Robot đã có thể dạy nhau những kỹ năng mới

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Nếu bạn đang sợ một ngày nào đó bọn robot sẽ quá thông minh và làm phản con người giống như trong phim Terminator thì nối sợ ấy sẽ lại tăng thêm một bậc bởi bây giờ, robot đã có thể tự dạy nhau những kỹ năng mới, từ đó nâng cao khả năng của chúng một cách liên tục. Được phát triển bởi các nhà nghiên cứu thuộc Phòng thí nghiệm khoa học máy tính và trí thông minh nhân tạo thuộc MIT, hệ thống giúp robot dạy lẫn nhau có tên gọi C-LEARN.

Sử dụng C-LEARN, ngay cả những người không có kinh nghiệm về lập trình máy tính cũng có thể dạy một con robot thực thi một tác vụ nào đó. Tất cả những thứ người dạy cần làm chỉ là cho robot biết một vài nguyên tắc của tác vụ, sau đó cho nó biết như thế nào là hoàn thành tác vụ, sau đó robot sẽ có thể tự tiến hành đúng theo ý muốn của con người. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là một con robot có thể truyền các kiến thức vừa mớ học cho một con robot khác, ngay cả khi thiết kế ngoại hình của chúng là khác nhau.

Trên thực tế, MIT cho biết rằng hệ thống C-LEARN có thể giúp các nhà máy sử dụng nhiều loại robot khác nhau mà không cần phải quan tâm việc lập trình cho từng con riêng biệt. Đồng thời, hệ thống này còn có thể giúp những con robot nhanh chóng học và dạy các tác vụ mới trong những điều kiện đầy áp lực, thí dụ như đang phân tích toàn bộ nhân loại hoặc thực tế hơn là đang tháo gỡ bom mìn,…

Các nhà nghiên cứu giải thích C-LEARN áp dụng 2 nguyên tắc cơ bản trong việc dạy cho robot: học từ một lần biểu diễn và học bằng cách lập trình sẵn, trong đó mỗi con robot đều được lập trình bằng tay bởi các chuyên gia. Tuy nhiên, mỗi cách đều có những hạn chế nhất định. Với cách dạy từ việc biểu diễn, robot không thể tự áp dụng bài học cho các tình huống hoặc môi trường khác. Cách dạy thứ 2 lại đòi hỏi nhiều thời gian và công sức để lên kế hoạch và tính toán các tình huống. Bằng cách kết hợp 2 nguyên lý này, nhóm 2 nhà nghiên cứu Pérez-D’Arpino và Julie Shah đã có thể giúp 2 con robot tự dạy học lẫn nhau.

Pérez-D’Arpino cho biết: “Bằng cách kết hợp tính chất trực quan từ cách dạy biểu diễn với các thuật toán lập trình lên kế hoạch chuyển động, cách tiếp cận này có thể giúp những con robot làm được những dạng tác vụ mới mà chúng chưa từng được dạy trước đó, thí dụ như các quá trình lắp ráp nhiều bước thực hiện bởi những cánh tay robot trong nhà máy.”

Bước đầu tiên của quá trình dạy là cung cấp cho một con robot thông tin về cách tiếp cận hoặc nắm vắ các đối tượng với các ràng buộc khác nhau. Thí dụ khi mặc dù một vậy thể cụ thể có thể giống với các vật thể khác về hình dáng, như bánh xe và vô lăng, nhưng khi gắn vào những vị trí khác nhau trên xe thì chuyển động của chúng sẽ khác nhau. Ở giai đoạn thứ 2, một người sẽ dùng giao diện tương tác 3D để cho robot thấy cách hoàn thành tác vụ.

Trong các thử nghiệm, sau khi quan sát biểu diễn của con người, những con robot có thể tự truy cập lại kiến thức học đưọc để hoàn thành nhiệm vụ và khi cảm thấy cần thiết, chúng sẽ tự yêu cầu con người phê duyệt hoặc điều chỉnh cách làm. Khi không có sự chỉ dẫn từ con người, robot chỉ có thể đưa ra phán đoán để làm việc và theo nhóm nghiên cứu, khả năng hoàn thành tác vụ lúc này là 87,5%, còn khi có con người thì 100%.

Nhà nghiên cứu Pérez-D’Arpino cho biết: “Cách tiếp cận này cũng tương tự như cách con người học hỏi bằng cách quan sát cách hoàn thành thứ gì đó và kết nối điều đó với những gì mà họ đã biết về thế giới. Chúng ta không thể học hỏi một cách kỳ diệu chỉ từ một lần biểu diễn duy nhất và do đó, chúng ta lấy thông tin mới và kết hợp nó với những kiến thức trước đây về môi trường xung quanh.

Thú vị hơn, những kiến thức đã học có thể được con robot này dạy cho con khác. Trong phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã dạy một bộ các tác vụ cho Optimus - một con robot 2 cánh tay được thiết kế cho các nhiệm vụ gỡ bom. Sau đó, nó dần dần chuyển kiến thức học được sang Atlas, một con robot 2 chân. Vào cuối thử nghiệm, cả 2 con robot đều có khả năng mở cửa, di chuyển các vật thể và kéo những đồ vật từ các thùng chứa, mặc dù ngoại hình của 2 con robot là khác nhau và Atlas trước đó chưa từng được con người dạy.

Nguồn, tham khảo[sửa]

  • Tinhte.vn
  • MIT
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này