Thảo luận:Thái Âm

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bài viết rất hay cảm ơn người viết, đặc biệt là phần viết về điều kiện được hưởng nhật nguyệt tịnh minh theo cách nhìn nhận của cụ thiên lương. Mình sinh ngày 25 tháng 12 năm 1995 giờ ngọ, lá số có phông cách nhật nguyệt tịnh minh song mệnh cả thân lại nằm trong tam hợp âm trực phù, cung ngọ có triệt đóng, như vậy bản thân sẽ không hưởng được nhật nguyệt tịnh minh. Nghiệm lại mình đến giờ vẫn ăn vào sao thiên đồng nhiều, có dáng đi con vịt và xương chậu to cùng đùi to nhưng thân trên gầy, đồng thời hiền chả thích vun vén tiền bạc mà lại làm từ thiện vì vậy mình nghĩ triệt ít nhiều đã giúp thay đổi ngũ hành của tam hợp dần ngọ tuất giúp mình hấp thụ được đồng âm song chỉ ở mức hãm, như vậy mình vẫn có thể hưởng được thái âm chiếu. Xin người viết chỉ giáo về vấn đề triệt đã tạo ra sự thay đổi như trên là đúng không, đồng thời điều này sẽ giải quyết được một vấn đề về triệt đóng cung nào thì cung đó có tình chống đối rất mạnh với cung xung để chiếm lấy yếu tố của cung xung dù có bị khắc, theo bác bửu đình cũng từng nhận xét triệt có tình khinh khi ghét bỏ nên mình trộm nghĩ triệt không những triệt trong cung mình mà còn triệt cả đối thủ xung chiếu với mình.

Quangvt, 01:14, 9/8/2015 (UTC)

2.Sao Thái Âm:

2.1 Một cái nhìn tổng thể:

Thái Âm là biểu tượng cho Mặt Trăng, cho người Mẹ, đối với cơ thể người là con mắt bên trái, tượng trưng cho lòng nhân hậu, dịu dàng. Thái Âm với Thái Dương gắn bó khăng khít với nhau để tạo nên một cái nhìn ban đầu sơ lược về cuộc đời đương số.

Trong khi Thái Dương là ánh sáng của lý trí, đôi khi nóng nảy làm cho ta khó chịu, thì ánh sáng của Thái Âm lại nhẹ nhàng tỏa ra không gian như xoa dịu đi cái nóng nảy của Thái Dương. Thái Âm cũng là lý trí, nhưng mà là lý trí luôn đi cùng với một trái tim nhân ái và lòng vị tha. Thái Dương đường đường chính chính lúc nào cũng rạng rỡ tỏa sáng mạnh mẽ, còn Thái Âm lúc tròn lúc khuyết. Cho nên Thái Dương thì cương, gặp khó khăn sẵn sàng đương đầu; còn Thái Âm thì nhu hòa uyển chuyển, dễ dàng lùi bước nhưng để về sau lại tiến lên.

Thái Dương ban bố ân huệ rộng khắp, ai cũng được hưởng từ Thái Dương, còn Thái Âm chỉ tỏa sáng vào những ngày trăng tròn, sự ban phát ân huệ có tính toán hơn. Chính vì thế chỉ có người mện Kim, mệnh Thủy, mệnh Mộc mới thật sự được Thái Âm phù trì. Các mệnh khác được hưởng rất ít, nếu không muốn nói là Thái Âm không phù trì cho người mệnh Hỏa, Thổ.

Thái Âm tượng trưng cho sự dịu dàng uyển chuyển không phải sự vươn lên mạnh mẽ bất chấp khó khăn như Thái Dương cho nên sợ Tuần Triệt hơn Thái Dương. Nguyệt miếu vượng bị Tuần Triệt nếu không có Xương Khúc Quang Quý Tả Hữu phù trì sẽ thành ra tối hãm, phá cách. Nguyệt hãm gặp Tuần Triệt sẽ giảm cái xâu đi ( chứ không phải biến thành miếu vượng).

Thái Âm dù miếu vượng cũng không thể điều khiển được Linh Hỏa như Thái Dương, gặp Linh Hỏa họa nhiều hơn Phúc. Tối kỵ Đà La, Kình Dương thành phá cách. Gặp Không Kiếp bình thường không tốt không xấu, nếu Nguyệt hãm gặp Không Kiếp thì phá hoại mạnh.

