Vận chuyển mèo bằng máy bay

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Việc chuyên chở vật nuôi bằng đường hàng không thường không được khuyến cáo trừ khi thật cần thiết. Hơn nữa, những chuyến đi như thế này có thể gây nguy hiểm cho loài động vật có khuôn mặt “lõm vào bên trong” như là chó bun và mèo Ba Tư vì chúng có thể gặp trở ngại trong việc hô hấp khi bay do luồng khí hạn chế cũng như tình trạng căng thẳng.[1] Tuy nhiên nếu bạn chuyển đến quốc gia mới và cần phải mang mèo cưng theo, thì không còn cách nào khác phải mang chúng lên máy bay. Đã có khá nhiều câu chuyện khủng khiếp về việc vận chuyển mèo trên máy bay[2], nhưng chỉ cần chuẩn bị kỹ lưỡng thì người bạn nhỏ có thể về đến nhà mới an toàn nguyên vẹn.

Các bước[sửa]

Vận chuyển Mèo trong Khoang máy bay[sửa]

  1. Trao đổi với hãng hàng không về việc chuyên chở mèo trong khoang máy bay. Liên lạc với hãng mà bạn chuẩn bị đi máy bay để kiểm tra xem liệu có thể mang theo mèo được nhốt trong chuồng vào bên trong khoang đặt dưới chỗ ngồi trước mặt hay không. Bạn không nên vận chuyển mèo để trong khoang chứa hàng hoặc hành lý nến có thể. [3]
    • Đa số hãng máy bay sẽ cho phép bạn mang theo mèo lên khoang máy bay với mức phí nhỏ. Bạn nên gọi điện cho hãng trước giờ bay vì số lượng động vật cho phép mang lên khoang trong quá trình bay thường bị hạn chế.
  2. Đặt vé máy bay sớm. Một số hãng máy bay thường hạn chế số lượng thú nuôi cụ thể đi cùng trên khoang trong mỗi chuyến bay cụ thể. Việc đặt vé sớm giúp đảm bảo mèo cưng có chỗ trước. Khi lựa chọn chỗ ngồi, bạn cần nhớ rằng mình sẽ không thể ngồi trong hàng ghế thoát hiểm hoặc tựa vào vách ngăn vì những chỗ này thường đặt ghế phía trước hành khách để vận tải.
  3. Yêu cầu kích thước chính xác dưới ghế ngồi trên máy bay. Hãng sẽ cung cấp cho bạn kích thước không gian dưới ghế ngồi chính xác. Điều này sẽ quy định kích thước chuồng vận chuyển dành cho mèo.[3]
  4. Kiểm tra loại chuồng cho phép mang lên khoang máy bay. Hầu hết các hãng bay thường chấp thuận kiểu chuồng có cạnh cứng hoặc mềm. Chuồng cạnh mềm thường dễ trượt dưới ghế máy bay. Nhưng một số hãng hàng không chỉ cho phép mang theo vài loại chuồng với thương hiệu cụ thể. Vì thế bạn nên tìm hiểu loại và tên thương hiệu của chuồng được phép mang lên máy bay trước khi quyết định mua.
    • Trong vòng một tháng trước khi bay, bạn nên cho mèo ăn trong chuồng để chúng liên kết với hành động tích cực. Chơi với mèo trong chuồng và để cho chúng nằm hoặc nghỉ ngơi trong đó. Điều này giúp cho chuồng trở thành một nơi mang lại niềm vui cho mèo cưng.
  5. Huấn luyện mèo bước vào và bước ra khỏi chuồng. Điều này giúp chúng thích nghi với chuồng và biến nó thành một phần trong hoạt động thường ngày của mèo. Hơn nữa việc luyện tập ra vào chuồng sẽ tập cho mèo làm quen với kiểm tra an ninh trong trường hợp chúng cần phải ra ngoài hoặc vào trong chuồng theo lệnh.
  6. Lên lịch đi khám bác sĩ thú y gần ngày đi. Bạn cần đề nghị bác sĩ thú y cung cấp hồ sơ tiêm chủng của mèo và giấy chứng nhận sức khỏe để đủ điều kiện di chuyển. Hãng bay thường yêu cầu các loại giấy tờ này thì mới cho mèo lên máy bay.[3]
    • Bác sĩ thú y sẽ cung cấp giấy chứng nhận sức khỏe xác nhận rằng mèo cưng có sức khỏe tốt và không mắc ký sinh trùng. Tất cả các mũi tiêm chủng của mèo phải là loại mới nhất, bao gồm tiêm chủng phòng bệnh Dại.[4]
    • Bác sĩ thú y cũng có thể đề nghị cấy vi mạch và cơ thể mèo để phòng trường hợp tìm ra nhanh chóng nếu chúng bị thất lạc trong khi di chuyển. Đây là nhân dạng suốt đời của thú cưng. Việc cấy vi mạch rất đơn giản với quy trình bác sĩ thú y tiêm vi mạch có kích thường bằng hạt gạo (12mm) vào dưới bề mặt da của mèo, nằm giữa phần bả vai của chúng. Thao tác này không làm đau và không cần phải gây mê cho mèo.[5]
  7. Không cho mèo ăn vào ngày đi. Việc đi cùng mèo cưng chưa ăn gì sẽ hạn chế nguy cơ buồn nôn và nôn mửa. Bạn có thể mang theo ít đồ ăn dành cho mèo, phòng khi chúng quá đói khi ở trên máy bay.
    • Bạn cũng đừng quên mang theo thuốc dành cho mèo đựng trong túi nhựa bóng.
  8. Lót “miếng vệ sinh” thấm hút dưới đáy chuồng. Miếng này có tác dụng hút sạch chất thải của mèo trong khi bay. Bạn nên mang theo vài miếng, túi khóa kéo, khăn giấy, và găng tay cao su để phòng khi cần thiết phải dọn dẹp và đựng chất thải.
  9. Gắn thẻ hành lý lên chuồng mèo. Bước này giúp nhận dạng mèo cưng trong trường hợp chúng bị lạc khi trung chuyển hoặc ở sân bay. Ghi tên, địa chỉ, số điện thoại và điểm đến của bạn lên trên thẻ.
  10. Mang theo dây xích mèo để kiểm tra an ninh sân bay. Chuồng đựng mèo phải đi qua thiết bị soi chiếu hành lý tại sân bay, nhưng con mèo thì không thể. Vì vậy bạn phải gắn dây xích vào người mèo để ngăn chặn chúng không chạy đi mất. Sau đó bạn ẵm mèo trên tay và đi qua thiết bị soi chiếu cơ thể người.[3]
    • Trước khi thả mèo ra ngoài chuồng, bạn tự chuẩn bị tư trang cá nhân để soi chiếu. Tháo giày, đồ trang điểm, và thiết bị điện tử rồi đặt toàn bộ vào trong thùng để chạy qua máy soi chiếu .
    • Mang thú cưng ra khỏi chuồng, gắn dây xích vào, và đưa chuồng qua máy soi chiếu.
    • Ẵm mèo bên người trong khi đi qua thiết bị soi chiếu cơ thể người. Sau đó, tìm chuồng và nhốt mèo vào trong đó trước khi thu dọn tư trang.
  11. Cho mèo uống thuốc an thần nếu được bác sĩ thú y chỉ định. Hầu hết loài mèo thường đi lại bình thường mà không cần uống thuốc. Tuy nhiên một số con lại bị căng thẳng cực độ khi đi trên máy bay. Bạn nên trao đổi với bác sĩ thú y nếu lo ngại về mức độ căng thẳng của mèo cưng trong khi bay.[3]
    • Bác sĩ thú y có thể kê Buprenorphine, Gabapentin, hoặc Alprazolam dành cho mèo. Bạn nên cho mèo uống thuốc ở nhà trước khi lên máy bay để thử xem chúng có phản ứng tiêu cực với thuốc hay không.
