Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Thảo luận:Độ pH là gì?
Từ VLOS
Longdaicat,
06:29,
14/8/2011
(UTC)
pH (potential of hydrogen) là chỉ số đo độ hoạt động của các ion hiđrô (H ) trong dung dịch. Trong các hệ dung dịch nước, độ hoạt động của ion hiđrô được quyết định bởi hằng số điện ly của nước (Kw) = 1,011 × 10−14 ở 25°C và tương tác với các ion khác có trong dung dịch. Do vậy một dung dịch trung hòa (độ hoạt động của các ion hiđrô cân bằng với độ hoạt động của các ion hiđrôxít) có pH xấp xỉ 7. Các dung dịch nước có giá trị pH nhỏ hơn 7 được coi là có tính axít, ngược lại giá trị pH lớn hơn 7 được coi là có tính kiềm (bazơ).
Độ cứng của nước là hiệu số của KH (Carbonate hardness) – GH (General hardness). Khi CO2 tan trong nước tạo ra Carbonic acid vì vậy nước sẽ giảm pH, nếu nước vấn tiếp tục giảm pH trở thành môi trường Acid thì sự sống không thể nào tồn tại được. Tuy nhiên quy luật sinh tồn làm cho thiên nhiên tạo ra một số thành phần Carbonate tan ra từ muối khoáng có khả năng giữ lại Acid đã tan trong nước và giúp cho độ pH của nước không biến đổi nhiều. Chỉ số khả năng làm cho độ pH của nước không đột biến thay đổi của tạp chất trong nhóm Carbonate được gọi là KH, còn chỉ số của tất cả các Ion trong nước khác được gọi là GH.
Tham khảo : http://www.longdaicat.com/index.php?option=com_content&view=article&id=50&Itemid=54