Thảo luận:Mô phỏng sinh học: Từ phân tử đến động cơ

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Chào Thảo, Cảm ơn bạn đã góp ý thảo luận.

Đúng là "bottom up", và chính xác là "bottom-up". Mình đã sửa lại.

"Mình nghĩ cơ học thống kê mang đến cho nhiệt động học một logic toán học" là một câu khá chính xác. Từ dữ liệu của cơ học thống kê, người ta đã xây dựng các phương trình toán học cho các hạt vi mô và cả vĩ mô biểu hiện qua nhiệt động học. Như Heisenberg viết hệ thức bất định cho mối quan hệ giữa tọa độ và động lượng của vi hạt, và đây là một kết luận toán học. Hay như Newton viết công thức toán học mô tả 3 định luật của mình cho thế giới vĩ mô. Nên mình thấy, cụm từ "logic toán học" mang nghĩa khái quát và thể hiện tính ứng dụng của toán học - phần không thể thiếu trong vật lý.

Mình không biết nhiều thông tin về thành tựu Vật lý hiện đại gần đây, nên mình nghĩ bạn có nhận xét toàn diện hơn. Cảm ơn bạn.

Và đúng là, tri thức khoa học luôn ở dưới "chân lý".

Tran Manh Hao, 12:24, 22/7/2011 (UTC)

Chào anh Hào, em xin phép tham gia một vài ý kiến:

1. Có lẽ thuật ngữ "bottom to top" thường được dùng là "bottom up" (và "top down").

2. "Thêm vào đó, cơ học thống kê mang đến cho nhiệt động học một lôgic toán học": theo em câu này nên dùng từ "một cơ sở vi mô". Logic toán học của nhiệt động học (không cần cơ học thống kê) được ca ngợi là một trong những phần hoàn chỉnh nhất của vật lý (Einstein) và so sánh với hình học Euclide.

3. "Biết đâu, một ngày nào đó bộ môn "tân nhiệt động học" ra đời, trở thành lý thuyết bao trùm tất cả mọi vật (theory of everything) kéo dài từ hệ thống vĩ mô đến hệ thống vi mô, từ hằng hà sa số phân tử đến tận cùng của một phân tử." Phần này em xin thảo luận ngoài: bộ môn đó theo em đã ra đời với sự hôn phối của vật lý thông kê-lý thuyết thông tin, lý thuyết các quá trình ngẫu nhiên (stochastic processes) với tên gọi vật lý thống kê (và nhiệt động học) các quá trình không cân bằng, hoặc toán học hơn là lý thuyết các quá trình ngẫu nhiên. Tuy nhiên theory of everything thì đúng là rất (vô cùng) xa vời, cá nhân thì em nghĩ sẽ không đạt đến được... nhận thức sẽ chỉ luôn luôn tiệm cận chân lý.

Phạm Thạch Thảo, 13:47, 20/7/2011 (UTC)