Đón Tết Nguyên Đán của Trung Quốc

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Tết Nguyên đán của Trung Quốc hay còn gọi Xuân Tiết, là một lễ hội quan trọng nhất của Trung Quốc. Tết Nguyên Đán thường kéo dài trong 15 ngày kể từ ngày đầu tiên của tháng Giêng âm lịch, và dao động trong khoảng từ ngày 21 tháng Một đến ngày 21 tháng Hai dương lịch. Trong dịp tết Nguyên đán, Người Trung Quốc thường sẽ trang trí nhà cửa, diễu binh, ca hát truyền thống dân gian, và tổ chức yến tiệc. Nếu bạn muốn tham gia đón Tết Nguyên đán của Trung Quốc, bạn phải chú ý một số điểm sau để có thể tham gia các lễ hội và đồng thời cũng tỏ lòng tôn trọng với truyền thống Trung Quốc.

Các bước[sửa]

Chuẩn bị đón Tết Nguyên đán[sửa]

  1. Lau dọn nhà cửa. Truyền thống này được thực hiện với niềm tin rằng việc dọn dẹp nhà tại thời điểm này của năm sẽ "quét sạch những điềm xấu, không may" đã tích lũy trong cả năm cũ.[1] Nhà cửa được lau dọn sạch sẽ để sẵn sàng đón những điềm may mắn sẽ đến trong năm mới.
    • Giữ vệ sinh sạch sẽ và không khí trong lành cũng là một phần quan trọng của ngày Tết; thậm chí nhiều người còn cắt tóc, hoặc làm tóc mới.
    • Không quét nhà vào đầu năm mới. Bởi vì theo quan niệm truyền thống nếu làm vậy sẽ "quét đi" những may mắn mà bạn vừa nhận được. Sau 15 ngày đầu tiên, hoặc ít nhất vài ngày đầu năm mới nếu bạn không thể đợi được, bạn mới được phép quét dọn.
  2. Trang trí nhà với màu đỏ. Theo văn hóa Trung Quốc, màu đỏ được xem là màu hoặc biểu tượng của sự may mắn và thường được sử dụng để trang trí cho năm mới. Số "8" cũng được xem là biểu tượng cho sự may mắn và giàu có, vì trong tiếng Trung số 8 được phát âm gần với chữ "phát" – có nghĩa là thịnh vượng và giàu có.
    • Dán giấy lên ô cửa sổ. Các loại giấy được dán thường là những bức tranh miêu tả tranh về cuộc sống nông thôn hay thần thoại Trung Quốc, và người dân thường có truyền thống đặt cửa sổ quay về hướng nam và bắc.[2]
    • Bày tranh và tác phẩm nghệ thuật về năm mới. Theo truyền thống, các tác phẩm này đều có hình ảnh thể hiện sự an khang và thịnh vượng, bao gồm động vật và hoa quả. Theo phong tục, bạn có thể dán bức tranh của một "vị thần canh cửa" lên cửa nhà bạn, để giúp chống lại linh hồn ma quỷ và mang phước lành cho nhà mình.[2]
    • Treo câu đối. Bạn có thể tự viết câu đối về chủ đề mùa xuân hoặc mua một bức thư pháp tiếng Trung in trên giấy màu đỏ.
    • Treo đèn lồng giấy. Những chiếc lồng đèn với giấy dán màu đỏ là một phần không thể thiếu trong năm mới.
    • Sơn lại cửa, khung cửa, hoặc tấm kính cửa sổ bằng màu đỏ!
  3. Bày thêm vật trang trí. Trưng bày các mặt hàng thủ công và tác phẩm nghệ thuật với tô đựng thức ăn, hoa, và kẹo bánh.
    • Để hoa xung quanh ngôi nhà, chẳng hạn như hoa sen. Hoa sen tượng trưng cho sự tái sinh và phát triển mới.
    • Đặt các tô quýt khắp nhà. Quả quýt vẫn còn nguyên lá là loại trái cây tượng trưng cho sự hạnh phúc trong năm mới. Hãy để những trái quýt theo số chẵn và ăn theo từng cặp để được may mắn.[1]
    • Bày một khay với 8 cây kẹo. Số 8 là con số may mắn. Bạn có thể để bất kỳ loại kẹo gì trên khay của bạn, hoặc các loại kẹo truyền thống của Trung Quốc được làm từ hạt sen, long nhãn, đậu phộng, dừa, hạt dưa đỏ, dưa tẩm đường.[3]
  4. Đưa Ông Táo về trời. Bảy ngày trước khi đến Tết Nguyên Đán (Ngày 23 tháng Chạp âm lịch), Ông Táo sẽ về trời để tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cách cư xử của các gia đình dưới hạ giới. Vì thế hãy giữ thái độ cư xử tốt nhất với ông Táo và chuẩn bị đồ lễ gồm trái cây, kẹo, nước, và các thực phẩm khác để cúng Ông Táo. Một số người còn đốt bức hình Ông Táo để đưa ông lên chầu trời qua làn khói.
    • Ở một số địa phương, người dân có tập tục để đậu hũ hai ngày sau khi cúng Ông Táo và sau đó ăn hết phần cặn có mùi khó chịu để chứng minh cho Ngọc Hoàng họ rất tiết kiệm khi Ngài đến xác thực báo cáo của Ông Táo. Bạn có thể thay thế tập tục này bằng phần đậu hũ ngon hơn nếu muốn!