  12. Dùng khăn quấn hoặc pheromone để giảm thiểu tình trạng kích động ở mèo. Nếu không muốn cho mèo uống thuốc, bạn có thể dùng miếng bọc Thundershirt để quấn kín cơ thể mèo, giống như quấn kín em bé, để giảm căng thẳng lo âu.[3]
    • Bạn có thể dùng khăn quấn hoặc xịt pheromone lên chuồng trước khi bay để giúp mèo bớt lo âu hơn.
    • Bạn có thể mua vòng cổ trấn an pheromone để giúp mèo cảm thấy bình tĩnh hơn khi đang bay.

Vận chuyển Mèo trong Khoang chứa hàng[sửa]

  1. Đề nghị hãng bay cung cấp báo cáo sự cố vận chuyển động vật. Mặc dù đây không phải là biện pháp phù hợp, một số hãng không cho phép mang theo động vật lên khoang máy bay, và nếu con mèo không có bệnh tật gì, họ có thể cho chúng ở trong khoang chứa hàng trên máy bay. Hầu hết các hãng hàng không ở Hoa Kỳ đều được yêu cầu báo cáo toàn bộ sự cố vận chuyển động vật xảy ra trong khoang chứa hàng.[6] Bạn nên nghiên cứu hồ sơ làm việc của hãng mà bạn định đặt vé. Nếu có thể, bạn nên chọn hãng có tần suất xảy ra sự cố vận chuyển động vật trong thùng hàng ở mức thấp.
    • Các loài động vật được vận chuyển trong khoang hàng hóa thường bị tử vong, bị thương, hoặc mất tích trên các chuyến bay thương mại hằng năm. Nhiệt độ trong khoang chứa hàng quá nóng hoặc quá lạnh, cũng như thông gió kém và xử lý không cẩn thận đều là những nguyên nhân gây nên tai nạn này.[1] Tuy nhiên, nhiều khoang chứa hàng nay đã được điều áp và có mức kiểm soát môi trường cố định. Bạn nên trao đổi với hãng về các đặc tính an toàn trong khoang giúp cho mèo cảm thấy thoải mái hơn khi di chuyển.
  2. Đi chuyến bay trực tiếp. Điều này giúp giảm số lần kiểm tra an ninh mà bạn cùng với mèo cưng phải trải qua. Hơn nữa cũng giúp rút ngắn thời gian trì hoãn khi mang thú cưng xuống máy bay, đặc biệt nếu chúng được vận chuyển trong khoang hàng hóa.[1]
    • Luôn đi cùng một chuyến bay với thú cưng. Bạn có thể xác nhận bằng cách hỏi hãng máy bay xem liệu mình có thể quan sát quá trình mang thú cưng lên khoang chứa hàng trước khi khởi hành hay không.
    • Tìm các chuyến bay vào sáng sớm hoặc tối muộn nếu đi vào mùa hè, vì đây là những thời điểm mát nhất trong ngày giúp cho mèo không cảm thấy nóng nực và chật chội khi ở trong khoang hàng. Còn khi bay vào mùa đông bạn nên chọn thời điểm buổi chiều, vì khi đó nhiệt độ trong khoang sẽ bớt lạnh để mèo cưng cảm thấy ấm áp hơn.
  3. Đeo vòng cổ cho mèo chứa thông tin liên lạc của bạn. Bạn nên chọn kiểu vòng không bị mắc kẹt ở cửa chuồng rồi ghi tên, địa chỉ nhà, số điện thoại, và điểm đến lên vòng cổ.[1]
    • Bạn cũng nên gắn nhãn du hành trên chuồng với cùng thông tin như trên, phòng khi chuồng và con mèo bị thất lạc trong quá trình di chuyển.
