Tính tỷ lệ lợi nhuận gộp

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Lợi nhuận gộp là sự so sánh khá đơn giản giữa chi phí hàng hóa mà công ty bạn bán với thu nhập phát sinh từ hàng hoá đó. Tỷ lệ lãi gộp là tỷ suất giữa lợi nhuận gộp trên tổng doanh thu, thể hiện thành tỷ lệ phần trăm. Tỷ lệ lãi gộp là một cách thức nhanh chóng nhưng hữu dụng để so sánh một cách có ý nghĩa công ty bạn với đối thủ cạnh tranh hoặc các chỉ số trung bình ngành. Nó cũng có thể được sử dụng để so sánh hiệu quả hiện tại của công ty bạn với quá khứ, đặc biệt là tại các thị trường mà giá cả hàng hóa của bạn có thể biến động đáng kể.

Các bước[sửa]

Tính Lợi nhuận Gộp[sửa]

  1. Tính tổng doanh thu của bạn. Cộng tất cả thu nhập từ các chương trình, hàng hóa và sản phẩm khác nhau mà doanh nghiệp của bạn bán. Đây là tổng doanh thu của bạn. Bạn không nhất thiết phải tính toàn bộ doanh thu của doanh nghiệp mà tùy vào nhu cầu cụ thể, bạn có thể muốn tính doanh thu cho từng bộ phận hoặc sản phẩm riêng lẻ của doanh nghiệp bạn.
    • Ví dụ: Một cửa hàng thể thao với 40,000 USD doanh thu từ quần áo, 25,000 USD từ sản phẩm ngoài trời và 35,000 USD từ bán hàng thiết bị sẽ có tổng doanh thu là" 40,000 USD + 25,000 USD + 35,000 USD = 100,000 USD.
  2. Tính giá vốn hàng bán. Cộng các chi phí liên quan đến việc bán sản phẩm để tính giá vốn hàng bán (hoặc "GVBH"). Đối với một doanh nghiệp mua đi bán lại, nó bao gồm chi phí của chính sản phẩm, cộng với chi phí vận chuyển và tồn kho. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp bạn sản xuất chính sản phẩm của mình, giá vốn hàng bán sẽ là tổng hợp của giá nguyên vật liệu, nhân công và chi phí nhà máy.
    • Lưu ý: GVBH không bao gồm các chi phí phát sinh từ tiền lương, thuế thu nhập doanh nghiệp, chi phí lãi suất, vv… GVBH chỉ là thước đo chi phí mà doanh nghiệp bạn phải tiêu tốn để tạo ra và bán hàng hóa của mình.
    • Ví dụ: Nếu để mua, vận chuyển và tồn kho sản phẩm, cửa hàng sản phẩm thể thao của chúng ta trả chi phí 20,000 USD cho quần áo, 7,500 USD cho sản phẩm ngoài trời and 17,500 USD cho thiết bị, tổng giá vốn hàng bán sẽ là 20,000 USD + 7,500 USD + 17,500 USD = 45,000 USD'.
  3. Trừ GVBH từ tổng doanh thu. Khi trừ tổng giá vốn hàng bán từ tổng doanh thu, bạn tính được lợi nhuận gộp trong kỳ của doanh nghiệp bạn. Con số mà bạn tính được thể hiện bạn kiếm được bao nhiêu tiền từ việc bán sản phẩm của bạn - từ nguồn tiền này, bạn sẽ phải trả thuế doanh nghiệp, tiền lương, thanh toán lãi suất, vv. Lợi nhuận gộp nên là số dương - nếu nó âm nghĩa là bạn đang mất tiền khi bán sản phẩm ở mức giá hiện tại.
    • Ví dụ: Trong trường hợp cửa hàng sản phẩm thể thao của chúng ta, lợi nhuận gộp sẽ là 100,000 USD - 45,000 USD = 55,000 USD.