Đón Tết Nguyên đán của Trung Quốc[sửa]

  1. Ăn mặc trang trọng. Đây là thời điểm rất tốt để mặc quần áo truyền thống của Trung Quốc. Trang phục truyền thống của Trung Quốc (được làm từ lụa) có thể được mua tại Phố người Hoa. Gắn liền với niềm vui, hạnh phúc, may mắn, thịnh vượng và an khang, quần áo màu đỏ sẽ đảm bảo rằng bạn đã thể hiện trọn vẹn tinh thần của ngày Tết. Ngoài màu đỏ, màu vàng cũng là một màu được sử dụng rất nhiều trong dịp đón năm mới, hoặc bạn có thể học cách kết hợp cả 2 màu này.
    • Tránh diện nguyên cây màu đen trong dịp Tết. Màu đen tượng trưng cho điềm xui rủi, và thậm chí cái chết. Đây là thời điểm của sự may mắn và hồi sinh!
  2. Đi chùa. Người Trung Quốc thường đi chùa hay đền thờ để cầu may mắn vào dịp Tết. Họ sẽ thắp nhan và khấn nguyện. Hầu hết các ngôi chùa đều chào đón tất cả mọi người, không chỉ riêng người Trung Quốc.
    • Bạn có thể tìm được ống xăm may mắn ở gần lối đi vào các đền thờ hoặc chùa. Khấn nguyện xin một quẻ xăm, rồi lắc ống xăm cho đến khi một thẻ xăm rơi ra. Sẽ có một thầy bói giải thích quẻ xăm đó cho bạn.[4]
  3. Đốt pháo. Pháo hoa thường được đốt vào lúc nửa đêm giao thừa – thời khắc chuyển giao giữa năm cũ là năm mới. Pháo được sử dụng ở Trung Quốc và Hồng Kông thường có tiếng nổ rất lớn, và pháo hoa chủ yếu được đốt sáng trên mặt đất. Những tiếng nổ to của pháo nhằm dọa các linh hồn xấu xa, ngăn cản chúng mang lại những điều không may mắn.[1]
    • Nhiều người đốt pháo hoa liên tục trong suốt 15 ngày, hoặc ít nhất là 4-8 ngày đầu tiên của năm mới trước khi họ đi làm trở lại. Ở những vùng có người Hoa sinh sống, bạn sẽ nghe thấy nhiều tiếng pháo nổ, và không khí rất nhộn nhịp vào dịp lễ năm mới của họ!
    • Có thể một số địa phương và quốc gia cấm các cá nhân đốt pháo hoa, nếu vậy bạn có thể xem pháo hoa chính thức của nhà nước.
  4. Lì xì tiền trong một phong bì màu đỏ. Người lớn sẽ lì xi tiền may mắn cho trẻ con. Đôi khi họ cũng lì xi cho các nhân viên hay bạn bè.
  5. Thờ cúng Tổ tiên. Nhằm tỏ lòng biết ơn và tôn trọng những gì tổ tiên đã làm cho bạn. Có rất nhiều phong tục truyền thống để thể hiện lòng biết ơn của bạn, chẳng hạn như cúi lạy trước mộ hoặc bàn thờ tổ tiên hoặc chuẩn bị thức ăn và đồ uống để thờ cúng tổ tiên.
  6. Trò chuyện vui vẻ với nhau. Tết là thời gian hạnh phúc và may mắn và cũng là thời điểm để chia sẽ niềm vui với nhau. Tránh xảy ra cãi cọ, xô xát, hoặc thái độ tiêu cực trong năm mới. Những điều này sẽ mang lại điều xui.
    • Thường xuyên đi thăm người thân và bạn bè của bạn để cùng nhau chào đón năm mới.
    • Chào nhau bằng câu chúc "Gong Xi". "Gong Xi" có nghĩa là "Chúc mừng!" Ngoài ra, bạn có thể dùng những câu chúc dài hơn một chút, như "Gong Hei Fat Choi" theo tiếng Quảng Đông hoặc "Gong Xi Fa Chai" theo tiếng Quan Thoại.

Thưởng thức Món ăn Truyền thống[sửa]

  1. Học cách nấu món ăn truyền thống của Trung Quốc. Bữa tiệc chính sẽ được tổ chức vào đêm Giao thừa, thời điểm trước khi bắt đầu năm mới. Có thể có rất nhiều món ăn truyền thống, nhưng chỉ một số món ăn có ý nghĩa đặc biệt:[3]
    • Rượu, một thức uống truyền thống của Trung Quốc, và củ cải tượng trưng cho tuổi thọ.
    • Ớt đỏ biểu tượng của sự may mắn.
    • Cơm thể hiện sự hài hòa.
    • Cá, gà, hoặc động vật nhỏ khác thường được chế biến nguyên con và được cắt ngay tại bàn ăn. Điều này nhắc nhở chúng ta về sự thống nhất và thịnh vượng.
  2. Chuẩn bị sủi cảo cho Lễ hội Đèn lồng. Người Trung Quốc thường làm bánh sủi cảo với nhiều loại nhân khác nhau để ăn trong lễ hội này (vào Ngày rằm tháng Giêng âm lịch).
    • Mỗi loại sủi cảo đều có vai trò đặc biệt trong lễ mừng năm mới của Trung Quốc vì hình dạng của chúng giống như những thỏi vàng hoặc bạc thời Trung Quốc cổ đại.
  3. Tự chuẩn bị bữa tiệc. Nếu bạn không muốn đặt tiệc tại một nhà hàng Trung Quốc, hãy thử tự nấu các món ăn mừng trong lễ Năm mới của Trung Quốc:
    • Chế biến sủi cảo. Người ta thường dùng một lượng lớn bắp cải hay củ cải để làm nhân sủi cảo với ý nghĩa thịnh vượng. Nếu thích, bạn có thể giấu một đồng xu hoặc vật gì đó vào một chiếc bánh sủi cảo, và người nào ăn trúng sẽ là người may mắn.[5]
    • Tự làm chả giò. Chả giò hay còn gọi là 'Spring roll', được đặt tên theo Spring Festival (Xuân Tiết). Vì vậy, đây là thời điểm tuyệt vời để ăn chả giò![5]
    • Nấu nhiều món liên quan đến cá. Cá là biểu tượng của sự thịnh vượng. Nấu các món cá và không được ăn hết (phần còn lại được để qua đêm) – để mang lại may mắn![6]
    • Chiên bánh pot sticker. Pot sticker là một loại bánh sủi cảo, mọi loại sủi cảo đều rất được yêu thích trong bữa tiệc năm mới của Trung Quốc.
    • Nấu mì với nước sốt đậu phộng. Những sợi mì dài và dai là biểu tượng của sự trường thọ và có thể dùng chung với bất kỳ nước sốt nào.[7]
    • Nấu tôm với nước sốt tôm hùm Trung Quốc. Đây là một món ăn nhẹ dùng sau món chính. Ngoài ra vẫn còn rất nhiều công thức nấu ăn từ món ăn truyền thống của Trung Quốc đến các món mới kết hợp Trung-Mỹ mà bạn có thể học hỏi.
    • Chế biến món "trứng trà". Tuy không có gắn kết đặc biệt với Lễ Tết của Trung Quốc, nhưng đây là món duy nhất của Trung Quốc vừa được dùng để làm món trang trí và cả món khai vị.

