Protocol thời a còng

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này
"Thời đại internet, sẽ chẳng ai biết bạn chỉ là một con chó". Hình minh họa của Peter Steiner. The New Yorker, July 5, 1993 issue (Vol.69 (LXIX) no. 20) page 61.

Nhớ lại, khi mới bước chân vào phòng thí nghiệm, cậu sinh viên cái thời trước kia mải mê chúi múi trên bàn thí nghiệm cố gắng lặp lại chính xác từng bước trong cái protocol đã quy chuẩn của phòng. Tuy nhiên, trong kỷ nguyên internet, những thực tập viên ngày càng sử dụng nhiều hơn những protocol mà họ google được.

Mỗi khi kết quả thí nghiệm tệ hại, sinh viên thường bước vội đến giá sách để lục tìm lại những cuốn sách mô tả phương pháp hay luận án của những người đi trước. Một số người may mắn hơn thì có thể nài nỉ một nghiên cứu viên trong lab nhằm tìm ra một vài kinh nghiệm hoặc ý tưởng có thể cải thiện tình hình. Đó là những ngày trước khi Internet ra đời. Giờ đây, thay vì tìm kiếm sự trợ giúp trực tiếp, nhiều cán bộ nghiên cứu hay nghiên cứu sinh lại nhờ cậy sự tư vấn từ Google. Nếu bạn đánh cụm từ "lab protocols" vào cửa sổ tìm kiếm, một danh sách vô tận những trang web với những protocol online hiện ra trong nháy mắt. Ngoài những protocol thường qui của một số phòng thí nghiệm thường công bố trên trang website của mình, hàng loạt các tạp chí hay cổng thông tin điện tử cũng cấp những bộ sưu tầm về protocols, diễn đàn hoặc blog thảo luận về phương pháp.

Ví dụ, trang mạng Bio.com đã sưu tầm và phân loại tương đối nhiều protocols đã được kiểm chứng trên phòng thí nghiệm. Đây là nguồn tài nguyên quý giá mà VLOS mong muốn có thể chuyển ngữ sang tiếng Việt nhằm hỗ trợ quá trình học tập và nghiên cứu của các cán bộ trẻ (chi tiết).

Một điểm đến thường gặp của những người lục tìm protocol trên mạng là các diễn đàn học thuật. Một trong diễn đàn đó là Nature Protocol của tạp chí Nature danh tiếng. Tuy nhiên, tại đây người ta thường tìm thấy những câu chuyện khôi hài hơn là những quy trình rõ ràng hay những chỉ dẫn dễ hiểu. Thông thường, một luồng thảo luận trên diễn đàn thường bắt đầu bởi một câu hỏi của một thành viên. Phụ thuộc vào chất lượng của câu hỏi, người thắc mắc sẽ nhận được rất nhiều loại câu trả lời từ những lời châm biếm về câu hỏi ngu ngốc đến những lời chỉ bảo hợp lý và có tính học thuật cao. Dưới đây là một trong những luồng thảo luận như vậy, bắt đầu từ một câu hỏi về kỹ thuật, chủ đề nhanh chóng chuyến hướng thành những cãi vã mang tính triết lý cao siêu.

Một thành viên "aftabac" đã hỏi: "Hi, cho hỏi phương pháp hóa học nào dùng để phá vỡ tế bào thu protein?" (Hi, what is the chemical method used for cell lysis or discruption to analyse the protein?").

Sau đây là một vài lời bình của các thành viên khác:

lovesthelab: "Tôi thắc mắc tại sao bạn lại có thể hỏi những câu hỏi cơ bản như vậy? Bạn có bất kỳ quyển sách về phương pháp nào ở lab k? Sao bạn ko truy cập vào thư viện tạp chí mà kiếm? chẳng lẽ bạn k có nổi một bài báo nào làm cơ sở cho nghiên cứu của bạn? Có rất nhiều cách để phá vỡ tế bào. Những theo tôi, cách tốt nhất để bắt đầu là tìm một bài báo nào mà người ta đã công bố mà gần với nghiên cứu của bạn nhất rồi làm theo. Tôi đã đã sử dụng khá nhiều loại hỗn hợp phá tế bào khác nhau, tuy nhiên nó phù thuộc là bước tiếp theo định làm gì như là western blog, northern blog, tách ty thể, tách nhân tế bào, .v.v"

vashisht: "Hãy giải thoát cho cậu bé tội nghiệp này! Cậu ta cuối cùng đã là một sinh viên thực tập với hàng đống câu hỏi hiện giờ cùng những chuỗi ngày mơ mộng cho tương lại. Hãy chỉ cho cậu ta cách phá tế bào ngày hôm nay và ngày mai cậu ta sẽ có thể dời hẳn một quả núi ...?"

lovesthelab: "Đừng có phá hoại như vậy! Một sinh viên thực tập cần phải theo sát người hướng dẫn và nghiên cứu viên trong lab của mình để nghiên cứu khoa học từ bàn thí nghiệm chứ không phải trên CPU hay màn hình. Hãy nhớ lại những gì mà chúng ta đã làm khi chưa có internet???"

Nexin: " ... hãy nhớ rằng Internet đã ra đời từ 1968 (hệ thống mạng đầu tiên là DARPA chỉ ở trong USA). Tôi ko biết là trước đó thì cậu đang làm gì, lovesthelab ah, nhưng mà tôi thì đang chơi đồ chơi ở nhà với bố mẹ."

lovesthelab: "okey, nexin cậu hoàn toàn đúng. Chúng ta cần thay thế những thói quen cũ như đi vào thư viện để tra cứu trên giá sách mà tìm kiếm tài liệu bằng PubMed. Và Internet cũng xuất hiện khi tôi còn đang nhỏ tuối nhưng tôi biết rằng người ta đã chưa sửa dụng email khi tôi tốt nghiệp đại học vào giữa những năm 80. Và thậm chí cơ quan dược phẩm cực lớn cho tôi làm việc đã không kết nối internet cho đến giữa những năm 90's.".

Đoạn hội thoại không có hồi kết vẫn tiếp tục như đa số các luồng thảo luận trên các diễn đàn ngày này. Thật khó lòng mà một người đọc có thể tìm thấy những thông tin giá trị giữa hàng đống những lời bình luận kiểu như vậy. Để định hướng và duy trì một sân chơi mang tính học thuật cao và tạo sự tin cậy cho những hợp tác nghiên cứu, học tập trong tương lai là những giá trị mà diễn đàn Sinh học Việt Nam và Thư viện VLOS đang hướng tới.

Tác giả bài viết này không có ý định khởi đầu những tranh luận về những lợi ích thời internet hay bình luận về những thói quen tại bất kỳ phòng thí nghiệm nào trên thế giới. Tác giả muốn mô tả một xu hướng đã và ngày càng trở nên thông dụng tại thời điểm này. Thực tế, tác giả cũng phần nào đồng ý với những ý kiến cho rằng, một thực tập sinh trước hết cần phải nắm vững những nguyên tắc, nguyên lý cơ bản nhất của một quy trình thực nghiệm trước khi tham khảo các nguồn tài liệu trên internet. Tác giả cũng khuyến cáo người dùng nên tự cân nhắc cũng như tham khảo ý kiến của người có kinh nghiệm hơn trước khi thử nghiệm một quy trình mới toanh thu lượm được từ internet.

Tác giả[sửa]

  • Cao Xuân Hiếu, bài viết có sử dụng một phần nội dung trong bài "Cyber-Protocols" của Harald Zähringer trên Lab Times.
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này