Phòng tránh bị hack điện thoại di động

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Bạn phát hiện những cuộc trò chuyện thân mật, hình ảnh và tin nhắn bị phát tán trên mạng, đây không chỉ là xâm nhập sự riêng tư của người khác mà còn ảnh hưởng tới cuộc sống cá nhân. Mặc dù có nhiều chính khách và người nổi tiếng đã trở thành nạn nhân của việc hack điện thoại di động, nhưng giờ bạn vẫn có cách để bảo vệ thiết bị của mình. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin giúp bạn bảo vệ bản thân và người thân yêu tránh khỏi scandal liên quan đến điện thoại hay trở thành nạn nhân bị xâm phạm quyền riêng tư bởi tin tặc.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Bảo vệ Bản thân[sửa]

  1. Có tư duy bảo vệ chủ động. Như vậy không có nghĩa là hoang tưởng, mà là biết chấp nhận thực tế rằng có người muốn hack thông tin cá nhân của bạn vì mục đích xấu. Ví dụ, người yêu cũ hay người không thích những gì bạn nói/làm, bạn bè không chơi với nhau nữa, v.v. Bạn không thể dự đoán những mối quan hệ có thể xấu đi nhanh tới mức nào nên tốt nhất hãy luôn cẩn thận bảo mật thông tin cá nhân đúng cách.
    • Sử dụng mật khẩu. Có thể bạn cảm thấy an toàn vì không bao giờ buôn chuyện. Nhưng chưa chắc, nhỡ có người muốn hack tài khoản của bạn thì mật khẩu chính là thứ ngăn họ lại. Người ta không chỉ hack điện thoại di động vì muốn biết thông tin cá nhân, có thể là họ muốn xem nhiều thứ chi tiết và bí mật hơn trong điện thoại, thường là thông tin của người nhà, bạn bè hay người quen. Đây là những thông tin bạn cần bảo mật cẩn thận bên cạnh thông tin tài khoản ngân hàng, chuyển khoản trên tin nhắn.
    • Đừng để ai biết mật khẩu. Khi bạn tin tưởng ai đó và nhờ họ giúp, chẳng hạn như vợ/chồng, hãy đổi mật khẩu sau khi hoàn thành việc.
    • Đừng để người nào ngoài xã hội biết mật khẩu. Hãy đặt mật khẩu khi ở nơi công cộng.
    • Đừng lập trình mật khẩu vào điện thoại di động.
    • Đừng lưu dữ liệu riêng tư vào điện thoại trong thời gian dài. Nếu tin tặc xâm nhập vào tài khoản email thì các dữ liệu đều bị mất (thường là vĩnh viễn), dù bạn có thiết lập mật khẩu mới và đăng nhập lại tài khoản thì cũng không thể truy cập những thông tin trước đó.
  2. Sao lưu thư tín quan trọng, lưu trữ các tập tin hoặc ảnh ở điện thoại di động vào thiết bị khác. Thường xuyên sao lưu máy tính cá nhân, máy tính bảng.[1]
  3. Hãy suy nghĩ, đừng giả sử. Có sự đổ vỡ nào đó khiến bạn có thể bị đánh cắp thông tin không? Hãy hình dung ra viễn cảnh tồi tệ nhất là điện thoại di động bị hack, rồi tiếp tục. Luyện tập thói quen không dùng điện thoại với những thông tin bí mật, xóa những thông tin quan trọng vừa nhận được sau khi đọc hoặc sao lưu sang thiết bị khác. Điện thoại không chứa thông tin quan trọng thì có bị mất hay đánh cắp cũng không có gì đáng ngại. Suy nghĩ cẩn thận, đừng sử dụng điện thoại thông minh àm không động não.

Đặt Mật khẩu Mạnh hơn[sửa]

  1. Đặt mật khẩu bảo vệ hộp thư thoại. Cách đảm bảo rằng những kẻ săn lùng vô ý thức không thể xóa tin nhắn thoại cá nhân trên hệ thống chính là đặt mật khẩu bảo vệ.
    • Làm theo hướng dẫn trên màn hình để đặt mật khẩu nhận thư thoại trực tiếp hoặc tiếp nhận từ xa. Nhiều hệ thống cho phép truy cập thư thoại của điện thoại di động từ thiết bị khác, như vậy càng dễ bị tấn công nếu bạn không đặt mật khẩu.
    • Nhiều điện thoại mặc định mật khẩu thư thoại (thường rất dễ đoán). Nếu bạn sử dụng tính năng này, hãy đổi mật khẩu mới ngay lập tức.
    • Quá khó? Bạn đánh mất tài liệu đi kèm điện thoại? Hãy gọi điện đến nhà phân phối hoặc dịch vụ để được giúp đỡ.
  2. Chọn mật khẩu khó đoán. Đặt mật khẩu đơn giản thì dễ nhớ nhưng nếu mật khẩu có liên quan đến ngày sinh nhật, số điện thoại hay chuỗi chữ số liên tiếp mà người khác có thể đoán được thì mức độ rủi ro rất cao.
    • Tránh đặt mật khẩu số liên quan tới ngày sinh, ngày kỷ niệm hay chuỗi chữ số liên tiếp. Lượt đầu tiên, tin tặc có thể thử mật khẩu ngày sinh của bạn, người thân hay vật nuôi. Đồng thời, nhiều người đặt mật khẩu hiển nhiên như “1,2,3,4,5”, nghĩ rằng tin tặc sẽ bỏ qua lựa chọn này vì quá dễ. Cũng giống như người sử dụng điện thoại chẳng bao giờ nghĩ rằng có người hack điện thoại của họ.
    • Không đặt mật khẩu chữ liên quan tới tên đệm, tên vật nuôi. Tên và từ dễ nhận biết sẽ bị bẻ khóa nhanh chóng nếu người đó thân với bạn. Thông tin bạn cung cấp trên mạng (Facebook, LinkedIn, Twitter, bài đăng trên diễn đàn, v.v.) không nên đưa vào mật khẩu.
    • Đặt chuỗi ký tự phức tạp bao gồm chữ hoa, số và biểu tượng. Chuỗi ký tự càng phức tạp thì mức độ bảo mật càng cao. Sử dụng chữ hoa ở giữa chuỗi ký tự và chèn thêm biểu tượng để tăng độ phức tạp. Bạn có thể tham khảo các bài hướng dẫn chọn mật khẩu bảo mật trên mạng.
  3. Không sử dụng một mật khẩu cho toàn bộ tài khoản điện thoại. Mặc dù sử udnjg nhiều mật khẩu sẽ gây nhầm lẫn nhưng cách hiệu quả nhất để bảo vệ điện thoại di động (thông tin của bạn nói chung) là đặt mật khẩu khác nhau cho từng tài khoản truy cập trên điện thoại.
  4. Thường xuyên cập nhật mật khẩu. Đừng quên đổi mật khẩu thường xuyên để giữ an toàn. Cập nhật hàng ngày là không cần thiết nhưng thi thoảng cũng nên đổi mật khẩu mới.
    • Lên lịch cập nhật mật khẩu mới. Dù là cập nhật theo tuần, theo tháng hay quý thì bạn cũng nên tuân thủ chặt chẽ. Bạn có thể ghi lại mật khẩu ra sổ tay mỗi lần cập nhật.
    • Khi cập nhật mật khẩu, hãy ghi lại hoặc lưu trữ ở vị trí an toàn cách xa điện thoại, túi xách, ví hoặc bất cứ thứ gì liên quan tới điện thoại. Không nên để danh sách mật khẩu trong sổ tay lâu ngày vì nếu làm mất hay bị đánh cắp, người nhặt được hoặc tên trộm sẽ có toàn bộ thông tin của bạn. Hãy viết mật khẩu ra từng tờ kẹp vào một tập giấy, ghi bên ngoài là “trường học” hoặc “sửa nhà”, phòng trường hợp nhà có trộm.

Các phương pháp Bảo mật khác[sửa]

  1. Nếu bật Bluetooth thì phải tắt chế độ 'Discoverable' (Phát hiện). Đây là cách hạn chế thiết bị khác dò tìm Bluetooth trong khu vực gần. Đây là thiết lập mặc định trên các hầu hết các dòng điện thoại mới.
  2. Cài đặt phần mềm bảo mật điện thoại nếu thiết bị cho phép. Tùy thuộc vào dòng điện thoại bạn đang sử dụng mà bạn có thể tải miễn phí hoặc không. Ví dụ, nhiều dòng điện thoại sẽ khóa mục truy cập sau 1 thời gian dài sử dụng. Hãy kiểm tra xem điện thoại có bạn có chức năng đó hay không. Nếu điện thoại bị mất cắp, mã khóa này sẽ ngăn không cho kẻ trộm xâm nhập vào dữ liệu cá nhân.
    • Trái với những gì mọi người vẫn nghĩ, thật ra không có "virút" trên điện thoại. Tuy nhiên vẫn tồn tại một số ứng dụng độc hại cố tình đánh cắp thông tin trên điện thoại của bạn. Phần mềm bảo mật sẽ kiểm tra điện thoại và thông báo nếu tìm được ứng dụng độc hại. Chỉ khi bạn sở hữu thiết bị Android hoặc iPhone đã bẻ khóa thì mới thật sự cần dùng tới phần mềm này. Tuy nhiên bạn nên thận trọng khi tải về máy. Chỉ nên tải từ người bán hoặc trang web uy tín và lưu ý các cửa sổ cảnh báo vấn đề không mong muốn.
    • Tìm ứng dụng cho phép kiểm soát điện thoại từ xa trong trường hợp bị mất cắp. Một số ứng dụng cho bạn toàn quyền kiểm soát điện thoại trong trường hợp máy bị đánh cắp, giúp bạn lần ra vị trí hoặc xóa toàn bộ dữ liệu cá nhân được lưu trên máy.
    • Hãy nhớ bảo vệ thiết lập ứng dụng bảo mật bằng mật khẩu riêng nếu như có tính năng này.

Lời khuyên[sửa]

  • Luôn đem điện thoại bên người (hoặc biết được vị trí điện thoại).
  • Không nhấp chuột vào đường dẫn trong thư điện tử của một người không tin cậy vì điều này có thể để lộ thông tin cá nhân của bạn.
  • Điện thoại thông minh cũng giống như máy tính, hãy thận trọng với những thứ bạn xem, trang web bạn truy cập hay bất kỳ dữ liệu, hình ảnh lưu trữ trên máy tính.
  • Tắt Wi-Fi khi không sử dụng.

Cảnh báo[sửa]

  • Nếu bạn nghĩ tới chuyện hack điện thoại của ai đó (truy cập hệ thống thư thoại của người khác mà không được sự cho phép), xin hãy cân nhắc lại vì việc làm này có thể khiến bạn gặp rắc rối. Bên cạnh đó, ở nhiều nước trên thế giới, hành vi này được coi là phạm pháp.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này