Phát hiện hóa thạch lâu đời nhất của Homo sapiens

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Các nhà khoa học đã tìm thấy hóa thạch của những mảnh xương sọ của người Homo sapiens có niên đại lớn nhất từ trước đến nay ở di chỉ khảo cổ học Jebel Irhoud, Morocco. Phát hiện này đã viết lại câu chuyện về lịch sử nguồn gốc loài người và nêu lên giả thiết loài người đã phát triển từ nhiều địa điểm khác nhau trên khắp lục địa châu Phi, chứ không phải chỉ từ một “cái nôi”.

“Loài người chúng ta không tiến hóa từ một cái nôi duy nhất ở ‘đâu đó’ trong khu vực Đông Phi, mà đã phát triển trên khắp lục địa châu Phi”, TS. Phillipp Gunz, nhà nhân chủng học cổ sinh vật tại Phân viện Max Planck về Nhân chủng học tiến hóa ở Leipzig, Đức, và là đồng tác giả của hai công bố về những hóa thạch này trên Nature cho biết.

Xương hàm dưới hoàn chỉnh của người trưởng thành được phát hiện ở Jebel Irhoud.

Cho đến ngày nay, loài linh trưởng được cho là có mối quan hệ gần gũi nhất với Homo Sapiens là tinh tinh (Chimpanzee) và vượn Bonobos, có thể là cùng có tổ tiên với chúng ta vào khoảng sáu triệu năm trước đây. Sau khi tách khỏi tổ tiên chung này, tổ tiên của của loài người đã phát triển ra làm nhiều loài khác nhau, còn được gọi là các tông người (hominin, bao gồm con người và những loài giống người như trong bộ linh trưởng). Hàng triệu năm trôi qua, các tông người hominin vẫn còn rất giống với loài vượn, với não ngắn, nhỏ và mới chỉ sử dụng được các công cụ bằng đá thô.

Cho đến trước khi phát hiện ra hóa thạch ở Morocco, các hóa thạch lâu đời và rõ ràng nhất của Homo sapiens đã được phát hiện ở Ethiopia. Vào năm 2003, các nhà nghiên cứu tìm thấy sọ người Herto, có niên đại khoảng 154.000 – 160.000 năm tuổi cách ngày nay. Cặp sọ Omo Kibish cũng có niên đại khoảng 195.000 năm cách ngày nay. Những phát hiện đó đã đưa tới kết luận về việc có khả năng loài người phát triển từ một khu vực nhỏ - có thể là Ethiopia, hoặc khu vực Đông Phi. Và từ khu vực này, loài người di cư đi khắp lục địa Châu Phi (sau đó, vào khoảng 70.000 năm cách ngày nay, thì từ châu Phi, loài người đã di chuyển tới các châu lục khác).

Tuy nhiên sau đó, các nhà nhân học cổ sinh vật đã nhận thấy, những hóa thạch khác được tìm thấy ở các khu vực khác ở châu Phi không khớp với giả thiết trên.

Từ năm 1961, một người thợ mỏ phát hiện một vài mảnh sọ người ở khu di tích khảo cổ học Jebel Irhoud, cách thành phố Marrakesh 100 km về phía tây. Sau đó các nhà nhân học cổ sinh vật tại viện Max Planck đã tới đây và ước tính, niên đại của chúng vào khoảng 300.000 năm cách ngày nay và là của Homo sapiens chứ không thuộc nhóm Hominin, ví dụ như người Neanderthals.

Những phát hiện này sẽ làm thay đổi mốc thời gian xuất hiện loài người. Và không chỉ có giá trị ở đó, mà nghiên cứu này còn có thể góp phần khám phá về một số loài người tiền sử, chứ không chỉ là một loài – như những phát hiện khảo cổ khác. Về mặt hình thái học, những người sống ở Jebel Irhoud cách đây 300.000 năm có những đặc điểm giống với người hiện đại. Họ có lông mày rõ rệt, cằm nhỏ, khuôn mặt phẳng và rộng, nhìn về tổng thể thì không quá khác biệt so với người hiện đại. Cấu tạo khuôn mặt đó có thể liên quan tới việc phát triển ngôn ngữ, theo suy đoán của Christopher Stringer, nhà nhân học cổ sinh vật tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên London. Tuy nhiên, dù hộp sọ của các cư dân này có kích thước lớn như người hiện đại nhưng về hình thái lại vẫn giữ đặc điểm dài và thấp giống đầu của các Hominin giai đoạn sớm. TS. Gunz cho rằng, đầu của con người trở nên tròn sau quá trình tiến hóa, vùng phía sau của não bộ đã mở rộng hơn sau hàng ngàn năm.

Kỹ năng của cư dân Jebel Irhoud được đánh giá là phát triển ở mức độ tinh vi, họ có thể tạo ra lửa, làm vũ khí phức tạp như những mũi giáo bằng gỗ để giết linh dương và các loài động vật ăn cỏ khác ở Sahara. Vấn đề sử dụng lửa của người Jebel Irhoud cũng rất thú vị, nó liên quan tới một số phát hiện khảo cổ học khác: đá lửa được phát hiện ra tại một địa điểm cách Jebel Irhoud 20 dặm. Và người Homo sapiens sớm sau đó cũng biết tìm ra và sử dụng lửa. Những lưỡi đá lửa tương tự cũng được tìm thấy ở các địa điểm khác ở châu Phi và các nhà khoa học chưa tìm ra câu trả lời là ai đã tạo ra những lưỡi đá đánh lửa đó. Những phát hiện tại Jebel Irhoud đã đưa tới khả năng là chính người Homo sapien đã tạo ra được đá lửa.

Nếu điều đó đúng, TS. Gunz và đồng nghiệp đang thảo luận về một giải thiết rằng, tổ tiên loài người đã phát triển thành một mạng lưới trên khắp lục địa châu Phi.

Hình ảnh tái hiện phần đầu của người Homo sapiens ở Jebel Irhoud.
Những công cụ lao động bằng đá được phát hiện tại di chỉ Jebel Irhoud.

Nguồn[sửa]

  • Tạp chí Tia sáng, Bảo Như lược dịch.
  • Nytimes
  • Nguồn ảnh trong bài: Phân viện Max Planck về Nhân chủng học tiến hóa.
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này