Phòng ngừa cảm cúm

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Cảm cúm, với triệu chứng điển hình là đau cơ, mệt mỏi, sốt, ớn lạnh, có thể khiến bạn khổ sở.[1] Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chủng vi-rút mà cảm cúm thậm chí có thể gây tử vọng. Khi mắc bệnh, có rất ít cách có thể giúp giảm triệu chứng và rút ngắn vòng đời của vi-rút. Do đó, cách điều trị tốt nhất là phòng ngừa. Việc phòng ngừa cảm cúm rất khó khăn vì bạn phải chú ý và đề phòng trong suốt mùa lạnh và mùa cảm cúm.

Các bước[sửa]

Tránh tiếp xúc với vi trùng gây cảm cúm[sửa]

  1. Rửa tay thường xuyên. Đây là phương pháp phòng ngừa đơn giản nhất để tránh bị cảm cúm. Bạn nên rửa tay bằng nước ấm và xà phòng thường xuyên để loại bỏ vi trùng. Nước ấm và xà phòng đặc biệt hiệu quả nếu bạn rửa tay thường xuyên suốt cả ngày.[2]
    • Nước rửa tay không hiệu quả bằng xà phòng và nước thông thường nhưng bạn có thể dùng trong trường hợp không có sẵn nước và xà phòng. [3]
    • Rửa tay trước và sau khi ăn, trước và sau khi chuẩn bị thức ăn, sau khi chạm vào rác, sau khi bắt tay hoặc chạm vào người khác, sau khi từ nơi công cộng trở về nhà. Ngoài ra, bạn nên rửa tay sau khi hắt hơi (ngay cả khi chỉ hắt hơi vào cánh tay hoặc khuỷu tay), sau khi chạm vào động vật, thay tã cho trẻ hoặc đưa trẻ đi vệ sinh. [4]
  2. Tránh chạm tay vào mắt, mũi hoặc miệng. Cách nhanh nhất để vi-rút và vi trùng xâm nhập vào cơ thể là thông qua con đường từ tay đến mắt, mũi, miệng. Do đó, bạn nên cố gắng tránh chạm tay vào những vị trí này (trừ khi vừa mới rửa tay) trong mùa cảm cúm.[5]
    • Thói quen cắn móng tay tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhiễm vi-rút cúm. Vi-rút và các vi trùng khác có thể ẩn náu dưới móng ngay cả khi bạn đã rửa tay.[6]
  3. Hạn chế tiếp xúc gần gũi với người bệnh. Vì rất khó tránh tiếp xúc hoàn toàn với người bệnh nên bạn cần cố gắng hạn chế tiếp xúc để giảm nguy cơ lây bệnh.
    • Ngay cả khi người bệnh không bị cảm cúm mà mắc bệnh khác, tốt nhất bạn cũng nên tránh đến gần. Nếu nhiễm vi-rút khác, hệ miễn dịch của bạn sẽ yếu đi khiến cơ thể khó chống chọi với vi-rút cảm cúm một khi bạn đã tiếp xúc.
  4. Sử dụng chất khử trùng. Vi-rút cảm cúm có thể bám trên các bề mặt nên bạn cần khử trùng các bề mặt trong nhà hoặc văn phòng có thể mang vi trùng. Bước này đặc biệt cần thiết nếu trong nhà hoặc văn phòng có người vừa bị cảm cúm. Nếu làm việc ở nơi có nhiều người, việc khử trùng những bề mặt công cộng như tay nắm cửa và tay vịn có thể giúp giảm tiếp xúc với vi trùng.[7]
    • Bước này dễ thực hiện ở nhà nhưng sẽ khó hơn khi ở nơi công cộng. Bạn nên mang theo khăn giấy khử trùng và nước rửa tay khi ra ngoài.
  5. Cân nhắc việc tiêm vắc-xin ngừa cúm. Phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người mắc bệnh mãn tính có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp, người lớn tuổi đặc biệt được khuyến khích tiêm vắc-xin ngừa cảm cúm.[8] Vi-rút cảm cúm liên tục biến đổi. Vắc-xin ngừa cúm theo mùa được chế tạo để phòng ngừa bất cứ chủng vi-rút nào sẽ hoạt động nhiều nhất trong mùa đó.[5].
    • Thời điểm lý tưởng để tiêm vắc-xin là ngay khi có vắc-xin vào đầu đến giữa mùa thu. Mặc dù vậy, việc tiêm vắc-xin muộn cũng vẫn có thể giúp ích.
    • Nếu không muốn tiêm vắc-xin hoặc sợ ống tiêm, bạn có thể sử dụng vắc-xin ngừa cảm cúm dạng xịt mũi.

