Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Vượt qua cơn say nắng với một người đồng nghiệp
Từ VLOS
Vượt qua “cơn say nắng” ai đó không phải là một việc dễ dàng, đặc biệt là nếu đó là người bạn gặp mỗi ngày: đồng nghiệp của bạn. Phải lòng đồng nghiệp có thể khiến bạn bị stress (căng thẳng) và khiến môi trường làm việc của bạn trở nên phức tạp. Tuy nhiên, bạn có thể vượt qua cơn say nắng bằng cách hiểu rõ những nguy cơ tiềm ẩn của việc theo đuổi người bạn thích, tìm kiếm sự giúp đỡ và thừa nhận cảm xúc của bản thân.
Mục lục
Các bước[sửa]
Cân nhắc đến các nguy cơ của việc phải lòng ai đó ở nơi làm việc[sửa]
-
Kiểm
tra
chính
sách
của
công
ty.[1][2]
Nếu
công
ty
của
bạn
không
khuyến
khích
hoặc
nghiêm
cấm
các
mối
quan
hệ
cá
nhân
trong
cùng
công
ty
và
bạn
không
muốn
gây
nguy
hiểm
cho
công
việc
của
mình,
hãy
nhắc
nhở
bản
thân
về
các
mối
ưu
tiên.
Có
thể
bạn
sẽ
quyết
định
rằng
cơn
cảm
nắng
đó
không
đáng
để
bạn
mạo
hiểm
công
việc
của
mình.
- Xem xét lại quy định tại nơi làm việc của công ty về các mối quan hệ cá nhân (bạn có thể tìm thấy ở phòng nhân sự, nếu có). Có thể việc đọc các nội dung về vấn đề yêu đương tại nơi làm việc cũng giúp bạn có đủ động lực để kết thúc cơn say nắng của mình.[3][4]
- Có thể cũng sẽ có một vài quy định pháp lý về việc yêu đương nơi công sở, tùy thuộc vào luật quy định về quấy rối tình dục tại khu vực mà bạn đang sống.[5]
- Lưu ý tới những lời bàn tán tại nơi làm việc. [1][3][2] Nếu bạn cứ nhắc đi nhắc lại về người mà bạn thích, và những người khác phát hiện ra, tin đồn có thể sẽ lan truyền. Điều này vẫn có thể xảy ra ngay cả khi bạn chỉ nói về người bạn thích và không theo đuổi họ. Tin đồn này có thể khiến bạn mang tiếng không chuyên nghiệp và giảm hiệu suất công việc cũng như tinh thần làm việc của bạn. Nếu bạn lo lắng về những nguy cơ này, tốt hơn hết là bạn đừng thảo luận về người mà bạn thích ở nơi làm việc hoặc với đồng nghiệp của bạn bên ngoài nơi làm việc.
-
Lưu
ý
tới
những
nguy
cơ
khi
theo
đuổi
một
đồng
nghiệp.[5]
Nếu
bạn
theo
đuổi
một
đồng
nghiệp
của
mình,
nó
có
thể
gây
ra
những
hậu
quả
nghiêm
trọng,
cho
dù
người
bạn
thích
có
đáp
lại
tình
cảm
đó
hay
không.
Biết
được
rằng
những
nguy
cơ
này
có
thể
đủ
để
kết
thúc
cơn
say
nắng
của
bạn.
Dưới
đây
là
một
số
vấn
đề
mà
bạn
có
thể
gặp
phải:
- Bị người bạn thích từ chối
- Sự xấu hổ kéo dài nếu người bạn thích không thích bạnu, hoặc nếu anh ấy/cô ấy đáp lại tình cảm của bạn nhưng cuối cùng mối quan hệ đó lại không đi đến kết quả tốt đẹp [2][4]
- Gây áp lực cho người bạn thích phải đáp lại tình cảm của bạn nếu như bạn có vị trí cao trong công việc
- Mất đi sự tin tưởng từ phía các đồng nghiệp khác, mọi người có thể cho rằng bạn đang hành xử không chuyên nghiệp hoặc đối xử đặc biệt với người đó.[4]
-
Nghĩ
đến
sự
ảnh
hưởng
của
mối
quan
hệ
đó
nếu
mọi
chuyện
diễn
ra
không
tốt
đẹp.
[1]
Cho
dù
bạn
muốn
theo
đuổi
người
bạn
thích,
bạn
cũng
nên
cân
nhắc
tới
những
kết
quả
tốt
hoặc
tồi
tệ
có
thể
xảy
ra.
