
đặc
biệt
tại
các
quốc
gia
đang
phát
triển.
Nhưng
sự
tăng
trưởng
đó
mang
đến
những
vấn
đề
mà
trong
thập
kỷ
qua
bị
xếp
sang
một
bên
trong
khi
các
quốc
gia
vừa
hấp
thu
vừa
bộc
lộ
tăng
trưởng
kinh
tế
to
lớn
lạ
thường.
Trong
năm
2007,
rất
nhiều
những
vấn
đề
này
sẽ
hoành
hành
và
các
quốc
gia
đang
phát
triển
sẽ
được
thử
sức
trong
việc
đáp
trả.
Các
vấn
đề
trên
rơi
vào
5
loại
cơ
bản
có
thể
xếp
loại
theo
hai
nửa
đi
đôi
với
nhau:
giáo
dục
cơ
sở
đấu
với
giáo
dục
trung
học,
những
nhu
cầu
của
lớp
trẻ
đấu
với
những
nhu
cầu
của
lớp
già,
nữ
quyền
đấu
với
nam
quyền,
sự
chuyển
từ
cánh
tả
sang
cánh
hữu
chính
trị,
và
coi
thường
vấn
đề
môi
trường
đấu
với
quan
tâm
đến
môi
trường.
Tùy
thuộc
vào
vị
trí
của
từng
quốc
gia
trên
con
đường
cải
cách,
những
nửa
đi
đôi
này
sẽ
hoặc
là
được
giải
quyết
một
cách
có
lợi,
hoặc
những
sự
chia
rẽ
lớn
sẽ
xuất
hiện
và
gây
ra
những
vấn
đề
lớn.
Làm
cho
những
vấn
đề
này
trở
nên
gay
gắt
sẽ
là
việc
dự
trữ
tài
khoản
vãng
lai
đang
tăng
lên
của
nhiều
quốc
gia,
gây
nên
do
sự
kết
hợp
của
các
yếu
tố
như
xuất
khẩu,
tiết
kiệm
trong
nước
và
sản
xuất
năng
lượng.
Ở Trung Quốc chẳng hạn, tất cả các vấn đề đi đôi đều đã xuất hiện và là chủ đề lo lắng của nhiều bậc lãnh đạo. Khi Trung Quốc tiếp tục leo những nấc thang cao hơn trong phát triển kinh tế, họ phải tìm ra một cách thức công bằng trong việc giải quyết vấn đề đặt ra có thể là sự co lại của các công việc sản xuất cơ khí, trong khi mức lương ở đô thị lại đang tăng lên nhanh chóng. Cùng lúc, cần phải mở rộng phát triển tại miền trung và miền Tây của đất nước, trong khi vẫn tiếp tục phải tăng cường mạng lưới an sinh xã hội, cải thiện y tế và cung cấp các lợi ích hưu trí tốt hơn cho những người bị ảnh hưởng bởi sự chuyển đổi của Trung Quốc. Trong lúc đó, các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng muốn cải thiện các điều kiện môi trường, một đòi hỏi quá cao đối với một đất nước đang tiến lên phía trước với tốc độ công nghiệp quá nhanh. Trung Quốc, tất nhiên có một lợi thế mà nhiều quốc gia không có. Họ có hơn một nghìn tỷ đô la bao gồm cả dự trữ ngoại hối, vàng và thặng dư trong tài khoản vãng lai.
Mặt khác, những quốc gia như Chi-lê và Ai-len đã thành công vang dội trong việc giải quyết những vấn đề xã hội/nhân khẩu học dường như không thể giải quyết nổi này. Braxin cũng đạt được tiến bộ lớn lao trong việc đưa người nghèo vào trong nền kinh tế, trong khi vẫn tăng cường mạng lưới an sinh xã hội. Ấn Độ, là nước đang tiến về phía trước trên con đường tăng trưởng với tốc độ ngang với Trung Quốc, cách đây hai năm đã quyết định lùi một bước nhỏ để xem xét lại con đường mình đang đi. Mặc dù một số doanh nhân đang phất lên nhanh chóng và tầng lớp trung lưu mới được công nhận của Ấn Độ có thể bực bội đối với quyết định của chính phủ Ấn Độ về việc mở thêm cơ hội vào đại học cho đẳng cấp dưới, và áp dụng mức thuế xa xỉ đối với việc giáo dục tại các trường tư, đây lại chính là những bước tiến có thể giúp nhiều trong việc làm dịu những căng thẳng xã hội khi dân tộc tiến lên phía trước.