Duy trì lối sống lành mạnh[sửa]

  1. Ngủ đủ giấc. Bạn nên ngủ khoảng 7-9 tiếng mỗi ngày để duy trì sức khỏe tối ưu. [9] Nghỉ ngơi càng nhiều thì hệ miễn dịch càng được khỏe mạnh.[10]
    • Thiếu ngủ[11] có thể khiến cơ thể sản sinh thêm cytokine.[12] Các protein này gây ra triệu chứng cảm lạnh hoặc cảm cúm.[13]
  2. Giảm căng thẳng. Căng thẳng (về thể chất và tinh thần) có thể tác động tiêu cực đến cơ thể và làm suy yếu hệ miễn dịch. Nghiên cứu nhận thấy việc giảm mức độ căng thẳng có thể giúp bạn khỏe mạnh lâu hơn.[14]
    • Cân nhắc việc dành vài phút mỗi ngày để thanh lọc đầu óc, tập thiền hoặc Yoga. Thiền có thể giúp xoa dịu lo âu và sợ hãi.[15]
    • Ngoài ra, nên tìm cách giải tỏa căng thẳng trong công việc cùng cấp trên; nên nhớ rằng sức khỏe là rất quan trọng và bạn nên yêu cầu được giúp đỡ nếu cần thiết.
  3. Bỏ thuốc lá. Bạn nên bỏ thói quen hút thuốc lá (nếu có). Hút thuốc lá làm giảm khả năng hô hấp, gây mất nước và làm suy yếu hệ miễn dịch. [16]
    • Hút thuốc còn phá hủy các lông mao trong mũi. Những sợi lông này này bức tường bảo vệ đầu tiên của cơ thể đối với vi trùng đang xâm nhập. Số lượng lông mao ít đi sẽ khiến vi-rút cúm dễ xâm nhập vào cơ thể.
  4. Đi bộ, chạy bộ hoặc chạy nhanh ít nhất 3 lần mỗi tuần. Tập thể dục là thói quen tốt để duy trì tuổi trẻ và sức khỏe. Tập thể dục thường xuyên được chứng minh là giúp chống lại nhiễm trùng, bao gồm vi-rút cúm. Tập thể dục còn tạo ra nhiều tế bào bạch cầu - tế bào ngăn ngừa và chống lại bệnh tật.[17] Hoạt động thể chất không những giúp đào thải độc tố theo mồ hôi ra ngoài mà còn cải thiện tuần hoàn, tạo điều kiện cho chất dinh dưỡng được cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn.[18].
    • Đặc biệt, đi bộ hoặc chạy nhanh là những hình thức tập thể dục hiệu quả cao mà bạn có thể thực hiện ở bất cứ nơi nào, chỉ cần chuẩn bị cho mình một đôi giày.
    • Đi bộ, chạy bộ, chạy nhanh hoặc tập bài tập cơ tim ít nhất 30 phút, 3 lần mỗi tuần. Tập thể dục mỗi ngày là lý tưởng nhất.[19]
  5. Tập Yoga. Đây là cách tuyệt vời để vừa tập thể dục vừa giúp đầu óc thanh tịnh. Yoga được biết đến là giúp xoa dịu hệ thần kinh, nhờ đó giúp giảm căng thẳng đáng kể, đồng thời còn giúp bôi trơn khớp và tạo dựng sức mạnh vùng cơ trung tâm. Khi mức độ căng thẳng thấp, hệ miễn dịch sẽ khỏe mạnh hơn và chống lại bệnh tật tốt hơn.[20].
  6. Bơi lội. Nhờ có các hồ bơi trong nhà mà bạn có thể bơi lội quanh năm. Bơi lội thường xuyên tốt cho khớp vì nước giúp giảm nhẹ tác động. Giống như các hình thức tập thể dục khác, bơi lội giúp tăng cường hệ miễn dịch để tránh mắc cảm cúm.
    • Nếu muốn tăng cường thêm sức khỏe hệ miễn dịch, bạn nên bơi trong nước lạnh. Nước lạnh khiến cơ thể phải thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ, nhờ đó giúp tăng tế bào hồng cầu và những thay đổi bên trong khác để hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn.[18]
    • Luôn nhớ dưỡng ẩm cho da và da đầu sau khi bơi lội để giảm ảnh hưởng của clo làm khô da.
    • Duy trì thói quen bơi lội vào mùa hè, ngay cả khi không phải mùa cúm. Duy trì thói quen tập thể dục luôn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Xây dựng thói quen ăn uống tốt cho sức khỏe[sửa]

  1. Uống nhiều nước. Để cung cấp đủ nước, nam giới nên uống 13 cốc nước, phụ nữ nên uống 9 cốc nước (mỗi cốc 240 ml) mỗi ngày.[21] Nước cung cấp oxy cho máu và giúp đào thải độc tố. Khi độc tố tích tụ, hệ miễn dịch sẽ yếu đi. Uống nhiều nước mỗi ngày sẽ giúp đào thải độc tố gây hại ra ngoài.[22].
    • Uống nhiều nước không giúp loại bỏ vi-rút cúm nhưng sẽ giữ nước cho cơ thể, đặc biệt là nếu bạn bị tiêu chảy, nôn mửa và sốt khi cơ thể cần nước nhất.
    • Để uống đủ nước rất đơn giản. Buổi sáng, bạn chỉ cần rót đầy nước vào chai lớn và uống suốt cả ngày. Rót thêm nước vào chai nếu cần thiết.
  2. Tránh đồ uống chứa cồn. Đồ uống chứa cồn không tốt cho cơ thể. Cồn gây mất nước, làm suy yếu hệ miễn dịch khiến cơ thể khó chống lại bệnh tật. Trên thực tế, ngoài xơ gan, người nghiện đồ uống chứa cồn còn dễ mắc nhiều loại bệnh khác. [23]
    • Nếu không thể bỏ hoàn toàn, bạn nên hạn chế tiêu thụ đồ uống chứa cồn ở mức ít nhất 3 phần mỗi ngày.
    • Mặc dù là chất lỏng nhưng đồ uống chứa cồn lại gây mất nước và lấy đi các dưỡng chất quan trọng trong cơ thể.
    • Thay thế các thức uống chứa cồn nặng như rượu Vodka hoặc Gin bằng rượu vang đỏ.
  3. Không uống nước ngọt như soda. Vào thập niên 70, đường được biết đến với tên gọi “cái chết trắng” vì nghiên cứu cho thấy đường dẫn đến tình trạng lão hóa sớm và làm suy yếu hệ miễn dịch. Vì vậy, bạn nên tránh tiêu thụ soda và nước ép hoa quả chứa chất tạo ngọt. Nếu không thể tránh, bạn nên hạn chế mức tiêu thụ mỗi ngày.[24]
    • Nên tránh tiêu thụ cả soda cho người ăn kiêng và nước ép hoa quả chứa chất tạo ngọt nhân tạo.
    • Nên uống nước ép hoa quả tươi và trà không chứa chất tạo ngọt nếu không muốn uống nước lọc.
    • Nếu thích thức uống có hương vị, bạn có thể thử uống các loại trà không chứa chất tạo ngọt, đặc biệt là lục trà và hắc trà vì chúng giàu chất chống oxy hóa.
  4. Ăn nhiều rau củ quả có nhiều màu sắc. Có một câu thành ngữ mà có thể bạn đã nghe từ nhỏ đó là: “Ăn một trái táo mỗi ngày để không phải đi khám bác sĩ”. Và táo không phải là thực phẩm duy nhất tốt cho sức khỏe. Bạn thử tưởng tượng xem, nếu bổ sung nhiều loại rau củ quả vào chế độ ăn mỗi ngày, bạn sẽ nhận được bao nhiêu chất dinh dưỡng giúp tăng cường khả năng chống lại bệnh tật. [25]
    • Bổ sung rau lá xanh đậm như rau bina (cải bó xôi) và cải xoăn vào chế độ ăn hàng ngày.
    • Nên chọn rau củ quả nhiều màu sắc. Đây là cách tốt nhất để bổ sung đủ các vitamin và dưỡng chất mà cơ thể cần để chống lại bệnh tật.
  5. Ăn thực phẩm giàu axit béo omega-3. Axit béo omega-3 có đặc tính chống oxi hóa nên thực phẩm và thực phẩm chức năng với hàm lượng lớn omega-3 sẽ giúp tăng cường khả năng chống lại gốc tự do của hệ miễn dịch. [26].
    • Bạn có thể bổ sung omega-3 cho cơ thể bằng cách uống viên nang dầu cá mỗi ngày hoặc ăn nhiều loại cá, hạt và đậu.
    • Để tăng thêm lượng omega-3, bạn có thể cho 10-15 giọt tảo biển phù du vào nước lọc hoặc nước ép hoa quả.[27] Đây là nguồn omega-3 của cá nên bổ sung loại tảo này sẽ giúp cung cấp liều omega-3 trực tiếp, cô đặc hơn với nhiều lợi ích cho sức khỏe.
  6. Thêm tỏi sống vào chế độ ăn. Tỏi có đặc tính kháng vi-rút, kháng sinh và kháng nấm.[28].
    • Nên ăn 1-2 phần tỏi sống mỗi ngày để tối đa hóa lợi ích của tỏi.
    • Để giảm ảnh hưởng của tỏi đến hơi thở, bạn có thể cắt 1-2 tép tỏi thành miếng nhỏ rồi nuốt cùng với nước hoặc trà. Nhai thêm một cọng ngò tây ngay sau khi ăn tỏi để giảm bớt mùi tỏi.

