Truyền kỳ mạn lục/Lời tựa
Truyền
kỳ
mạn
lục
(năm
1547?) của
,
người
dịch:
Trúc
Khê Lời tựa |
Quyển 1→ |
- Lời tựa [1]
Tập lục này là trước tác của Nguyễn Dữ, người Gia Phúc, Hồng Châu. Ông là con trưởng vị tiến sĩ triều trước Nguyễn Tường Phiêu [2] . Lúc nhỏ rất chăm lối học cử nghiệp, đọc rộng nhớ nhiều, lập chí ở việc lấy văn chương truyền nghiệp nhà. Sau khi đậu Hương tiến, nhiều lần thi Hội đỗ trúng trường, từng được bổ làm Tri huyện Thanh Tuyền [3]. Được một năm ông từ quan về nuôi mẹ cho tròn đạo hiếu. Mấy năm dư không đặt chân đến chốn thị thành, thế rồi ông viết ra tập lục này, để ngụ ý. Xem văn từ thì không vượt ra ngoài phên giậu của Tông Cát [4] , nhưng có ý khuyên răn, có ý nêu quy củ khuôn phép, đối với việc giáo hóa ở đời, há có phải bổ khuyết nhỏ đâu!
- Vĩnh Định năm đầu (1547),
- tháng Bảy, ngày tốt.
- Đại An Hà Thiện Hán kính ghi
- Kẻ hậu học là Tùng Châu Nguyễn Lập Phu biên.
-
- Nay xã trưởng xã Liễu Chàng là Nguyễn Đình Lân soạn in vào năm Giáp Ngọ (1774) để làm bản gốc cho nghìn vạn đời và để bán cho thiên hạ xem đọc.
Chú thích cuối trang[sửa]
- ↑ Lời Tựa này được chép trong Cựu biên Truyền kỳ mạn lục. Bản này hiện chưa có trong các thư viện ở Hà Nội. Ở đây chúng tôi theo Việt Nam Hán văn tiểu thuyết tùng san, Đài Loan thư cục in năm 1987. Tân biên truyền kỳ mạn lục tăng bổ giải âm tập chú in năm Cảnh Hưng 35 (1774) lấy lại lời tựa này nhưng không ghi tên Hà Thiện Hán. Cuối bài ghi thêm "Nay xã trưởng xã Liễu Chàng là Nguyễn Đình Lân soạn in vào năm Giáp Ngọ (1774) để làm bản gốc cho nghìn vạn đời và để bán cho thiên hạ xem đọc".
- ↑ Nguyễn Tường Phiêu: người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay thuộc tỉnh Hải Dương, đồ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân năm Hồng Đức 27 (1496) đời Lê Thánh Tông; làm quan đến Thừa chánh sứ. Sau khi mất được tặng chức Thượng thư, phong phúc thần.
- ↑ Thanh Tuyền: tức huyện Bình Xuyên, thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.
- ↑ Tông Cát: Cù Tông Cát, tên là Cù Hựu, tác giả Tiễn đăng tân thoại.
Tác
phẩm
này
thuộc
phạm
vi
công
cộng
vì
thời
hạn
bảo
hộ
bản
quyền
của
nó
đã
hết
ở
Việt
Nam.
Nếu
là
tác
phẩm
khuyết
danh,
nó
đã
được
công
bố
lần
đầu
tiên
trước
năm
1960.
Đối
với
các
loại
tác
phẩm
khác,
tác
giả
(hoặc
đồng
tác
giả
cuối
cùng)
của
nó
đã
mất
trước
năm
1975.
(Theo
Điều
27,
Luật
Sở
hữu
trí
tuệ
Việt
Nam
sửa
đổi,
bổ
sung
2009
bắt
đầu
có
hiệu
lực
từ
năm
2010
và
điều
khoản
kéo
dài
bản
quyền
đối
với
tác
phẩm
khuyết
danh
từ
50
thành
75
năm
nhưng
không
hồi
tố)
Ngoài ra, một tác phẩm của Việt Nam thuộc phạm vi công cộng tại Việt Nam theo quy định này cũng thuộc phạm vi công cộng tại Hoa Kỳ chỉ nếu nó thuộc phạm vi công cộng tại Việt Nam vào ngày 23 tháng 12 năm 1998, tức là: tác phẩm khuyết danh đã được công bố lần đầu tiên trước năm 1948; đối với các loại tác phẩm khác, tác giả (hoặc đồng tác giả cuối cùng) của nó đã mất trước năm 1948 và tác phẩm chưa bao giờ được xuất bản tại Hoa Kỳ trước ngày 23 tháng 12 năm 1998. (Theo Tuyên cáo 7161 của Tổng thống Bill Clinton áp dụng Đạo luật Thỏa thuận Vòng đàm phán Uruguay (URAA) đối với các tác phẩm được xuất bản lần đầu tiên tại Việt Nam) |