Thảo luận:Tại sao chúng ta quan tâm đến loài?

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

@ Việt Long: right whale n (Life Sciences & Allied Applications / Animals) any large whalebone whale of the family Balaenidae. They are grey or black, have a large head, and, in most, no dorsal fin, and are hunted as a source of whalebone and oil See also bowhead [perhaps so named because it was right for hunting]

Hồ Hữu Thọ, 02:45, 18/4/2011 (UTC)

@Thọ:

1. Mình thấy nói dựa trên "các đặc điểm chung" thì chung chung quá (thực ra ai cũng mơ màng hiểu như vậy). Vấn đề nảy sinh là làm sao định nghĩa các đặc điểm chung này mới thực sự là vấn đề khó khăn. Nếu tác giả lấy một ví dụ cụ thể mô tả người ta định nghĩa các đặc điểm chung này thế nào thì mình nghĩ người đọc sẽ hình dung được "How to identify species?" dễ dàng hơn. Bằng không mình chỉ có ấn tượng là "Identifying species is very difficult!"

Cái này có lẽ ta dịch thêm phần đọc thêm [2].

2. Vấn đề mà Thọ nêu ra mình hiểu như sau: Loài, chi, bộ là các khái niệm hiện tại chứ không phải quá khứ. Bộ là nhóm các loài 'trong hiện tại' mà 'quá khứ' có cùng tổ tiên. Tất cả các sinh vật trong một bộ 'hiện tại' không có quá trình (đang) tiến hóa chung (vì không trao đổi gene với nhau), và giả thiết là trong 'quá khứ' có một loài (hiện nay không còn) là tổ tiên chung cho bộ đó, loài đó trong 'quá khứ' có cùng quá trình tiến hóa cho đến khi phân ly (cũng là giả thiết mà thôi - ta luôn sống trong hiện tại.)

Phạm Thạch Thảo, 11:42, 23/3/2011 (UTC)

Thảo có thể giải thích tại sao lại sơ sài không, mình thấy có thể hiểu bài viết này là: PSC là cách nhận diện loài bằng cách đối chiếu với các đặc điểm chung đặc trưng của từng loài. Nếu các sinh vật có chung những đặc trưng này thì có nghĩa là chúng có cùng quá trình tiến hóa, và như vậy chúng thuộc cùng một loài.

Mình không hiểu tại sao các sinh vật trong cùng một chi, họ, bộ lại không có cùng quá trình tiến hóa? Mình nghĩ là kiểu gì nó cũng phải có chung một quá trình tiến hóa nhất định lúc đầu, sau đó mới tiến hóa tách nhau ra chứ nhỉ?

Hồ Hữu Thọ (thảo luận) 17:07, 23/3/2011 (ICT)

đồng ý với chị Phạm Thảo, em dịch thấy nghĩa của nó không thuyết phục cho lắm

Khiếu Phương Lan, 01:48, 23/3/2011 (UTC)

Em thấy bài này phần dưới có vẻ kém hay, phần đầu mô tả thuyết Mayr rất hay nhưng thuyết PSC sơ sài quá, kết luận cũng hơi yếu.

Phạm Thạch Thảo, 17:49, 22/3/2011 (UTC)

em học dịch chưa được nhiều. nên có sai sót, mọi người chỉnh giúp em với nhé! cám ơn mọi người nhiều !

Khiếu Phương Lan, 13:20, 22/3/2011 (UTC)

@Khi 2 ng sửa cùng 1 lúc, wiki sẽ hiện cảnh báo là có người đã thay đổi trang trong khi bạn soạn thảo; bạn bình tình kéo trang xuống phía dưới để xem ng đó đã sửa gì, sau đó bạn có thể copy phần bạn vừa sửa ở ô soạn thảo trước đây (trên cùng) xuống ô soạn thảo hiện thời (dưới cùng) và ấn lưu. Như vậy, bạn có thể cập nhật sửa đổi của mình cùng với những sửa đổi của ng khác mà ko bị mất thông tin.

Cao Xuân Hiếu, 07:31, 19/3/2011 (UTC)

Wiki là như thế mà Thảo, mỗi người được làm theo ý mình để cuối cùng tìm ra được cái chung tốt nhất.