Lời khuyên[sửa]

  • Nếu đã thực hiện mọi biện pháp phòng ngừa nhưng vẫn bị cảm cúm, bạn nên nhắc nhở mọi người xung quanh để giúp họ phòng bệnh. Ở nhà khi bị cảm cúm, cung cấp đủ nước cho cơ thể, che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi. Kiểm soát cảm cúm bằng thuốc không kê đơn như Tylenol và Ibuprofen, nghỉ ngơi đầy đủ và uống đủ nước.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/flu/basics/symptoms/con-20035101
  2. http://www.flu.gov/prevention-vaccination/prevention/
  3. http://www.cdc.gov/flu/about/qa/preventing.htm#hand-sanitizers
  4. http://www.webmd.com/cold-and-flu/cold-guide/cold-prevention-hand-washing?page=2
  5. 5,0 5,1 http://www.cdc.gov/flu/protect/preventing.htm
  6. http://kidshealth.org/kid/talk/qa/nails.html
  7. http://www.disinfect-for-health.org/new-food-surface-disinfection-resources
  8. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/flu/in-depth/flu-shots/art-20048000
  9. http://sleepfoundation.org/how-sleep-works/how-much-sleep-do-we-really-need/page/0%2C1/
  10. http://www.huffingtonpost.com/2013/11/08/sleep-immune-system-body-clock_n_4235943.html
  11. http://sleepfoundation.org/sleep-news/sleep-deprivation-effect-the-immune-system-mirrors-physical-stress
  12. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/10799783
  13. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/19520155
  14. http://www.apa.org/research/action/immune.aspx
  15. http://www.swedish.org/services/pain-and-headache-services/pain-management-guide/calming-the-nervous-systems
  16. http://smokefree.gov/health-effects
  17. http://www.webmd.com/cold-and-flu/flu-guide/exercise-when-you-have-the-flu
  18. 18,0 18,1 http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/007165.htm
  19. http://www.cdc.gov/physicalactivity/everyone/guidelines/adults.html
  20. http://www.yogahealthfoundation.org/health_benefits_of_yoga_explained
  21. http://www.mayoclinic.org/healthy-living/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/water/art-20044256
  22. http://www.mayoclinic.org/healthy-living/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/water/art-20044256
  23. http://pubs.niaaa.nih.gov/publications/10report/chap04b.pdf
  24. http://www.health.harvard.edu/blog/eating-too-much-added-sugar-increases-the-risk-of-dying-with-heart-disease-201402067021
  25. http://ajcn.nutrition.org/content/70/3/475s.full
  26. http://www.hsph.harvard.edu/nutritionsource/omega-3/
  27. http://www.naturalnews.com/023853_marine_phytoplankton_microalgae.html
  28. http://www.naturalnews.com/019194_flu_the_health.html