Thái Âm không sợ Hóa Kỵ khi miếu vượng mà điều khiển được Hóa Kỵ, khi Hóa Kỵ miếu nữa sẽ thành kỳ cách, rất quý. Lúc này Hóa Kỵ mới thật sự được gọi là Mây Ngũ Sắc chầu Thái Âm.

Thái Âm với Thái Dương lấy trục Sửu Mùi làm quân bình, Thái Dương đi nghịch, Thái Âm đi thuận. Thái Âm hóa khí là Lộc cho nên Thái Âm miếu vượng tốt nhất đóng ở cung Tài Bạch và Mệnh, con trai cung Phu Thê có Thái Âm tối quý, cũng như con gái cung Phu Thê có Thái Dương.

Thái Âm hóa ra đủ cả bốn Lộc Quyền Khoa Kỵ, cho nên Thái Âm tượng trưng cả cho sự biến hóa không lường trước được

2.2 Thái Âm và các tinh đẩu khác:

2.2.1 Thái Âm và các chính tinh:

Thái Âm chỉ có thể đồng cung Thái Dương (tại Sửu Mùi), Thiên Đồng ( tại Tý Ngọ), Thiên Cơ (tại Dần Thân). Ngoài ra là độc thủ. Thái Âm miếu vượng ở cung Âm luôn tốt hơn ở cung Dương. Thái Âm hãm địa ở cung Âm nguy hại hơn khi hãm ở cung Dương. Thái Âm đi với các sao Thiên Cơ, Thiên Đồng, Thiên Lương tạo thành cách Cơ Nguyệt Đồng Lương là một trong 5 thượng cách của Tử Vi.

2.2.1.1 Thái Âm, Thiên Đồng ở Tý Ngọ:

Thái Âm ở Tý là nơi vượng địa, rất đẹp được gọi là "Trăng sáng trên sông". Đi cùng sao Thiên Đồng cũng vượng địa, cung Mệnh an tại đây là người nhân hậu từ thiện. Con trai là bậc quân sư có tài can gián các bậc vua chúa, ăn nói nhẹ nhàng nhưng đanh thép. Nếu là con gái sẽ rất đẹp, hội thêm Tang Hổ Khốc Hư Riêu thì lận đận về chuyện tình duyên, chuyện gia đình thường không êm đẹp.

Đi cùng Văn Khúc càng tốt, con trai cung Phu Thê ở Tý có Thái Âm thêm Văn Khúc gọi là cách "Thiềm cung triết quế" lấy được vợ rất đẹp dịu dàng có học thức, nếu thêm Hóa Khoa nữa thỉ người hôn phối giỏi giang. Trường hợp cung Phu Thê ở Tý có Thái Âm ngộ Văn Khúc chắc chắn cung Mệnh ở Dần có Cự Nhật ngộ Văn Xương. Cho nên con trai có cách này gọi là Thiềm cung triết quế cũng đúng thôi. Mệnh có Cự Nhật ở Dần lại có Văn Xương rất quý, như vậy lấy vợ cũng phải là người tài năng xinh đẹp. Ở đây các cụ nói Thái Âm Văn Khúc cư Phu Thê là Thiềm cung triết quế nhưng chính thực ra là để chỉ Cự Nhật ở Dần có Văn Xương. Trai tài gái sắc kết hợp thật là đẹp lắm. Lưu ý chỉ đúng cho con trai, con gái có cách này không được đẹp như trên nhưng cũng lấy được chồng giàu có tình nghĩa.

Nếu có thêm Kình Dương, rất cần thêm Phượng Các Giải Thần. Phương Giải sẽ làm cho Kình Dương trở nên bớt hung hiểm. Vợ chồng chỉ khắc khẩu mà thôi, chứ vẫn đầu bạc răng long. Không có Phượng Giải thì hôn nhân trắc trở, người hôn phối sau này kiêu căng lắm.

Nếu gặp thêm Đà La là phá cách, dẫu có Phượng Giải cũng chịu chết không làm gì được. Lúc này rất cần Quang Quý chiếu về hoặc Hóa Khoa đồng cung để giải bớt Đà La. Tuy nhiên vẫn không thể tốt đẹp hoàn mỹ được.

Thái Âm ở Tý cùng với Thiên Đồng nếu ngộ thêm Tuần Triệt rất cần Văn Khúc Tả Phù Quang Quý hội hợp chiếu về, chỉ trắc trở ban đầu, về sau vẫn tốt như thường. Đặc biệt sao Tuần, Triệt trong trường hợp này nếu có đủ Quang Quý Khúc Tả hội hợp về sẽ như cái phanh làm cho sao Thiên Đồng trở nên vững chãi hơn, không hay thay đổi.

