Trị tiêu chảy ở mèo

Từ VLOS
(đổi hướng từ Trị Tiêu chảy ở Mèo)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Loài mèo có thể gặp vấn đề liên quan đến tiêu hóa bất cứ lúc nào, và tiêu chảy không phải là bệnh hiếm gặp. Tình trạng này thường kéo dài khoảng một ngày và sau đó tự biến mất. Đôi khi, bệnh có thể xảy ra trong vài ngày gây nên hiện tượng mất nước, sút cân và hôn mê. Khi mèo có những dấu hiệu này, bạn cần phải chữa trị cho chúng bằng thuốc và xem xét lại chế độ ăn uống.

Các bước[sửa]

Trị Tiêu chảy ở Mèo bằng Thuốc[sửa]

  1. Nhận biết thời điểm cần đi khám bác sĩ thú y. Trong trường hợp mèo gặp vấn đề tiêu chảy trong nhiều ngày, kèm theo nôn mửa, hoặc có triệu chứng hôn mê (mệt mỏi hơn bình thường), thì bạn cần đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y. Gọi điện tham khảo bác sĩ để mang theo mẫu phân của mèo trong trường hợp bác sĩ cần phân tích mẫu xét nghiệm.
  2. Đưa mèo đi khám bác sĩ thú y. Khi đi nhớ mang theo mẫu phân tươi trong vòng 12 giờ. Nếu có máu thì đây chỉ là vấn đề nhỏ. Còn khi phân chuyển sang màu đen và dính (giống như hắc ín), thì có nghĩa là máu tiêu hóa xuất phát từ dạy dày và có thể lở loét. Bác sĩ thú y sẽ tiến hành xét nghiệm (máu, phân tích mẫu phân để phát hiện ký sinh trùng, chụp x quang, siêu âm) và kê đơn thuốc.
    • Trong trường hợp bác sĩ phát hiện ký sinh trùng trong phân mèo sẽ kê đơn phù hợp. Nếu không, bác sĩ thường kê đơn làm chậm sự phát triển của bệnh tiêu chảy, như là Metronidazole, Prednisolone hoặc Tylosin.
  3. Cho mèo uống thuốc. Ẵm mèo vào phòng nhỏ và đóng cửa lại. Giữ chặt mèo bằng tay trái (nếu bạn thuận tay phải) và quấn mèo trong khăn như cái kén nếu mèo thoải mái khi làm như vậy. Đựng thuốc trong ống tiêm (hoặc chai nhỏ mắt rỗng) rồi đưa vào phía bên miệng mèo và mỗi lần chỉ nhỏ một ít thuốc.
    • Thuốc cần được đưa trực tiếp vào miệng mèo và không được để rơi vãi ra ngoài. Bác sĩ thú ý thường cung cấp thêm ống tiêm hoặc chai nhỏ mắt rỗng khi kê đơn thuốc ở dạng lỏng. Bạn nên xin thêm một ống hoặc chai nhỏ mắt để phòng khi cần dùng.
    • Bạn nên nhỏ một ít nước ấm vào miệng mèo để trôi bớt vị thuốc còn sót lại.
  4. Quan sát dấu hiệu phục hồi. Bạn nên hỏi bác sĩ thời gian cải thiện tình trạng bệnh của mèo. Một số bệnh mãn tĩnh như viêm đường ruột cần điều trị thuốc trong nhiều tháng, thậm chí là cả đời.[1][2][3] Nếu việc điều trị có hiệu quả, bệnh tiêu chảy nên được cải thiện hoặc triệt tiêu hoàn toàn.
    • Dấu hiệu mắc bệnh viêm đường ruột (IBD) ở mèo bao gồm: sút cân, mất nước, nôn mửa và tiêu chảy. Bác sĩ thú y cần tiến hành xét nghiệm để xác định mèo có mắc bệnh này hay không, tiêu chảy mãn tính liên quan đến ung thư đường ruột, hay chỉ là tiêu chảy bình thường.

Thay đổi Chế độ Ăn uống của Mèo[sửa]

  1. Thay đổi thức ăn dành cho mèo. Nếu tiêu chảy kéo dài trong vòng một ngày do thay đổi thức ăn hay do áp dụng khẩu phần mới, thì nguyên nhân có thể là do thay đổi chế độ ăn uống. Bạn nên cho mèo ăn thức ăn cũ không gây nên vấn đề và phân mèo sẽ trở lại trạng thái bình thường. Khi phân không còn lỏng, bạn nên thay đổi khẩu phần ăn từ từ, mỗi lần cho một ít thức ăn mới.
  2. Quan sát hiện tượng mèo dị ứng với thức ăn. Trong trường hợp nghi ngờ mèo dị ứng với đồ ăn của chúng, bạn cần thay đổi loại thực phẩm mới. Sự nhạy cảm với thức ăn (dị ứng) xảy ra ở mèo và có thể dẫn đến tiêu chảy. Vì vậy, khi thay đổi khẩu phần mới, bạn cần bảo đảm thức ăn mới có thành phần khác với đồ ăn cũ, nếu không, vấn đề dị ứng không thể nào khắc phục được.
    • Bác sĩ có thể khuyến cáo nên cho mèo ăn uống thực phẩm nhiều chất xơ. Chế độ này bao gồm áp dụng chế độ ăn uống theo toa chỉ có trên kênh thú y nên không thể tìm thấy ở cửa hàng thú cưng. Công ty sản xuất thức ăn cho thú cưng như Royal Canin, Hill’s Prescription Diets và Purina có chế biến nhóm thực phẩm đặc biệt dành cho vật nuôi mắc bệnh .
  3. Áp dụng chế độ ăn uống mới từ từ. Đối với một số loài vật nuôi, bạn cần đưa thực phẩm mới vào bữa ăn của chúng thật chậm rãi. Tỉ lệ thích hợp bao gồm 90% thức ăn hiện tại và 10% thức ăn mới. Dần dần tăng lượng thức ăn mới cho đến khi áp dụng hoàn toàn trong vòng 10 ngày. Bạn nên quan sát mèo yêu để xác định xem có thể chuyển sang loại thực phẩm mới trong thời gian bao lâu.
    • Đối với số khác có thể cần thêm 10% loại thực phẩm mới và duy trì tỉ lệ trong vòng 3-5 ngày trước khi thêm 10% lượng thức ăn mới. Đây là quá trình cần nhiều thời gian để thực hiện chứ không phải cuộc đua tốc độ.
  4. Sử dụng Metamucil. Cho nửa thìa cà phê Metamucil không mùi vị vào thức ăn của mèo một đến hai lần mỗi ngày trong vòng 5-7 ngày nhằm cải thiện tình trạng của chúng. Ngoài ra bạn có thể dùng bí ngô thường đóng hộp với tác dụng tương tự. Cả Metamucil lẫn bí ngô đóng hộp đều có hàm lượng chất xơ cao.
  5. Thêm men vi sinh vào thức ăn của mèo. Men vi sinh cung cấp vi khuẩn đường ruột có lợi cho hệ thống đường tiêu hóa giúp cân bằng lại hệ thống gây bệnh tiêu chảy.[4] Bạn có thể sử dụng FortiFlora dễ tiêu hóa và có vị hấp dẫn dành cho mèo, và sản phẩm Purina có sẵn ở hiệu thuốc (OTC) .
  6. Cung cấp nhiều nước. Tình trạng mất nước có thể trở nên nghiêm trọng đi kèm với tiêu chảy và mèo yêu của bạn có thể bị thiếu hụt nước. Để phát hiện dấu hiệu mất nước, bạn có thể kéo nhẹ phần da thừa tự nhiên ở sau gáy. Khi cơ thể mèo được cung cấp đủ nước, phần da ngay lập tức chùng ra sau. Nếu da ít chùng, hoặc dựng đứng lên, khi đó cơ thể chúng không nạp đủ lượng nước cần thiết. Bạn nên đưa mèo đi khám bác sĩ thú y ngay lập tức

Lời khuyên[sửa]

  • Nếu có thể, bạn cần xác định nguồn gốc của bệnh tiêu chảy để ngăn ngừa tái phát. Tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp), dị ứng thức ăn, suy thận, ung thư, ngộ độc (từ cây trồng trong nhà, thuốc diệt chuột, thuốc của người người, v.v…), và ký sinh trùng có thể là nguyên nhân gây nên tiêu chảy. Bác sĩ thú y cần phải làm xét nghiệm để xác định căn nguyên.
  • Tình trạng căng thẳng cũng góp phần gây nên tiêu chảy. Việc thay đổi môi trường sống như chủ mới, vật nuôi mới xuất hiện hay di chuyển đến nơi sinh sống khác có thể làm cho mèo trở nên trầm cảm. Feliway, sản phẩm OTC có thể giúp khắc phục tình trạng căng thẳng. Trong trường hợp nặng, mèo cần được chữa trị bằng thuốc theo toa. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có được lời khuyên tốt nhất.
  • Nếu mèo đi ra ngoài, bạn nên kiểm tra xem chúng có ăn bên hàng xóm hay không. Việc ăn quá nhiều hoặc ăn thực phẩm lạ có thể làm mèo tiêu chảy.
  • Kiểm tra sân vườn nhà bạn lẫn nhà hàng xóm xem mèo có ăn phải cây độc hay không. Bác sĩ có thể cung cấp danh sách một số loại cây độc hại giúp bạn nhận diện dễ dàng.
  • Bạn nên trải giấy báo hoặc miếng thấm hút để lau chùi dễ dàng hơn.
  • Nhốt mèo vào phòng riêng không trải thảm và cung cấp thức ăn, nước uống và chỗ nằm cho đến khi tình trạng bệnh được cải thiện. Bước này giúp bạn dọn dẹp sạch sẽ, nhưng không nên thực hiện trong trường hợp mèo cảm thấy buồn bực hơn.

Cảnh báo[sửa]

  • Không nên la mắng mèo yêu khi mắc bệnh này. Chúng không có khả năng kiểm soát và việc căng thẳng cực độ chỉ làm cho tình trạng tồi tệ hơn.
  • Bác sĩ thú y hiện nay cảnh báo rằng Pepto Bismol và Kaopectate có thể độc hại cho mèo do nhiễm độc salicylate. Bạn cần hỏi bác sĩ về loại thuốc và liều lượng phù hợp đối với cân nặng và độ tuổi của mèo.
  • Nếu có bất kỳ thành viên trong gia đình mắc tiêu chảy, bạn cần đưa mèo đến bác sĩ thú y và đưa người đó đi khám bác sĩ ngay lập tức. Một số loại ký sinh trùng vô hình (đối với mắt thường) (giardia và toxoplasmosis) có thể lây sang người (bệnh truyền từ động vật sang) và khó tiêu diệt. Loại ký sinh trùng này có thể tổn hại đến sức khỏe của trẻ em nhỏ, người lớn tuổi và người có sức khỏe yếu.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. http://www.veterinarypartner.com/Content.plx?P=A&S=0&C=0&A=598
  2. http://www.vet.cornell.edu/FHC/health_resources/brochure_ibd.cfm
  3. http://www.vcahospitals.com/main/pet-health-information/article/animal-health/inflammatory-bowel-disease-in-cats/291
  4. Jergens A. Bệnh viêm ruột tự phát ở mèo: điều chúng ta đã biết và những gì chưa được làm sáng tỏ. Tạp chí Y học và Giải phẫu Mèo [sê-ri trực tuyến]. July 2012;14(7):445-458.

Liên kết đến đây