Vi khuẩn lam (cyanobacteria) - phân loại học

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Vị trí của VKL trong sinh giới:

Theo hệ thống phân chia sinh giới của Woese (1990), VKL được xếp là một ngành - giới (phylum - kingdom) thuộc domain Bacteria; và theo hệ thống phân loại 6 giới (kingdom) trong sinh vật của Cavalier-Smith (2002), VKL cũng đứng riêng thành một ngành (phylum) thuộc phụ giới (subkingdom) - Negibacteria, thuộc giới (Kingdom) - Bacteria.

Hiện trạng phân loại các taxon của VKL

Mục tiêu chính của phương pháp phân loại là đem đến sự đánh giá về mức độ đa dạng của sinh vật đó (Komárek, 2005). Các phương thức phân loại VKL hiện nay dựa trên việc quan sát các chỉ số về hình thái. Nhiều chỉ tiêu hóa sinh và sinh lý được sử dụng trong ngành hệ thống học prokaryote không phải là những chỉ thị phù hợp để phân loại VKL. Vì vậy việc phân loại loài chỉ dựa vào sự khác biệt hình thái là tương đối đơn giản đối với một nhóm vi sinh vật lớn như VKL. Việc phân loại thường thực hiện chủ yếu đối với các mẫu phân lập nuôi cấy trong phòng thí nghiệm; trong khi ở điều kiện nuôi cấy kiều hình của VKL bị biến đổi khác nhiều so với khi sống trong điều kiện tự nhiên (Komárek, 2006). Một định hướng mới trong phân loại VKL là sự kết hợp nhiều phương pháp xác định được chia thành hai nhóm: phương pháp truyền thống và phương pháp phân tử được gọi là “phương pháp đa chiều” (polyphasic approach) (Komárek, 2005; Komárek, 2006). Những cách thức đánh giá độ đa dạng của VKL thường bao gồm các phương pháp sau:

  • Phân tích phân tử, chủ yếu quan tâm đến mối quan hệ về nguồn gốc di truyền (phylogenetics), sự đa dạng của kiểu gen, quá trình đa dạng hóa.
  • Sự đa dạng kiểu hình bao gồm các dạng khác nhau trong điều kiện tự nhiên và nuôi cấy.
  • Các đặc điểm sinh thái, sinh thái sinh lý học, và địa sinh học.
  • Nghiên cứu về cấu trúc tế bào.
  • Đặc điểm hóa sinh và các thông tin về sự trao đổi chất (sản xuất hợp chất thứ cấp, quá trình thích ứng, v.v.)
  • Định danh taxa theo mã danh pháp Vi khuẩn hoặc Thực vật.[[Thể loại:Vi khuẩn]]