  4. Cắt móng cho mèo trước khi bay. Điều này giúp cho móng mèo không bị mắc vào cửa chuồng, lỗ và kẽ hở khác trong khoang hàng hóa.[7]
  5. Lên lịch đi khám bác sĩ thú y gần ngày đi. Bạn cần đề nghị bác sĩ thú y cung cấp hồ sơ tiêm chủng của mèo và giấy chứng nhận sức khỏe để đủ điều kiện di chuyển. Hãng bay thường yêu cầu các loại giấy tờ này thì mới cho mèo lên máy bay.[3]
    • Bác sĩ thú y sẽ cung cấp giấy chứng nhận sức khỏe xác nhận rằng mèo cưng có sức khỏe tốt và không mắc ký sinh trùng. Tất cả các mũi tiêm chủng của mèo phải là loại mới nhất, bao gồm tiêm chủng phòng bệnh Dại.[4]
    • Bác sĩ thú y cũng có thể đề nghị cấy vi mạch và cơ thể mèo để phòng trường hợp tìm ra nhanh chóng nếu chúng bị thất lạc trong khi di chuyển. Đây là nhân dạng suốt đời của thú cưng. Việc cấy vi mạch rất đơn giản với quy trình bác sĩ thú y tiêm vi mạch có kích thường bằng hạt gạo (12mm) vào dưới bề mặt da của mèo, nằm giữa phần bả vai của chúng. Thao tác này không làm đau và không cần phải gây mê cho mèo.[5]
  6. Không cho mèo ăn từ 4-6 giờ trước khi đi. Việc đi cùng mèo cưng chưa ăn gì sẽ hạn chế nguy cơ buồn nôn và nôn mửa. Bạn có thể cho mèo uống ít nước, hoặc cho đá cục vào trong đĩa đựng nước trong chuồng để cung cấp nước uống cho mèo.[1]
  7. Mang theo hình chụp mèo cưng mới nhất. Nếu mèo bị mất hoặc thất lạc trong khi bay hoặc khi hạ cánh, thì bức ảnh sẽ giúp nhân viên an ninh sân bay nhận dạng chúng.[1]
  8. Mang theo dây xích mèo để kiểm tra an ninh sân bay. Chuồng đựng mèo phải đi qua thiết bị soi chiếu hành lý tại sân bay, nhưng con mèo thì không thể. Vì vậy bạn phải gắn dây xích vào người mèo để ngăn chặn chúng không chạy đi mất. Sau đó bạn ẵm mèo trên tay và đi qua thiết bị soi chiếu cơ thể người.[3]
    • Trước khi thả mèo ra ngoài chuồng, bạn tự chuẩn bị tư trang cá nhân để soi chiếu. Tháo giày, đồ trang điểm, và thiết bị điện tử rồi đặt toàn bộ vào trong thùng để chạy qua máy soi chiếu .
    • Mang thú cưng ra khỏi chuồng, gắn dây xích vào, và đưa chuồng qua máy soi chiếu.
    • Ẵm mèo bên người trong khi đi qua thiết bị soi chiếu cơ thể người. Sau đó, tìm chuồng và nhốt mèo vào trong đó trước khi thu dọn tư trang.
  9. Thông báo với cơ trưởng và ít nhất một tiếp viên hàng không rằng bạn có thú cưng ở trong khoang chứa hàng. Tiến hành thông báo khi bạn lên máy bay. Cơ trưởng có thể lưu ý đặc biệt khi điều khiển máy bay, như là tránh những khu vực bất thường khi đang bay trên không.
  10. Cho mèo uống thuốc an thần nếu được bác sĩ thú y chỉ định. Bác sĩ thú y có thể kê loại thuốc dành cho mèo khi đi máy bay như là Buprenorphine, Gabapentin, hoặc Alprazolam.[1]
    • Bạn nên cho mèo uống thuốc ở nhà trước khi lên máy bay để thử xem chúng có phản ứng tiêu cực với thuốc hay không.
  11. Mở cửa chuồng ngay khi bạn xuống máy bay và kiểm tra mèo cưng. Nếu có hiện tượng bất thường, bạn cần đưa chúng đi khám bác sĩ thú y ngay lập tức. Nhận kết quả khám bằng văn bản, bao gồm ngày giờ, phòng khi bạn cần khiếu nại với hãng máy bay về việc đối xử con mèo không tốt trong khoang chứa hàng.[1]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây