Phương pháp mới tìm được ADN của người cổ đại

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Theo tạp chí Science, lần đầu tiên các nhà khảo cổ đã chiết xuất được ADN của người hominin cổ đại, các loài tinh tinh đã tuyệt chủng và những loài động vật có vú khác... từ các lớp trầm tích trong các hang động tại các địa điểm khảo cổ nổi tiếng.

Mô phỏng cảnh sinh hoạt của người hang động xưa

Phương pháp mới này cho phép việc tìm kiếm dấu vết của tổ tiên loài người, kể cả trường hợp không hề còn hài cốt của họ và có thể tạo ra một cuộc cách mạng trong khảo cổ học.

Khi biết được thuộc tính các thành phần nhất định của các lớp trầm tích trong việc lưu giữ ADN, các nhà khoa học đã phân tích trầm tích lấy từ 7 địa điểm khảo cổ và tìm thấy trong đó ADN ty thể của 12 loài động vật có vú khác nhau. Hơn nữa, họ đã phát triển được một “móc” phân tử từ ADN của con người hiện đại dùng để "đánh bắt" các chuỗi giống ADN giống nhất với người.

Trong 8 mẫu, các nhà khoa học đã thành công trong việc phân lập ADN của người Neanderthal, còn trong một mẫu khác thì phân lập được ADN của người Denisova. Đồng thời, trong tất cả các hố khảo cổ trên, nơi thu được các mẫu, các nhà khoa học không tìm được bất kỳ không cần bất kỳ đoạn xương nào của người Neanderthal. Phải nói rằng bản thân phương pháp phân tích ADN ty thể không phải là mới, nhưng trước đó nó đã không được vận dụng theo cách này.

Cách tiếp cận mới này sẽ cung cấp cho các nhà khoa học cơ hội để nghiên cứu các địa điểm khảo cổ nơi phân họ người hominin hoàn toàn không còn dấu vết gì. Đó chính là tình trạng của hầu hết các di tích khảo cổ.

Nguồn[sửa]

  • Vũ Trung Hương, Motthegioi
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này