Mối
quan
hệ
đó
có
thể
tốt
đẹp
lâu
dài
hoặc
ngược
lại:
- Mối quan hệ đó có thể tốt đẹp lúc đầu, nhưng sau đó lại tan vỡ.
- Nếu mối quan hệ đó không tốt đẹp, hoặc thậm chí là tan vỡ, bạn sẽ phải đối mặt với việc gặp gỡ người đó ở nơi là việc, có thể được thăng tiến, vân vân. Điều này sẽ khiến bạn gặp stress.
- Nếu mối quan hệ không có kết quả như ý, và bạn hoặc người đó cảm thấy quá áp lực để tiếp tục ký hợp đồng với công ty, điều này sẽ gây ra nhiều phiền toái hơn.
Tìm kiếm sự ủng hộ để vượt qua cơn cảm nắng[sửa]
-
Tâm
sự
với
một
người
bạn
về
vấn
đề
này.[3]
Để
một
ai
đó
khác
biết
về
tình
thế
khó
xử
của
bạn
có
thể
giải
tỏa
một
số
áp
lực
của
việc
thích
một
người
nhưng
không
muốn
theo
đuổi.
Ngoài
việc
lắng
nghe
và
thấu
hiểu,
bạn
của
bạn
cũng
có
thể
cho
bạn
một
số
lời
khuyên
hữu
ích.
- Nếu bạn cảm thấy không thoải mái khi nói chuyện với ai đó ở chỗ làm về người bạn thích, hoặc bạn lo lắng về những tin đồn có thể lan truyền nơi làm việc, bạn có thể nói chuyện với một người bạn ngoài nơi làm việc.
- Tăng cường những mối quan hệ ngoài công việc.[3][2][6] Có thể bạn phát triển tình cảm cá nhân trong công việc khi bạn không có đủ cơ hội để tìm kiếm những mối quan hệ ngoài xã hội. Nếu bạn đang làm việc quá nhiều hoặc né tránh các mối quan hệ xã hội, hãy sắp xếp thời gian để đi chơi với những người bạn ngoài nơi làm việc hoặc tham gia các hoạt động mà bạn yêu thích. Hãy tìm kiếm những cơ hội gặp gỡ người khác, vì điều này có thể giúp bạn ngừng quan tâm đến người đồng nghiệp mà bạn thích.
-
Chú
tâm
vào
những
trò
giải
trí
tích
cực.
Người
bạn
thích
thường
sẽ
chiếm
hết
sự
chú
ý
của
bạn
bởi
vì
bạn
để
cho
họ
làm
điều
đó.
Tuy
nhiên
nếu
bạn
dành
tâm
trí
vào
những
việc
khác
bạn
sẽ
dễ
dàng
vượt
qua
cơn
cảm
nắng
hơn.
- Ở nơi làm việc, hãy tập trung vào những nhiệm vụ của mình, đối xử thật chuyên nghiệp với những đồng nghiệp của bạn. Thậm chí một vài việc đơn giản như dành thời gian trang trí nơi làm việc của bạn, chăm sóc chậu cây nhỏ trên bàn, hoặc nghe những bài hát yêu thích trong lúc làm việc cũng là những việc tích cực có thể giúp bạn không còn để tâm đến người đó nữa.
- Bên ngoài công việc, bạn có thể giúp bản thân ngừng chìm đắm trong tình cảm đó bằng cách tập trung vào những việc mà bạn vẫn luôn muốn thực hiện từ trước tới nay. Tham gia tập gym nhiều hơn, dành nhiều thời gian hơn cho những sở thích của bản thân, thậm chí là dọn dẹp nhà cửa (nếu bạn đang lãng quên nó) cũng có thể giúp bạn làm được điều đó.
Đối mặt với những cảm xúc cơn say nắng mang lại[sửa]
-
Tách
biệt
giữa
mơ
mộng
và
thực
tế.
Cơn
say
nắng
là
dấu
hiệu
của
sự
thu
hút,
nhưng
nó
cũng
có
thể
kết
thúc
trong
ảo
tưởng
về
một
thế
giới
tốt
đẹp
khi
bạn
có
thể
nên
đôi
cùng
người
trong
mộng
của
mình.
Tách
rời
những
mơ
mộng
của
bản
thân
với
cảm
giác
bị
thu
hút
sẽ
giúp
bạn
cân
nhắc
kỹ
càng
hơn
về
tình
cảm
đó.
- Ảo mộng thường hướng tới tương tai hoặc quá khứ còn thực tế là nhìn vào hiện tại.[7].
- Tập trung vào cuộc đời bạn đang sống ngay tại thời điểm đó thay vì cuộc đời bạn mơ ước.
-
Hiểu
được
rằng
bạn
không
nhất
thiết
phải
hành
động
theo
cảm
xúc
của
bản
thân.[8]
Bạn
hoàn
toàn
có
thể
có
cảm
tình
với
ai
đó,
kể
cả
đồng
nghiệp
của
bạn,
mà
không
theo
đuổi
họ.
Nếu
bạn
đảm
bảo
rằng
bạn
có
thể
tách
biệt
đời
sống
công
việc
và
đời
sống
cá
nhân,
bạn
sẽ
có
thể
đối
phó
với
cơn
cảm
nắng
một
đồng
nghiệp
bằng
cách
thừa
nhận
cảm
xúc
của
bản
thân
và
tự
nói
với
chính
mình
rằng
bạn
sẽ
không
theo
đuổi.
- Đôi lúc việc phải lòng một ai đó ở nơi làm việc có thể sẽ có lợi cho bạn. Ví dụ như, bạn sẽ chú tâm đến cách ăn mặc hơn, làm việc chăm chỉ hơn hoặc tích cực tham gia các hoạt động của công ty hơn.
- Hãy nhớ rằng không phải lúc nào con cá không bắt được cũng là con cá to.[3] Đôi lúc, việc cảm nắng một ai đó gần như chỉ là do suy nghĩ của bạn. Có lẽ bạn tưởng rằng bạn rất mong muốn theo đuổi người đó, nhưng trên thực tế, bạn cảm thấy bị thu hút chỉ bởi vì người đó đã có đối tượng hoặc bạn bị ngăn cấm. Có lẽ bạn sẽ vượt qua cơn say nắng của mình bằng cách nhắc nhở bản thân rằng bạn hạnh phúc với cuộc sống hiện tại và việc theo đuổi người bạn thích không thật sự giống như một giấc mơ trở thành sự thật.
- Đặt ranh giới. Nếu bạn quyết tâm không yêu đương ở nơi làm việc (để tránh ảnh hưởng tới công việc hay bất cứ lý do nào khác), hãy đặt ra một số quy định để ngăn chặn các cơn cảm nắng mà bạn có thể có. Ví dụ như, có thể bạn sẽ quyết định chỉ tương tác với người mà bạn thích khi xung quanh có nhiều người, bởi điều này sẽ giúp bạn không vượt quá ranh giới của bản thân.[3] Thông thường việc đặt ranh giới sẽ giúp bạn dễ dàng loại bỏ stress và cảm giác muốn chạy trốn hơn.
- Cho bản thân thời gian. Đừng kỳ vọng rằng bạn sẽ vượt qua cơn say nắng ngay tức khắc. Hãy cho bản thân đủ thời gian để xử lý cảm xúc của chính bạn và quyết định xem bạn muốn bước tiếp như thế nào. Đừng tự trách bản thân nếu bạn cần một thời gian dài để quên đi người mà bạn thích.
Lời khuyên[sửa]
- Nếu bạn thật sự không thể vượt qua cơn cảm nắng của mình, có thể một thay đổi lớn sẽ có ích. Nếu được, bạn hãy đề nghị được chuyển sang bộ phận hoặc cơ sở làm việc khác (nếu có) để cách xa người mà bạn phải lòng.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 1,2 http://www.careercast.com/career-news/should-you-act-workplace-crush
- ↑ 2,0 2,1 2,2 2,3 http://jobs.modernpathology.org/career-news/should-you-act-workplace-crush
- ↑ 3,0 3,1 3,2 3,3 3,4 3,5 http://www.careerealism.com/workplace-attraction-fight/
- ↑ 4,0 4,1 4,2 https://thecpt.org/2015/02/09/take-this-advice-before-dating-coworkers/
- ↑ 5,0 5,1 http://www.profitguide.com/manage-grow/human-resources/is-it-ever-ok-to-date-an-employee-60989
- ↑ http://ellieadvice.com/obsession-with-co-worker-is-unhealthy/
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/pathological-relationships/201304/fantasy-and-its-effect-your-reality
- ↑ https://www.themuse.com/advice/4-ways-to-deal-with-an-office-crush