Xem Diễu binh[sửa]

  1. Tìm kiếm thông tin về cuộc diễu binh ở địa phương của bạn. Bạn có thể tra cứu thông tin cuộc diễn binh Năm mới của Trung Quốc trên trực tuyến hoặc qua báo chí địa phương. Thỉnh thoảng những cuộc diễu binh như vậy được tổ chức vào một ngày cuối tuần đầu tiên của năm mới thay vì tổ chức trong ngày Tết, hoặc thậm chí không nằm trong thời gian đón năm mới.
    • Nhớ mang theo máy quay, và mặc ấm nếu thời tiết lạnh!
    • Sẽ rất may mắn nếu bạn sống gần San Francisco nơi thường tổ chức diễu hành vào dịp năm mới của Trung Quốc, đây là cuộc diễu hành lớn nhất và lâu đời nhất của châu Á.
  2. Xem diễu hành trên truyền hình hoặc trực tuyến. Tại Hoa Kỳ, các cuộc diễu hành lớn thường được phát sóng trên truyền hình địa phương hay khu vực. Còn tai Trung Quốc, đài Truyền hình Trung ương Trung quốc (CCTV) hàng năm đều thu hút hàng trăm triệu người xem chương trình Gala lễ hội mùa xuân vào lúc nửa đêm.
  3. Theo dõi các tiết mục biểu diễn đặc biệt. Bên cạnh pháo nổ, món ăn đặc trưng, các hoạt động, và âm nhạc, diễu hành năm mới còn là cơ hội để xem của các vũ công mặc trang phục rồng và sư tử biểu diễn.
    • Các vũ công múa rồng thường rất khéo léo và nhịp nhàng với nhau, mỗi người sẽ cầm một cây gậy dài để điều khiển một con rồng dài đầy màu sắc uốn lượn. Rồng là hình tượng phổ biến trong thần thoại Trung Quốc, và được xem là biểu tượng tôn kính của của quốc gia và người dân nơi đây.[8]
    • Hai diễn viên múa sư tử đều mặc trang phục mô tả hình dáng con sư tử lớn. Sư tử là một sinh vật biểu tượng cho sức mạnh, oai nghiêm trong thần thoại Trung Quốc, nhưng điệu múa sư tử thường được mô phỏng theo nội dung những câu truyện tranh, chẳng hạn như câu chuyện một nhà sư ngớ ngẩn giúp sư tử tìm kiếm một cọng rau diếp.[9]
    • Cả hai người múa sư tử đều nhảy múa nhịp nhàng với tiếng trống truyền thống của Trung Quốc.
  4. Tổ chức Lễ hội Đèn Lồng. Vào ngày rằm tháng Giêng âm lịch, nhiều trò chơi sẽ được tổ chức giữa vô số lồng đèn giấy được trang trí đẹp mắt. Một số thành phố còn làm các tác phẩm nghệ thuật khổng lồ từ nhiều chiếc đèn lồng.[10]
    • Nhiều người còn viết câu đố lên lồng đèn cho trẻ em giải.
    • Đây là thời điểm người Trung Quốc thường ăn sủi cảo ngọt với nhân làm từ nhiều loại nguyên liệu, loại bánh này thường được gọi là bánh tangyuan hoặc bánh yuanxiao.
    • Thắp nến vào ngày này để mang nhiều thần tiên vào nhà bạn.

Lời khuyên[sửa]

  • Các chủ đề trang trí thường được sử dụng ở Trung Quốc là cá, lồng đèn, sư tử, rồng, thần tài, và biểu tượng hoàng đạo của năm mới.
  • Có nhiều cách để ăn mừng Tết Nguyên Đán, từ lễ hội dân gian riêng biệt trong mỗi ngày lễ đến những truyền thống của các địa phương theo từng khu vực riêng biệt ở Trung Quốc. Đừng ngạc nhiên nếu bạn thấy mỗi địa phương có phong tục tổ chức đón tết Nguyên đán khác nhau, hãy cố gắng tìm hiểu thêm về các hình thức đón năm mới khác nhau nếu bạn đến nơi đó.
  • Nếu bạn là người theo đạo, hãy cầu nguyện. Cầu những người đã mất và các vị thần khác nhau của Trung Quốc. Theo truyền thống, sẽ có một số ngày được dành riêng để cầu nguyện.
  • Một số cây trang trí mang lại may mắn:
    • Hoa đào tượng trưng cho sự may mắn
    • Quất và hoa thủy tiên tượng trưng cho sự thịnh vượng
    • Cúc tượng trưng cho tuổi thọ lâu dài

Cảnh báo[sửa]

  • Nếu nước bạn cấm đốt pháo nổ thì bạn không nên đốt pháo, nếu không bạn sẽ gặp rắc rối với chính quyền. Các nước như Malaysia, Singapore, Thái Lan, Úc, New Zealand, Kenya và Hoa Kỳ là những quốc gia có quy định hoàn toàn cấm đốt pháo hoặc cấm đốt ở một số khu vực.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây