Sử dụng từ điển

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Trong gần một triệu từ vựng tiếng Anh thì một người nói tiếng Anh bình thường biết khoảng 60.000 từ.[1] Ngoài việc hỗ trợ phát âm và tra cứu ý nghĩa của từ, từ điển còn là công cụ hoàn hảo để nâng cao kỹ năng tiếng Anh thông qua lượng thông tin phong phú về ngữ pháp và cách sử dụng từ, tuy nhiên để có điều đó bạn phải biết cách sử dụng từ điển.

Các bước[sửa]

Tìm hiểu về từ điển[sửa]

  1. Chọn đúng loại từ điển. Thỉnh thoảng bạn nên thay từ điển để cập nhật thêm các từ vựng mới được bổ sung hằng năm.[2]
    • Cân nhắc mua từ điển chuyên ngành nếu nó có ích cho việc học hay công việc. Một số ví dụ về từ điển chuyên ngành là từ điển ngôn ngữ, từ điển kỹ thuật, từ điển theo vần, từ điển ô chữ, từ điển môn học (toán, hóa, sinh học v.v...), từ điển hình ảnh (rất tốt cho học ngoại ngữ hay tìm hiểu về kiến thức kỹ thuật), từ điển tiếng lóng và thành ngữ, và còn một số loại khác.
    • Lưu ý là nhiều quốc gia có từ điển bản địa của riêng họ, chúng hiệu quả hơn loại từ điển bạn tìm mua ở một nơi bất kì nào đó, chẳng hạn từ điển Macquarie của Úc, Oxford của Anh, Webster của Mỹ và v.v...
    • Một số trường trung học, đại học và doanh nghiệp ưu tiên sử dụng một loại từ điển nhất định. Đó là vì họ muốn sinh viên hay nhân viên có cách hiểu và sử dụng từ thống nhất, đảm bảo mọi người đều dùng đúng các thuật ngữ khi làm bài tập, biên tập và báo cáo.
  2. Đọc phần giới thiệu. Cách tốt nhất để biết cách sử dụng một loại từ điển nào đó là phải đọc phần giới thiệu, nơi trình bày về cách sắp xếp các mục từ. Phần giới thiệu cung cấp một số thông tin quan trọng như các từ viết tắt và mẫu tự phiên âm được sử dụng xuyên suốt từ điển.
    • Phần này nêu rõ cách bố trí các mục từ (họ thường ghi ra từ vựng, các biến thể của từ đó, từ loại, cách phát âm, giải nghĩa v.v...). Sau khi đọc xong bạn biết cách tra các từ muốn tìm và cách sử dụng thông tin tìm được.
    • Ngoài ra còn có thông tin về cách phát âm của các từ có cách đánh vần tương tự, hữu ích cho bạn khi nghe được một từ nào đó nhưng không biết cách viết. Ví dụ, nếu bạn nghe được là "not", đó có thể là chữ "knot" với âm "k" là âm câm, và danh sách đó cho bạn các gợi ý để tìm ra đúng từ.
  3. Tìm hiểu các từ viết tắt. Từ điển thường sử dụng các từ viết tắt trong phần mô tả nghĩa của từ. Do đó đôi khi bạn sẽ lúng túng khi chưa nắm rõ các từ viết tắt này. Thông thường người ta cung cấp một danh sách các từ viết tắt nằm gần những trang đầu, trong phần giới thiệu hoặc ngay sau đó.[3]
    • Ví dụ, “adj” viết tắt cho từ “adjective” và cho bạn biết từ mình đang tra cứu là loại từ gì. Tương tự, “adv” hay “advb” ứng với hai từ “adverb; adverbial” (trạng từ).
    • Đối với ký hiệu "n" ta có ít nhất ba trường hợp xảy ra: phổ biến nhất là "noun" (danh từ), nhưng cũng có thể là "neuter" (giống trung) hoặc "north" (phía bắc), căn cứ vào ngữ cảnh để xác định. Vì vậy bạn cần biết ngữ cảnh sử dụng từ mà mình cần tra.
  4. Tìm hiểu phần hướng dẫn phát âm. Nếu nhảy ngay vào tra từ mà không quan tâm tới hướng dẫn phát âm thì có thể bạn sẽ khó hiểu với các ký hiệu, do đó trước tiên bạn cần tìm hiểu ý nghĩa của các ký hiệu này.[4]
    • Cách phát âm của một từ được đặt giữa hai dấu gạch in nghiêng (\ \).
    • Dấu nhấn đơn (') đặt trước âm tiết là trọng âm chính của từ, dấu nhấn kép (") đặt trước âm tiết là trọng âm phụ của từ, âm nhẹ hơn hai loại trọng âm này không có đánh dấu nhấn. Ví dụ, từ penmanship sẽ được phiên âm như sau \'pen-m&n-"ship\.
    • Ký hiệu \&\ chỉ nguyên âm không nhấn. Ký hiệu này thường xen vào giữa một nguyên âm nhấn với một trong hai âm \r\ hay \l\, như trong từ sour \'sau(-&)r\.
    • Ký hiệu \ä\ tượng trưng cho âm "a" xuất hiện trong các từ như "caught" hay "fought". So sánh ký hiệu này với ký hiệu \a\ chỉ âm "a" trong những từ như "mat, map, snap" và còn nhiều từ khác. Một từ vựng không nhất thiết phải có ký tự "a" để có cách phát âm của ký tự này.