Tính Tỷ lệ Lãi Gộp[sửa]

  1. Chia lợi nhuận gộp cho tổng doanh thu. Tỷ lệ lãi gộp (đôi khi chỉ gọi là "tỷ lệ gộp") khác với lợi nhuận gộp. Tỷ lệ lãi gộp là tỷ lệ lợi nhuận gộp trên tổng doanh thu của bạn. Nó thể hiện bạn đang thực sự kiếm được bao nhiêu tiền từ việc bán sản phẩm của bạn - ví dụ, nếu bạn bán sản phẩm với giá 20 USD, nhưng bạn tốn 10 USD để có được mỗi sản phẩm trên kệ, như vậy, bạn chỉ thực sự kiếm được 10 USD cho mỗi sản phẩm bạn bán.
  2. Thể hiện tỷ lệ này theo tỷ lệ phần trăm. Tỷ lệ lãi gộp thường được viết thành tỷ lệ phần trăm. Một khi bạn có tỷ lệ lợi nhuận gộp / tổng doanh thu, chỉ cần nhân kết quả số thập phân với 100 để có được giá trị phần trăm.
    • Ví dụ: Với cửa hàng sản phẩm thể thao, tỷ lệ lãi gộp là: 55,000/100,000 = .55 &nhân; 100 = 55% . Nói cách khác, tính trung bình cho mỗi sản phẩm chúng ta bán ra, chúng ta lãi được 55% từ chi phí.
  3. Sử dụng tỷ lệ lãi gộp để theo dõi hiệu quả kinh doanh của bạn. So sánh tỷ lệ lãi gộp hiện tại của doanh nghiệp với quá khứ. Nếu tỷ lệ lãi gộp của bạn đang tăng lên, doanh nghiệp bạn đang trở nên hiệu quả hơn trong phạm vị hoặc là kiếm được nhiều tiền hơn khi bán sản phẩm hoặc là tốn ít tiền hơn để có được sản phẩm. Nếu tỷ lệ lãi gộp của bạn đang đi xuống, điều ngược lại là đúng.
    • Ví dụ: Giả sử cửa hàng sản phẩm thể thao của chúng ta có tỷ lệ lãi gộp là 48% vào tháng trước, nhưng tháng này, chúng ta mua sản phẩm từ nhà bán buôn khác có giá tốt hơn, nên tỷ lệ lãi gộp hiện tại đạt được là 55%. Trong trường hợp này, hiệu quả kinh doanh của chúng ta, tính theo tỷ lệ lãi gộp, đã tăng 7%.
  4. So sánh tỷ lệ lãi gộp của bạn với đối thủ cạnh tranh. Việc so sánh tỷ lệ lãi gộp của bạn với các chỉ số mà bạn có thể tìm thấy ở đối thủ cạnh tranh hoặc tổng thể trong ngành của bạn là rất hữu ích. Nếu tỷ lệ lãi gộp của bạn cao hơn, bạn đang kinh doanh có lợi thế hơn so với đối thủ, người sẽ phải bán nhiều sản phẩm hơn để kiếm bằng số tiền mà bạn kiếm được, và ngược lại.
    • Bạn có thể tìm thấy thống kê ngành từ các báo cáo của hiệp hội thương mại và các ấn phẩm công nghiệp cho việc kinh doanh của bạn. Nếu bạn chưa đặt mua ít nhất một ấn phẩm, hãy bắt đầu xem xét nó. Những ấn phẩm này là công cụ vô giá cho việc học hỏi các xu thế và sự sáng tạo trong loại hình kinh doanh của bạn.

Lời khuyên[sửa]

  • Tỷ lệ lãi gộp không phải là một bức tranh hoàn chỉnh. Nó không xem xét các chi phí mềm hoặc gián tiếp như tiền điện nước, tiền thuê địa điểm, tiền lương và bảo hiểm. Tính lợi nhuận ròng của bạn bằng cách trừ đi các chi phí quản lý chung từ lợi nhuận gộp của bạn. Bạn có thể tính tỷ lệ lãi ròng bằng cách chia lợi nhuận ròng cho tổng thu nhập của bạn.
  • Việc tính toán tỷ lệ lãi gộp cho các sản phẩm và dịch vụ khác nhau mà công ty của bạn cung cấp cũng có thể hữu ích. Nó giúp bạn xác định những mặt hàng nào có lợi nhất, và những mặt hàng nào bạn nên xem xét để ngưng cung cấp.

Những thứ bạn cần[sửa]

  • Sổ sách doanh thu và chi phí
  • Máy tính, chương trình bảng tính hoặc phần mềm kế toán


Nguồn và trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây