Sufi giáo

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Tập tin:Shahrukne Alam.jpg
Lăng của Sheikh Rukn-ud-Din Abul Fath tại Multan, Pakistan. Multan được gọi là Thành phố của các vị thánh vì nơi đây có nhiều lăng mộ của các vị thánh sufi
Tập tin:5741-Linxia-Huasi-Gongbei.jpg
Lăng Sufi giáo ở Lâm Hạ, Trung Quốc

Sufi giáo ( al-ṣūfiyya; taṣawwuf), hay Hồi giáo Sufi hay Hồi giáo mật tông thường được hiểu là xu hướng hay chiều kích thần bí của Hồi giáo (Islam) xuất hiện gần như đồng thời với Hồi giáo trên cơ sở của chủ nghĩa khổ hạnh. Mục đích của Sufi giáo là sự nhận thức chân lý tuyệt đối thông qua Tình yêu và sự hòa nhập với Thượng đế. "Con người – sáng tạo cuối cùng của Thượng đế – cần hướng tới sự hòa nhập với Người. Để đạt được điều này cần từ chối những sung sướng vật chất và kìm nén những mong muốn, khát khao ngoài một điều mong muốn khát khao duy nhất là được hoà nhập với Thượng đế".[1]

Con đường của Sufi giáo theo al-Ghazali có 9 bước:

1) hối hận trong lỗi lầm;

2) chịu đựng trong đau khổ;

3) mang ơn Thượng đế (Đấng Allah) vì những gì mà Ngài đã ban cho;

4) sợ hãi Đấng Tối cao;

5) hy vọng ở sự cứu rỗi;

6) tự nguyện chịu đói nghèo;

7) tránh xa cuộc đời;

8) từ chối mọi ước muốn của mình;

9) tình yêu đối với Thượng đế.

Năm bước đầu tiên là con đường chung dẫn đến sự hoàn thiện tâm linh được luật Shariah xác định cho tất cả tín đồ Islam. Bốn bước cuối là của riêng Sufi giáo. Trong mỗi bước như vậy Ghazali chia tiếp ra làm ba giai đoạn. Thí dụ, bước thứ ba: Sufi (người theo Sufi giáo) cần nhận thức ơn huệ của Thượng đế ban cho, điều mà Ngài có thể đã không làm. Cụ thể như Ngài đã tạo ra Sufi là một cơ thể sống chứ không phải hòn đá; có nhận thức chứ không phải như động vật không biết suy nghĩ; đàn ông chứ không phải đàn bà; có sức khoẻ đầy đủ chứ không đui mù, què quặt; người tốt chứ không phải người ác độc. Tiếp đó Sufi phải biết nhìn ơn huệ của Thượng đế như là phương tiện để đạt được sự hoàn thiện sau này. Và cuối cùng phải biết coi sự đau khổ như là hạnh phúc và cảm ơn Thượng đế vì điều này. Đến đây, Sufi không chỉ biết chịu đựng đau khổ mà còn vui mừng vì đau khổ.

Tham khảo[sửa]

  1. (Морочник С. Б. и Розенфельд Б. А. Омар Хайям – поэт, мыслитель, ученый. Сталинабад, 1957, tr. 15. Omar Khayyam. Thơ Rubaiyat. Nguyễn Viết Thắng giới thiệu, dịch và chú giải. Nhà xuất bản Văn học. Hà Nội, 2004.).

Đọc thêm[sửa]

  • Al-Badawi, Mostafa. Sufi Sage of Arabia. Louisville: Fons Vitae, 2005.
  • Ali-Shah, Omar. The Rules or Secrets of the Naqshbandi Order, Tractus Publishers, 1992, ISBN 978-2-909347-09-7.
  • Arberry, A.J.. Mystical Poems of Rumi, Vols. 1&2. Chicago: Univ. Chicago Press, 1991.
  • Austin, R.W.J.. Sufis of Andalusia, Gloustershire: Beshara Publications, 1988.
  • Azeemi,Khwaja Shamsuddin. Muraqaba: Art and Science of Sufi Meditation, Houston:Plato Publishing,Inc., 2005, ISBN 0-9758875-4-8.
  • Bewley, Aisha. The Darqawi Way. London: Diwan Press, 1981.
  • Burckhardt, Titus. An Introduction to Sufi Doctrine. Lahore: 1963.
  • Colby, Frederick. The Subtleties of the Ascension: Lata'if Al-Miraj: Early Mystical Sayings on Muhammad's Heavenly Journey. City: Fons Vitae, 2006.
  • Dahlen, Ashk. Female Sufi Saints and Disciples: Women in the life of Jalal al-din Rumi, Orientalia Suecana, vol. 57, Uppsala, 2008.
  • Dahlen, Ashk. Sufi Islam, The World's Religions: Continuities and Transformations, ed. Peter B. Clarke & Peter Beyer, New York, 2009.
  • Emin Er, Muhammad. Laws of the Heart: A Practical Introduction to the Sufi Path, Shifâ Publishers, 2008, ISBN 978-0-9815196-1-6.
  • Emin Er, Muhammad. The Soul of Islam: Essential Doctrines and Beliefs, Shifâ Publishers, 2008, ISBN 978-0-9815196-0-9.
  • Ernst, Carl. The Shambhala Guide to Sufism. HarperOne, 1999.
  • Fadiman, James and Frager, Robert. Essential Sufism. Boulder: Shambhala, 1997.
  • Farzan, Massud. The Tale of the Reed Pipe. New York: Dutton, 1974.
  • Gowins, Phillip. Sufism — A Path for Today: The Sovereign Soul. New Delhi: Readworthy Publications (P) Ltd., 2008. ISBN 978-81-89973-49-0
  • Gupta, R.K. The Science and Philosophy of Spirituality, 2006, ISBN 81-7646-545-3
  • Gupta, R.K. Sufism Beyond Religion, 2004, ISBN 81-7646-411-2
  • Gupta, R.K. Yogis in Silence-The Great Sufi Masters, 2001 ISBN 81-7646-199-7
  • Khan, Hazrat Inayat. The Sufi message, Volume IX — The Unity of Religious Ideals, Part VI, SUFISM — Wahiduddin.net
  • Koc, Dogan, "Gulen's Interpretation Of Sufism", Second International Conference on Islam in the Contemporary World: The Fethullah Gülen Movement in Thought and Practice], December 2008
  • Lewinsohn (ed.), The Heritage of Sufism, Volume I: Classical Persian Sufism from its Origins to Rumi (700-1300).
  • Michon, Jean-Louis. The Autobiography (Fahrasa) of a Moroccan Soufi: Ahmad Ibn `Ajiba (1747-1809). Louisville: Fons Vitae, 1999.
  • Nurbakhsh, Javad, What is Sufism? electronic text derived from The Path, Khaniqahi Nimatullahi Publications, London, 2003 ISBN 0-933546-70-X.
  • Rahimi, Sadeq (2007). Intimate Exteriority: Sufi Space as Sanctuary for Injured Subjectivities in Turkey., Journal of Religion and Health, Vol. 46, No. 3, September 2007; pp. 409–422
  • Schimmel, Annemarie, Mystical Dimensions of Islam. Chapel Hill: University of North Carolina Press, 1983. ISBN 0-8078-1223-4
  • Schmidle, Nicholas, "Pakistan's Sufis Preach Faith and Ecstasy", Smithsonian magazine, December 2008
  • Shah, Idries. The Sufis. New York: Anchor Books, 1971, ISBN 0-385-07966-4.

Liên kết ngoài[sửa]

Liên kết đến đây