Tra từ[sửa]

  1. Tìm đúng phân vùng từ điển có ký tự đầu tiên của chữ cần tìm. Từ điển thường sắp xếp từ vựng theo thứ tự chữ cái abc. Ví dụ, chữ "dog" bắt đầu với "d" nên nằm trong phân vùng sau ký tự "c" và trước "e".
    • Để ý cách đánh vần của những từ dễ nhầm lẫn như "gnome" bắt đầu bằng ký tự "g", "psychology" bắt đầu với "p" hay "knock" bắt đầu với "k" và v.v...
    • Nếu biết chắc ký tự đầu tiên là gì, bạn có thể bắt đầu tra ký tự đó. Tuy nhiên nếu không tìm thấy từ này bạn nên thử tìm sang phần của chữ cái khác. Ví dụ, nếu bạn không biết rằng từ "psychology" bắt đầu với "p", đầu tiên bạn sẽ tìm trong phần chữ cái "s". Sau khi không tìm thấy bạn nên tìm tiếp trong phần chữ cái "p" vì bạn có thể suy luận ra từ các từ "psychic" và "psychosis".
    • Nên nhớ một số từ phát âm giống nhau nhưng cách viết rất khác. Chẳng hạn tự "throne" và "thrown" viết khác nhau và có nghĩa hoàn toàn khác. Vì vậy bạn phải cẩn thận với từ mình tra được.
  2. Đọc các chữ hướng dẫn. Đây là hai chữ nằm trên đỉnh trang giấy, cho bạn biết những từ nào có trên trang đó. Chúng giúp bạn xác định chính xác phần cần tìm cho chữ muốn tra.[5]
    • Ví dụ, bạn sẽ mở phần chữ cái "B" nếu đang tìm từ "bramble". Trong khi lật bạn phải nhìn lên đỉnh trang giấy cho đến khi tới trang có hai chữ "braid bread". Nó cho bạn biết trên trang đó có các từ nằm giữa hai từ braid và bread. Vì "bramble" bắt đầu với "b-r-a" nên nó sẽ nằm trong phần này.
    • Từ điển luôn sắp xếp theo thứ tự abc nên bramble (b-r-a) xuất hiện trước bread (b-r-e).
  3. Dò theo thứ tự từ trên xuống. Nếu bạn đang tìm từ "futile" thì nhìn dọc theo các từ "furry", "fuse" và "fuss". Vì từ cần tìm bắt đầu với "f-u-t" nên bạn phải nhìn lướt qua các từ bắt đầu với "f-u-r" và "f-u-s" cho đến khi thấy khu vực có các chữ bắt đầu bằng "f-u-t". Trong trường hợp này bạn dò từ trên xuống, đi qua "fut", "Futhark" và tiếp theo là từ "futile".
  4. Đọc phần mô tả ý nghĩa. Sau khi tìm ra vị trí từ, bạn sẽ thấy phần mô tả ý nghĩa của nó (nếu có nhiều hơn một nghĩa thì nghĩa phổ biến nhất được ghi đầu tiên), cách phát âm, cách viết hoa (nếu là danh từ riêng), loại từ và v.v...
    • Một vấn đề nữa là người học khó hiểu hết phần giải nghĩa, vì trong đó có các từ mà bạn không hiểu và tiếp tục phải tra, tuy nhiên không nên nản lòng. Bạn xem có thể hiểu các câu ví dụ cung cấp trong đó không, nếu không thì nên tra các từ chưa biết nghĩa.
    • Đôi khi từ điển cũng cung cấp từ đồng nghĩa (từ có cùng nghĩa với từ đang tìm) và từ trái nghĩa (có nghĩa ngược lại với từ cần tìm). Ví dụ, từ futile có một số từ đồng nghĩa như "fruitless" và "unsuccessful", từ trái nghĩa có thể là "effective" hay "helpful". Bạn cũng thấy các từ họ hàng của từ này như "futility".
    • Nhiều từ điển cũng ghi rõ nguồn gốc hay lịch sử dẫn tới xuất hiện từ vựng. Cho dù bạn không biết tiếng Latinh hay Hy Lạp Cổ đại, thông tin này cũng giúp bạn nhớ và hiểu được từ đó.
    • Nhiều từ điển cũng chỉ cách đánh vần các biến thể tiếng Anh khác (tiếng Anh Mỹ, Anh Anh, Anh Úc v.v...).
  5. Mặt khác, bạn cũng có thể dùng từ điển trực tuyến. Từ điển trực tuyến khá dễ dùng, bạn chỉ cần chọn một cái miễn phí và phù hợp cho mình, hoặc sử dụng phiên bản tốn phí nếu nơi học hay làm việc có đăng ký. Bạn phải gõ từ cần tra vào ô, công cụ tìm kiếm sẽ trả về từ đó cùng với mô tả ý nghĩa kèm theo và có hầu hết các thành phần như đề cập bên trên.
    • Tận dụng nội dung âm thanh có trong từ điển trực tuyến, chức năng này rất hữu khi bạn không biết cách phát âm của của từ.
    • Muốn sử dụng Google tìm nghĩa của từ, bạn gõ "futile nghĩa là". Công cụ tìm kiếm sẽ tìm ra ý nghĩa của từ đó.
    • Bạn lưu ý là các ứng dụng miễn phí không đầy đủ như ứng dụng tốn phí hay từ điển giấy, ghi nhớ điều này khi bạn không chắc mình đã tìm đúng câu trả lời hay chưa.

Sử dụng tính năng bổ sung của từ điển[sửa]

  1. Từ điển còn cung cấp các mẫu thư tiêu chuẩn. Thông thường từ điển giấy (không phải ứng dụng trực tuyến) có một số mẫu thư tiêu chuẩn để xin việc, thư trả lời, khiếu nại hay các văn bản có tính trang trọng khác.
  2. Tìm nhiều thông tin khác. Từ điển không chỉ có từ vựng và nghĩa của từ, một số còn cung cấp nhiều thông tin về thế giới dưới dạng các danh sách. Trong đó phổ biến nhất là thông tin về địa lý (như bản đồ, đất nước, thành phố, thủ đô v.v...).
    • Từ điển giấy thường có dữ liệu về đơn vị khối lượng và thể tích, cũng như bảng chuyển đổi giữa các loại đơn vị. Chức năng này khá tiện lợi khi bạn cần chuyển từ đơn vị cân Anh sang kilôgam và ngược lại.
    • Bạn cũng tìm thấy số liệu thống kê về dân số ở nhiều thành phố và đất nước, cũng như hình ảnh lá cờ của quốc gia, tiểu bang, tỉnh và các khu vực trên thế giới.
    • Nhiều từ điển còn bổ sung dang sách người nổi tiếng hay nhân vật lịch sử để bạn nghiên cứu.
  3. Vui học cùng từ điển! Mỗi khi rảnh bạn có thể mở mang thêm kiến thức cho mình bằng cách mày mò từ điển. Bạn chỉ cần mở ngẫu nhiên một trang nào đó rồi xem có từ nào lạ hay thú vị không. Chú ý ý nghĩa của những từ này và cố gắng bổ sung thêm vào kho từ vựng của mình, hoặc đem ra dùng sau đó để chúng thật sự ăn sâu và trí nhớ.
    • Chơi trò chơi từ điển với nhóm bạn. Trò chơi này yêu cầu phải có một cuốn từ điển và vài người bạn. Người đầu tiên tra một từ thật khó và ứng dụng nó vào một câu. Những người còn lại phải đoán xem từ đó có dùng đúng hay không hay chỉ là sự bịa đặt. Nếu có người đoán đúng thì đến phiên họ đố.
    • Thêm một trò chơi khác: Mỗi người sẽ chọn một từ quen thuộc với mọi người, sau đó đọc lớn ý nghĩa của từ đó được in trong từ điển. Những người còn lại phải ra sức đoán thật nhanh từ đó là từ gì, thậm chí phải la lên khi định nghĩa của nó còn đang được đọc.
    • Trò chơi với từ điển tiếng nước ngoài. Chọn một từ tối nghĩa nào đó rồi yêu cầu mọi người nghĩ ra ý nghĩa của nó và viết vào mảnh giấy, song song đó bạn cũng viết nghĩa đúng ra giấy, cuối cùng trộn lẫn các mảnh giấy và để họ đoán nghĩa nào "đúng".

Lời khuyên[sửa]

  • Nếu không thể tìm ra từ cần tra thì bạn kiểm tra lại mình đã đánh vần đúng chưa. Ví dụ, bạn sẽ không tìm thấy từ "isotope" nếu tra trong phần của chữ cái A, khả năng này xảy ra khi người nói có giọng miền nam.
  • Không lo lắng khi phải học từ nguyên của từ. Đa số từ vựng của chúng ta được lấy từ tiếng Hy Lạp hay Latinh, bạn sẽ thấy mình học khá nhiều từ có gốc lấy từ các tiếng này, nhưng sau khi nghiên cứu xong từ nguyên bạn bắt đầu hiểu các từ mới dễ dàng hơn bằng cách nhìn vào cấu trúc của chúng.
  • Nếu không biết đánh vần chính xác bạn nên dùng chức năng kiểm tra chính tả trong trình xử lý văn bản để xem gợi ý từ đúng.
  • Hiện nay bạn rất dễ tra nghĩa của từ bằng từ điển trực tuyến, nhưng phiên bản miễn phí thường không cung cấp đủ thông tin, vì vậy nói chung việc sở hữu một cuốn từ điển giấy là rất có ích mỗi khi các nguồn khác không thể đáp ứng.

Cảnh báo[sửa]

  • Mỗi loại từ điển có mô tả ý nghĩa không hoàn toàn giống nhau, một số có nội dung rất cụ thể. Bạn phải biết mình đang có loại từ điển nào. Một cuốn từ điển phổ thông là rất cần thiết trong trường hợp bạn mới chỉ có từ điển vần, tiếng lóng, thành ngữ, đồng nghĩa, hay từ điển chuyên ngành kỹ thuật.
  • Từ điển giấy dễ lỗi thời vì ngôn ngữ không ngừng thay đổi, bạn nên kiểm tra ngày xuất bản của từ điển. Có một cách để đánh giá độ cập nhật của từ điển là tra các từ tương đối mới như "chick flick"[6] hay "metrosexual".[7]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]