Về nhiều phương diện, những gì đang diễn ra tại các nước đang phát triển trên con đường cải cách thì không có gì mới. Từ năm 1960, nhà sử học Walt W Rostow của trường Đại học Texas, người về sau trở thành cố vấn của Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson, đã viết cuốn “Những giai đoạn của tăng trưởng kinh tế: Một bản tuyên ngôn phi cộng sản chủ nghĩa”. Rostow mô tả một “cuộc cách mạng của những trông đợi ngày càng cao” sẽ diễn ra ở những quốc gia nơi sở hữu được thay thế bởi cơ hội, và nơi dân chúng và chính phủ phải đưa ra những quyết định quan trọng về việc sử dụng không những tài sản kinh tế mà còn tài sản chính trị nữa.
Những quốc gia trước đây đã trấn áp những số dân tộc thiểu số, ví dự như những người dân tộc thiểu số Shiite lớn tại nhiều nước Ả rập, nay đang phải đối mặt với những dân tộc thiểu số này, những người đang sử dụng những cải cách diễn ra tại các quốc gia nơi họ sinh sống để đòi quyền tự do hơn nữa, và đòi sự chia sẻ nhiều hơn đối với của cải quốc gia. Điều này sẽ tạo ra căng thẳng xã hội cần phải được giải quyết thận trọng, để khỏi biến thành bạo lực phe phái, như ở I-rắc. Nói chung lại, năm 2007 có thể là một năm của biến động xã hội, khi các cộng đồng bướng bỉnh cố gắng đẩy mạnh các yêu cầu của họ.
Phần lớn các quốc gia sẽ cố gắng đón đầu giải quyết sớm chiều hướng xảy ra những hỗn loạn xã hội, bởi vì có quá nhiều điều đứng trước nguy cơ. Giá cổ phiếu ở các thị trường mới nổi tăng nhanh từ năm 2002 đến giữa năm 2006 là một dấu hiệu của các nhà đầu tư rằng họ sẵn sàng thưởng công những nước đang trên con đường cải cách. Cũng như vậy, bất cứ một nhận thức nào về sự bất ổn tăng lên cũng có thể gây hại đến giá trị của các thị trường mới nổi.
Nếu năm 2007 có thể là năm mà các nhu cầu về xã hội bắt đầu lại có những đòi hỏi về ngân sách đối với các quốc gia, những quốc gia đó đáp trả như thế nào? Liệu có sự cách biệt ngày càng lớn giữa giàu và nghèo sẽ gây cho các quốc gia phải có những lựa chọn đau đớn? Trong một báo cáo năm 2001 của nhà kinh tế học Ngân hàng Thế giới Branko Milanovic, với nghiên cứu số liệu của giáo sư Đại học Hebrew ông Shlomo Yitzhaki mang tựa đề “Liệu thế giới có tầng lớp trung lưu không?”, hai nhà kinh tế học đã phân tích rằng sự bất bình đẳng về thu nhập đã lớn đến mức trừ khoảng hơn một chục quốc gia, còn lại khó có thể chứng minh rằng dân cư trong một quốc gia đang tiến tới sự tồn tại của một tầng lớp trung lưu. Mặc dù họ không đưa ra kết luận gì về việc sự bất bình đẳng về thu nhập có nghĩa là gì, lịch sử cho chúng ta thấy rằng những dân tộc ương bướng sẽ thúc ép phải thay đổi bằng mọi cách.
Chúng ta biết rằng năm 2007 sẽ là một năm quan trọng trong việc giải quyết cuộc cách mạng của những mong đợi ngày càng cao bởi vì vẫn có một số lượng lớn tiền như những con sóng đánh vào cái được gọi là bức tường tài sản mà cần phải được thực hiện để tạo công ăn việc làm, cải thiện mạng lưới an sinh xã hội của các quốc gia, và để tăng cường giáo dục và cơ hội cho 2 tỷ người hiện vẫn chưa thoát khỏi mức nghèo. Những quốc gia sản xuất dầu lửa và các nền kinh tế công nghiệp hóa của châu Á có cơ hội đưa ra những quyết định đầu tư mà có thể gây ảnh hưởng đến số phận của họ trong nhiều thập kỷ tới – và cũng có thể thu hút hay xua đuổi đầu tư đến với chính họ.
Nguồn[sửa]
- Clark B Winter, Jr., Trưởng ban Chuyên gia chiến lược toàn cầu, Công ty quản lý tài sản toàn cầu Citigroup.
- Tạp chí Tia sáng