Hồ Hữu Thọ (thảo luận) 10:09, 19/3/2011 (ICT)

Sorry Tho sửa tiếp nhé, mình dừng, mình không biết nên lại lưu bản cũ. Hai người sửa cùng một lúc :D

Phạm Thạch Thảo, 16:17, 18/3/2011 (UTC)

Đấy là nói quá rồi bác Hiếu ạ. Cả bác với Hawking đều nói quá :)) Thank Thọ sửa từ giúp, mình chưa đọc lại cẩn thận :D

Phạm Thạch Thảo, 06:54, 17/3/2011 (UTC)

hì hì, khi mà Biology gồm vào Computational Biology thì Biologist mất việc nhiều :-(. Giống như khi được hỏi Stephen Hawking trả lời là ko hy vọng đến khi nhân loại hiểu được hết vật lý vì khi đó ông ấy sẽ thất nghiệp :-P

Cao Xuân Hiếu, 14:50, 16/3/2011 (UTC)

Vâng, để xem dần ạ :D Nói về chuyện chuyển một tiêu chuẩn định tính thành định lượng đúng là xu hướng hiện nay của sinh học. Hôm trước em nghe bài nói chuyện người ta cho rằng ít lâu nữa sẽ không còn khái niệm Biology và Computational Biology mà chỉ có một mà thôi! Nhân tiện, theo em vấn đề định danh loài thực chất là recognizing proplems được biết đến rất nhiều trong kỹ thuật (chẳng hạn ứng dụng trong nhận diện mã vạch, mã chấm, chữ viết, vân tay...) Nhận diện bằng DNA thực chất cũng là dạng này. Em nghĩ somehow có thể giải quyết theo hướng đó.

Một vấn đề khác một chút là lấy các tiêu chuẩn nào để nhận diện, chẳng hạn kích thước cơ thể, hoặc mẫu DNA, hoặc gì đó khác thì xem ra còn phức tạp hơn. Đó cũng là lý do DNA tree đôi khi rất khác với các cây phân loại theo hình thái...

Phạm Thạch Thảo, 16:39, 15/3/2011 (UTC)

hehe, thì Thảo đọc thêm đoạn phía dưới với 2 scenario xem có hợp lý k? Theo tôi thì 2 vấn đề ở đây 1) về mặt lý thuyết để quy kết 1 loài là loài gì; 2) các quy trình phân loại chuẩn để định danh 1 sv bất kỳ thuộc về 1 loài xác định. Cái khó ở đây là chuyển những khái niệm định tính thành những thước đo định lượng. Vd. Loài RHG có mõm ngắn trong khi giải TH có mõm lợn. Mà mõm lợn thì ngắn. Vậy có hay ko 2 khái niệm trùng nhau?

Cao Xuân Hiếu, 12:45, 15/3/2011 (UTC)

@bác Hiếu: Đúng là trong hoàn cảnh dẫn bởi tác giả, câu hỏi "Đây là loài gì?" và "Làm thế nào để dịnh danh loài?"hợp lý hơn. Nhưng em cho rằng cả chuỗi lý thuyết ở dưới hướng đến câu hỏi "Loài là gì?" nên để chờ xem các đoạn dịch dưới diễn ra thế nào...(có thể... ý tác giả là muốn trừu tượng hóa câu hỏi như thế :D)

Phạm Thạch Thảo, 12:04, 15/3/2011 (UTC)

Chắc phải dịch hết để hiểu toàn bộ ý tưởng mới hiệu chỉnh chính xác được thuật ngữ và ngữ cảnh...bài này cũng thú vị...

Phạm Thạch Thảo, 11:42, 15/3/2011 (UTC)

"What Is a Species? How Do We Know a Species When We Find One?" Hãy thử đặt lại vấn đề về 2 câu hỏi này. Liệu có thể hiểu 2 câu hỏi này là "Đây là loài gì?" cho câu hỏi "cái gì" và "Làm thế nào nào định danh được loài này?" cho câu hỏi "như thế nào?". Giờ thử đặt lại vào ngữ cảnh xem các khó khăn chuyển ngữ có được giải quyết hết hay k?

Cao Xuân Hiếu, 10:47, 15/3/2011 (UTC)