Quang học đại cương
Các dao động mà: hiệu số pha ban đầu của chúng là một đại lượng không đổi theo thời gian được gọi là dao động kết hợp. Dĩ nhiên, các dao động xảy ra với tần số khác nhau không thể là dao động kết hợp, nhưng cũng không phải tất cả các dao động có cùng tần số đều là dao động kết hợp. Các dao động điều hoà có cùng tần số bao giờ cũng là dao động kết hợp. Nguồn phát ra các dao động kết hợp là nguồn kết hợp. Khi tổng hợp hai hay nhiều sóng kết hợp sẽ dẫn đến sự phân bố lại năng lượng trong không gian: có những chỗ năng lượng đạt cực đại, có những chỗ năng lượng đạt cực tiểu. Hiện tượng đó được gọi là sự giao thoa ánh sáng. Như vậy, trong trường hợp này cường độ tổng hợp bằng tổng cường độ cuả các dao động thành phần, tức là không xảy ra hiện tượng giao thoa. Các dao động trong trường hợp này là dao động không kết hợp. Các dao động phát ra từ các nguồn sáng thông thường hay từ những điểm khác nhau của cùng một nguồn sáng đều là những dao động không kết hợp. Các dao động không kết hợp không thể giao thoa với nhau được.Tóm lại, muốn quan sát được hiện tượng giao thoa ánh sáng thì các sóng giao thoa với nhau phải là các sóng kết hợp và dao động của chúng phải thực hiện cùng phương.
II. GIAO THOA CỦA NGUỒN ÐIỂM. VÂN KHÔNG ÐỊNH XỨ
Theo kết luận trên, muốn quan sát được hiện tượng giao thoa với ánh sáng phát ra từ các nguồn sáng thông thường, thì các sóng phải xuất phát từ cùng một nguồn điểm hay từ cùng một điểm của nguồn rộng. Trong trường hợp này sẽ quan sát được hiện tượng giao thoa trong toàn bộ miền không gian hai sóng gặp nhau. Miền đó được gọi là trường giao thoa. Các vân giao thoa quan sát được trong trường hợp này là vân không định xứ. Nghiên cứu hiện tượng giao thoa, ta phải tìm sự phân bố cường độ trên màn quan sát.