Thái Âm Thiên Đồng cư Ngọ. Ngọ là nơi Thái Âm tối hãm nhất, Thiên Đồng cũng hãm địa. Lúc này lại phải suy ngẫm đến câu "Cùng tắc biến", Đồng Âm trong trường hợp này phải HÓA được ( thành Quyền ,Lộc, Khoa) sẽ là phản vi kỳ cách. Nếu có thêm Kình Dương, Kình thuộc Kim, cung Ngọ lại là nơi Dương Hỏa cực vượng, cho nên Kình bị hãm rất xấu. Kình cư Ngọ gọi là cách "Mã đầu đới kiếm", sao Thiên Đồng lại chủ sự di chuyển không ổn định cho nên sẽ là hình ảnh tướng cưỡi ngựa đi ra biên cương. Tướng này chỉ phát huy được tài năng nếu anh Thiên Đồng Thái Âm Hóa Khí được, Tướng sẽ thành có Tướng trí thức ( do Hóa Khoa), có Quyền ( do Hóa Quyền) và có Lộc ( do Hóa Lộc). Tướng giỏi có quyền có tiền thì quân sỹ mới theo để phò trợ mà làm nên công danh. Ngay trong trường hợp này sự nguy hại của Kình hãm vẫn còn rất lớn, cho nên rất cần thêm Phượng Giải để hóa giải đi. Chính từ hình ảnh đó mà sách Tử Vi xưa mới chép lại: Đồng Âm hãm cư Ngọ ngộ Kình, Phượng uy trấn bốn phương. Tuy nhiên bắt buộc phải có Tam Hóa mới thành được Kỳ Cách, nếu không có Tam Hóa vẫn là tối hãm và nguy hại như thường.

Lưu ý Đồng Âm ở Ngọ gặp Đà La dù có Tam Hóa hay Phượng Giải tụ hợp cũng là phá cách, buồn nhiều hơn vui. Gặp Linh Hỏa Không Kiếp cũng xấu không nhu Đà La nhưng không thể gọi là Kỳ Cách như trên được.

2.2.1.2 Thái Âm Thiên Cơ ở Dần Thân:

Thái Âm Thiên Cơ ở Thân tốt hơn ở Dần rất nhiều. Ở Dần Thái Âm tối hãm rât nguy hại cho người nữ lúc này rât cần Tam Minh, Long Phượng và Tam Hóa để phù trì, nếu không đời nhiếu vất vả gian truân.

Thái Âm Thiên Cơ ở Thân là người thông minh, xinh xắn. Nếu là con gái có Thái Âm ngộ Văn Khúc, cung Phu Thê ở Ngọ có Thái Dương ngộ Văn Xương rất đẹp như trường hợp con trai có cung Phu Thê ở Tý có Thái Âm đi cùng Văn Khúc. Con gái lấy chồng làm đến bậc nguyên thủ nếu có nhiều cát tinh khác hội họp như Tam Hóa, Long Phượng, Tam Minh,... nếu có thêm Linh Hỏa hay Kình bớt tốt, vợ chồng khắc khẩu. Gặp Đà La sẽ là phá cách, Không Kiếp cũng chẳng tốt lành gì.

Âm Cơ ở Dần dù tốt đến đâu chăng nữa cũng là người hay nghi ngờ suy nghĩ, và hay ghen. Rất cần Quang Quý chiếu về để giải bớt tính hay suy nghĩ đa nghi của Thiên Cơ. Lúc này mới có thể gọi là hoàn toàn tốt đẹp.

2.2.1.3 Thái Âm độc thủ ở Hợi:

Thái Âm ở Hợi gợi là cách Nguyệt lãng Thiên Môn, rất đẹp cung Mệnh đóng ở đây rất đẹp. Đặc biệt cần lưu ý nếu có Hóa Kỵ sẽ là kỳ cách. Chỉ những người tuổi Ất mới có cách này. Thái Âm ở Hợi ngộ Hóa Kỵ sẽ giàu có rất lớn, sự nghiệp rạng rỡ lắm. Cung Mệnh cư ở đây dù là con trai hay gái miễn là mệnh Thủy, Kim tối quý.

Thái Âm ở Hợi, chắc chắn Thái Dương ở Mão. Mệnh cư Mùi sẽ là cách Nhật Nguyệt tịnh minh, người có cách nay rất thông minh phò tá cho bậc nguyên thủ quốc gia. Mệnh cư Mão cũng cung Quan Lộc sẽ được Nhật Nguyệt Tịnh minh chiếu cũng rất đẹp.

Các trường hợp Thái Âm độc thủ ở các cung khác xin xem ở phần sao Thái Dương.

2.2.2 Thái Âm và các trung tinh, lục sát tinh:

Như đã nói Thái Âm + Tả Phù + Văn Khúc chẳng khác gì Tử Phủ được cặp Tả Hữu, Thái Dương có Hữu Bật và Văn Xương.

Thái Âm đi với Văn Khúc đối với con gái là người rất đẹp lại có học thức, ăn nói nhẹ nhàng, dịu dàng. Nếu là con trai cũng là người tuấn tú, trắng trẻo, tính tình nhân ái, từ thiện. Cả con trai va con gái nếu có Thái Âm miếu vượng nhập mệnh đều là người hiền hòa, hơi kiêu ngạo ( cái kiêu của Thái Âm là cái kiêu ngầm, không lộ hẳn ra nhu Thái Dương), sống hơi khép kín, tính toán hơn người có Thái Dương thủ Mệnh.

Thái Âm dù bất cứ vị trí nào cũng không nên có thêm Lục Sát Tinh. Nhất là Đà La thành phá cách, gặp Kình Dương , Không Kiếp , Linh Hỏa cuộc đời di hay di chuyển bôn ba, vất vả. Trường hợp gặp Kình Dương tốt nhất nên có thêm Phương Giải, gặp Không Kiếp nên có thêm Quang Quý, sẽ bớt cực nhọc hơn.

Thái Âm hãm rất cần tam minh, tứ linh, tuần triệt. Khi đã miếu vượng lại ngại Tuần Triệt, nếu đã vướng Tuần Triệt rất cần Quang Quý Tả Hữu Xương Khúc để phù trì. Thái Âm hãm ngộ Đà La dù đóng bất cứ chỗ nào trên lá số đối với người con gái cuộc đời buồn nhiều hơn vui.

Thái Âm miếu vượng điều khiển được Hóa Kỵ, đây là một điểm ưu việt của Thái Âm hơn Thái Dương. Thái Âm miếu vượng từ Thân đến Tý gặp Hóa Kỵ không sợ, đặc biệt tại Hợi gặp Hóa Kỵ là kỳ cách. Hãm từ Dần đến Ngọ rất sợ gặp Hóa Kỵ.

Thái Âm đi với Hóa Khoa càng làm tôn lên vẻ tôn quý. Đi với Hóa Lộc giàu có, đi với Hóa Quyền là người hơi nóng nảy, nhưng ngoài mặt bao giờ cũng ôn hòa.

Ai cũng biết Thái Dương Thái Âm hợp nhất khi đi với Tam Minh. Đà La xin có ý kiến như sau: Khi đắc Tam Minh ( Đào Hồng Hỷ ) sẽ không bao giờ có Tứ Linh bởi vì không bao giờ đứng trong tam Hợp Thái Tuế lại có Tam Minh cả, theo Đà La Tứ Linh tốt hơn nhiều so với Tam Minh, nó cũng làm cho Nhật Nguyệt sáng ra không kém gì Tam Minh, hơn thế Tứ Linh còn làm cho Nhật Nguyệt càng thêm cao quý, thanh cao. Cái Sáng của Tứ Linh là cái sáng của sự ngay thắng, thanh cao, không có dâm tính như Đào Hồng. Hơn nữa khi đã có Tứ Linh phù trợ Nhật Nguyệt có gặp Sát Tinh cũang bớt xấu đi, ngay cả khi gặp Đà La là khắc tinh của Nhật Nguyệt , Tứ Linh cũng làm cho bớt xấu nếu có thêm Hóa Khoa nữa thì Đà La chỉ còn gây họa vừa vừa thôi, không còn là phá cách nữa. Đắc Tam Minh mà gặp Đà La vẫn chết như thường. Cho nên theo tôi: Tứ Linh hay hơn Tam Minh ( nhất là Long đi với Nhật, Phượng đi với Nguyệt, không thua gì Nhật Nguyệt có Tam Minh đâu

2.3 Một cái nhìn về hai sao Âm Dương:

Hai sao Thái Dương Thái Âm là hai sao rất quan trọng của Tử Vi, nhìn vào lá số thông qua hai sao Âm Dương ta có thể thấy được một số nét chính về cuộc đời đương số. Cả hai sao Âm Dương đều miếu vượng tất cuộc sồng có nhiều thuận lợi, lúc nhỏ được Bố Mẹ chăm sóc chu đáo. Hai sao Âm Dương hãm địa có thể nói tiên quyết một tuổi ấu thơ vất vả, hoặc khắc cha khắc mẹ. Đấy là những nhận định rất tổng quát ban đầu, chưa thể nói lên được sự nghiệp hay dở của cả đời đương số được.

Nhật Nguyệt trên một là số lấy trục Sửu Mùi làm quân bình, cho nên Nhật Nguyệt bao giờ cũng cùng hãm hoặc cùng miếu vượng, không bao giờ có chuyện Nhật hãm mà Nguyệt miếu vượng hoặc ngược lại.

Ở đây tôi xin đi sâu về một vấn đề là cung Vô Chính Diệu được Nhật Nguyệt hội chiếu về.

Ai cũng biết cung Vô Chính Diệu bao giờ cũng cần có Tuần Triệt án ngữ hoặc Hung tinh đắc địa (đồng hành hoặc sinh ra hành của bản Mệnh) độc thủ. Hoặc phải được cả Thái Âm và Thái Dương cùng chiếu về là thượng cách. Như thế nào gọi là cung Vô Chính diệu được cả hai sao Âm Dương chiếu về?

Ta có thể nhìn thấy, hai sao Âm Dương khi đóng ở các cung Âm sẽ ở thế tam hợp, xung chiếu ở Thìn Tuất, đồng cung ở Sửu Mùi, ở các cung Dương còn lại Nhật Nguyệt không đứng ở thế tam hợp cũng không xung chiếu. Như vậy những người có Mệnh đóng ở cung Dương không bao giờ ăn được bộ Nhật Nguyệt tam hợp chiếu.

Thái Dương cư mão, Thái Âm cư Hợi hợp chiếu về cung Mệnh vô chính diệu ở Mùi gọi là cách Nhật Nguyệt tịnh minh, tối quý. Trường hợp này không cần có sao Tuần Triệt làm gì, nếu mệnh kim ở đó có sao Bạch Hổ là tốt nhất, Tuần Triệt không giúp gì cho việc gọi là "hút ánh sáng" của hai sao Nhật Nguyệt về cả bởi vì Nhật Nguyệt ở Mão và Hợi đều rất sáng tam hợp hội chiếu rất mạnh về cung Mệnh, nếu có thêm Tuần Triệt chỉ làm cản trở thêm hai nguồn sáng này về.

Thái Dương cư Dần Thái Âm ở Tý hội hợp chiếu về cung Mệnh hoặc cung an Thân ở Ngọ, cũng là thượng cách như Nhật Nguyệt tịnh minh nếu như Nhật Nguyệt hội đủ Xương Khúc (Xương cho Nhật, Khúc cho Nguyệt). Xương Khúc sẽ làm tăng sức sáng cho Nhật Nguyệt để chiếu về Ngọ cung. Cung Ngọ lúc này cũng không cần Tuần Triệt làm gì nếu có Hung Tinh hợp hành bản mệnh độc thủ ở đấy là hay nhất. Và một điều đăc biệt quan trọng là trường hợp này nếu Mệnh cư Dần hoặc Ngọ bắt buộc phải đứng trong Tam Hợp Thái Tuế mới ăn được trọn vẹn Thái Âm xung chiếu từ Tý. Bởi vì Dần Ngọ Tuất là tam hợp bị khắc bởi Tam Hợp Thân Tý Thìn, chỉ khi có Thái Tuế như vậy Tam hợp Thân Tý Thìn sẽ đứng trong thế Tuế Phá, sẽ không dám chống đối lại nữa mà phải nhường ánh sáng của Thái Âm cho đồi phương. Nếu không đắc Thái Tuế thì không được hưởng nguồn sáng của Thái Âm, trường hợp này không kể là được hưởng cả Nhật và Nguyệt chiếu về. Nguyên lý chung vẫn là cung xung chiếu là đối phương, chỉ khi mình khắc được đối phương hoặc khi mình đắc được Thái Tuế thì đối phương mới phải chịu thua mình, và khi đó mình mới được hưởng các Chính Tinh của đối phương. Nếu là số nào hội hợp đấy đủ các yếu tố trên sẽ là kỳ cách. Nếu mệnh cư cung Thân cũng rất tốt, quý lắm. Trường hợp mệnh cư Thân chỉ không nhất thiết phải đứng trong tam hợp Thái Tuế cũng được hưởng trọn bộ Âm Dương , miễn là cung Dần có Thái Dương không đứng trong tam hợp Thái Tuế.

Thái Dương cư Thìn, Thái Âm ở Tuất, trường hợp này gọi là Nhật Nguyệt tranh huy. Mệnh cư Thìn nếu cung Tuất không nằm trong tam hợp Thái Tuế thì cũng được hưởng cả Âm Dương. Mệnh cư Tuất muốn hưởng được cả Thái Dương phải đứng trong tam hợp Thái Tuế. Trường hợp được hưởng cả cặp Âm Dương ở Thìn Tuất gặp Xương Khúc Tả Hữu Quang Quý là thượng cách, tối quý.

Thái Dương ở Tỵ, Thái Âm ỡ Dậu không được kể vào Nhật Nguyệt tịnh minh vì khi đó nếu Mệnh an tại Sửu sẽ có Chính Tinh là Thiên Lương, phải lấy sao Thiên Lương để luận đoán. Tuy nhiên đường số cũng được hưởng cả Thái Âm và Thái Dương, cũng rất tốt.

Thái Dương cư Ngọ, Thái Âm cư Thân, Mệng ở Tý có sao Thiên Lương cho nên phải lấy sao Thiên Lương luận đoán. Trường hợp này rất tốt bởi vì người có cách này thông minh xuất chúng khi có thêm các trung tinh Xương Khúc. Mệnh cư Dần luận như trường hợp Nhật Lệ trung thiên phần về sao Thái Dương.

Nhật Nguyệt đồng cung Sửu Mùi xung chiếu hoặc tam hợp chiếu về Mệnh. Trường hợp này Nhật Nguyệt rất cần sao Tuần hoặc Hóa Kỵ đồng cung, cung mệnh ở chỗ xung chiếu rất cần Tuần Triệt, trong trường hợp này Tuần Triệt mới gọi là hút ánh sáng về. Bởi vì ánh sáng của Nhật Nguyệt ở Sửu Mùi là ánh sáng phá nhau của Nhật Nguyệt, hai sao này rất cần Hóa Kỵ ngăn ra để tự do sáng. Trong trường hợp hai sao Nhật Nguyệt có Hóa Kỵ nhưng ánh sáng tỏa ra vẫn yếu do ở Sửu Mùi Nhật Nguyệt chỉ đắc địa không sáng lắm và tản mạn, Tuần Triệt lúc này đóng ở cung Vô Chính Diệu sẽ bao vây ngăn trở không cho ánh sáng của Nhật Nguyệt chiếu đến bị tản mạn đi. Còn nếu như các trường hợp trên Nhật Nguyệt đã sáng rực rỡ rồi ánh sáng của nó chiếu đến mạnh mẽ, có thêm Tuần Triệt chỉ làm cản trở ánh sáng của Nhật Nguyệt chiếu vào không giúp được gì. Trườngt hợp cung xung chiếu hoặc tam hợp chiếu không có Tuần Triệt rất cần hung tinh đắc địa thủ tại đó, tốt nhất là Bạch Hổ, sau đó là Kinh Đà Linh Hỏa ( Không Kiếp không tính).

Luận về sao Thái âm:


Tử vi đẩu số Toàn thư khi luận về sao Thái âm bao giờ cũng dựa trên 3 cơ sở: 1 - Đứng chỗ miếu hay hãm địa? 2 - Đương số sinh ban ngày hay ban đêm? 3 - Đương số sinh vào thượng tuần, trung tuần hay hạ tuần trong tháng?

1 - Đứng chỗ miếu hay hãm địa?

Thái âm đóng Hợi Tí Sửu tốt nhất; Thân Dậu Tuất thứ nhì; ở Dần Mão Thìn thì gọi là thất huy (mất vẻ sáng); ở Tỵ Ngọ Mùi là lạc hãm. Trong đó, Nguyệt cư Hợi được coi là tốt hơn cả, Nguyệt ở đó tạo thành cách “Nguyệt lãng thiên môn”.

2 - Đương số sinh ban ngày hay ban đêm?

Sinh ban ngày hay ban đêm được căn cứ vào cách chia 2 nhóm giờ như sau: + Nhóm giờ 1 (gọi là sinh ban ngày): Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi. + Nhóm giờ 2 (gọi là sinh ban đêm): Thân, Dậu, Tuất, Hợi, Tí, Sửu.

3 - Đương số sinh vào thượng tuần, trung tuần hay hạ tuần trong tháng?

Về thượng, trung hay hạ tuần thì người sinh vào 10 ngày đầu tháng là thượng tuần, 10 ngày giữa tháng là trung tuần và 10 ngày cuối tháng là hạ tuần. Theo nguyên tắc trăng càng tròn, sáng thì càng tốt – trăng càng khuyết, càng tối thì xấu. Như vậy thượng tuần trăng non, ánh sáng yếu cũng giống như hạ tuần trăng già, khuyết ko đẹp. Trung tuần thì có ngày 15, 16 trăng treo - tròn nhất, sáng nhất - nhưng theo quan niệm các cụ thì lại ko đẹp bằng trăng náu 13, 14 !?? Ko biết tại sao, cái vụ này thì đúng là pó tay.com! [d6]

Khi tìm hiểu về Thái âm có rất nhiều câu phú đoán, trong đó đáng chú ý là câu: “Thái âm tại Mệnh Thân cung tuỳ nương cải giá” – nghĩa là bỏ chồng về nhà mẹ đẻ? Dĩ nhiên, điều này ko phải cứ thấy Thái âm đóng Mệnh, Thân là phán đoán như thế liền, chắc chắc là nhiều khi sai bét! Còn phải tuỳ! Nếu Thái âm ở Tỵ, lại sinh vào hạ tuần (hạ tuần xấu hơn thượng tuần) lại sinh vào ban ngày nữa thì lời luận đoán trên rất đúng về cái vụ “tuỳ nương cải giá”, nếu có thêm sát tinh phụ hoạ thì lại càng đúng hơn - nhất là gặp Hoả tinh đồng cung.

Cổ nhân còn viết: “Thái âm thủ mệnh bất lợi cho những người thân thuộc về phái nữ, vào số trai mẹ mất sớm, về cuối đời goá vợ, xa chị em gái; vào số gái cũng thế, nhưng thêm vào đó còn ảnh hưởng đến cả bản thân nữa”. Điều này – cũng chỉ có thể áp dụng đối với các trường hợp Thái âm lạc hãm, sinh thượng tuần ; hạ tuần và sinh ban ngày thì mới có tỷ lệ đúng cao được. Bạ đâu cũng táng câu luận đoán đó vô --> có ngày bị người ta táng lại cho vỡ mẹt, hí hí... Thái âm vào cung Thân, ảnh hưởng còn nghiêm trọng hơn so với Thái âm đóng Mệnh với trường hợp Thái âm tại Tỵ mà gặp Thái dương Thiên lương ở Dậu rồi lại còn dung dăng dung dẻ với cùng một lũ một lĩ hung sát tinh nữa --> ảnh hưởng nặng nề lắm đấy!

Với thời buổi hiện đại, ô tô tên lửa ... như ngày nay, ba cái chuyện “tuỳ nương cải giá” đôi khi là... chuyện nhỏ như con thỏ - không nặng nề chính kiến như ngày xưa nên khi nói về hậu quả của sự việc ấy – cũng cần phải mở rộng ra nhiều hướng và nhiều ý nghĩa khác nữa. Nguyên tắc của Tử vi thường là sao hay có đôi – có cặp (kiểu như quen mồm hay nói Tả Hữu, Long Phượng...) --> cho nên, thấy Thái âm thì trước tiên hãy xem thế đứng của Thái dương cái đã – vì 2 đứa ấy là bồ ruột của nhau mà lị !!

Trong bản đồ kho báu - í quên – lá số tử vi chứ, thì chỉ có 2 cung Sửu và Mùi là Thái Dương Thái âm ở cùng một chỗ (gọi là đồng cung toạ thủ [d12]). Hiểu nôm na theo ý là: nếu tốt thì cả anh cả ả - đôi bên cùng được tốt, đã xấu thì ắt là anh chả đẹp mà ả cũng chả giòn được nữa! Nói cách khác, cứ các sao đi cặp, hễ sao xung chiếu bị ảnh hưởng tốt xấu thế nào thì đều phản xạ qua sao bên kia tuốt luốt!

Nhật Nguyệt Sửu Mùi thì Nhật Nguyệt ở Sửu ko tốt bằng Nhật Nguyệt ở Mùi! Tại sao lại thế nhỉ? Tại vì Thái Dương ảnh hưởng mạnh hơn Thái âm (trong phần “luận về sao Thái Dương” đã nói bản chất ánh sáng của Nhật, Nguyệt là như thế nào...). Như vậy, nếu Nhật Nguyệt ở Mùi thì Thái dương ko bị “thất huy” như khi nó đóng ở Sửu - nhờ vậy mới có sức trợ giúp Thái âm. Nếu làm phép so sánh (chủ quan theo ý tác giả, chắc thế! hihi) thì những người Nhật Nguyệt ở Sửu, cuộc đời khó hiển đạt và lên xuống thất thường, còn Nhật Nguyệt ở Mùi thì... bình an hơn? Hehehe :P

Riêng với ý này, tớ ko đồng quan điểm lắm (hơi hơi thôi chứ ko fải là hoàn toàn!). Vấn đề là Nhật ở Sửu hay ở Mùi - dù có “thất huy” hay ko “thất huy” thì cũng đã là rơi vào thế hãm rùi! Nếu xét về âm dương thì Nhật đóng Mùi lại là “nghịch vị”, hay ho gì? Thêm nữa, một cuộc đời bình an là cái ý tưởng phù phiếm, là điều không bao giờ có đối với 1 người Nhật Nguyệt Sửu Mùi nói chung - vậy thì mong làm cái quái rì cho nó mệt! Vả lại, họ (những người Nhật Nguyệt Sửu Mùi “chẳng may” rơi vào cái cảnh “nhàn cư vi bất thiện”, bình an và phẳng lặng như mặt nước hồ thu - chắc họ chả chịu đựng nổi ba bảy hai mươi mốt ngày - lại quậy tưng lên ngay ấy mà, hihihi...). Nhưng cũng từ cái tính chất này mà có thể suy ngẫm để mà thấu được cái lẽ rằng tại sao những người Nhật Nguyệt Sửu Mùi – trong đời họ ít nhất phải có vài đôi lần nổi đình nổi đám, hoành tráng thật sự là hoành tráng!! Điều này - ối người khác có nằm mơ cũng chả được bao giờ!

Vậy, với người Nhật nguyệt Sửu Mùi - cái ý “lên xuống thất thường” thì ... okie, còn “khó hiển đạt” thì chưa chắc! Chẳng qua là “khó” là “khó“ như thế nào mà thui á! hihihi....

Nhật Nguyệt đồng cung dĩ nhiên sẽ mang lại nhiều khuyết điểm, theo như cổ ca viết: Nhật Nguyệt thủ bất như chiếu hội, tịnh mionh – nghĩa là, Nhật Nguyệt đóng Mệnh ko bằng chiếu Mệnh hoặc đứng hai chỗ miếu địa – sáng trưng như đèn pha ô tô là Nhật Mão, Nguyệt Hợi hoặc Nhật Thìn, Nguyệt Tuất.

Thêm 1 câu phú nữa nói rằng:

Nhật Nguyệt Mệnh Thân cư Sửu Mùi Tam phương vô cát phản vi hung. Vậy, có thể thấy rằng cách Nhật Nguyệt Sửu Mùi cần có những sao tốt, các bộ trung tinh phối hợp trợ lực thì mới đáng kể - lúc ấy mới liệt thành cách cục được đó!

Thái âm gặp Cự Môn Hoá Kị bị nhiều phiền luỵ. Như trường hợp Mệnh VCD gặp Nhật đóng ở cung Thân, Nguyệt đóng ở cung Ngọ thì lúc ấy bên cạnh Nhật có Cự mà lại thêm Kị thì phá mất toi cái tốt của việc hợp chiếu. Vả lại, Nguyệt cũng ko ưa Thiên Lương trong trường hợp đóng ở Tỵ . Mệnh VCD mà gặp Dương Lương từ Dậu chiếu sang thì lại thường đưa đến tình trạng vợ chồng ly tán. Trường hợp Mệnh Cự Nhật mà cung Phu thê có Đồng âm gặp Hoá Kị thì ắt cũng mà gặp được duyên chẳng lành! [d6], nếu có gặp duyên lành thì cũng khó lòng mà lâu bền được! đểu nhỉ? [d12]