Đạt được Sự thông thái

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Sự thông thái không phải là một đức tính bẩm sinh, nhưng chỉ có thể đạt được thông qua kinh nghiệm. Bất kỳ người nào thích trải nghiệm những điều mới lạ và biết nhìn lại quá trình này đều có thể đạt được sự thông thái. Bằng cách học hỏi hết sức mình, phân tích trải nghiệm của bản thân và kiểm tra kiến thức của chính mình, bạn sẽ có thể trở nên thông thái hơn.

Các bước[sửa]

Giành được Kinh nghiệm[sửa]

  1. Thực hiện những điều mới mẻ. Sẽ khó để bạn có thể đạt được sự thông thái nếu bạn chỉ quanh quẩn trong nhà và thực hiện hành động tương tự như nhau mỗi ngày. Bạn sẽ thông thái hơn một khi bạn có thể mạnh dạn bước ra xã hội và tạo cơ hội để bản thân học hỏi, phạm lỗi và nhìn lại trải nghiệm của chính mình. Nếu bạn có xu hướng rụt rè, hãy cố gắng tìm cách nuôi dưỡng tinh thần ham học hỏi và sự sẵn sàng để đặt mình vào tình huống mới.[1] Mỗi khi bạn trải nghiệm một điều mới mẻ nào đó, bạn sẽ mở lòng đóng nhận khả năng học hỏi và trở nên thông thái hơn một chút khi bạn đã thử trải nghiệm nó.
    • Đi đến những nơi mà bạn chưa từng đến trước đây là cách tuyệt vời để tích lũy một vài kinh nghiệm sống. Chẳng hạn như đặt vé du lịch đến một đất nước khác, hoặc "đi phượt" đến một thành phố khác gần nơi bạn ở. Thử đi đến nhà hàng nổi tiếng đối với người dân bản địa, thay vì tìm đến tiệm ăn mà bạn yêu thích. Mỗi khi có được bất kỳ một cơ hội nào, bạn nên lựa chọn sự mới lạ thay cho sự quen thuộc.
    • Tham gia hoạt động xã hội mới cũng là một cách hay để mở rộng thế giới của bạn. Nếu bạn có xu hướng dành thời gian để xem thể thao, hãy mua vé để đến xem một vở kịch. Nếu bạn là kẻ mọt sách, bạn có thể đăng ký vào nhóm đi bộ đường dài hoặc tham gia đội chơi bowling.
  2. Ra khỏi vùng thoải mái. Nếu bạn sợ phải thực hiện một điều nào đó, có lẽ đó cũng chính là điều mà bạn cần phải cố gắng thực hiện. Khi bạn phải đối phó với tình huống khó xử hoặc đáng sợ, bạn sẽ có thể trang bị tốt hơn cho bản thân để có thể đối phó với nỗi sợ hãi khi bạn gặp lại nó. Như Eleanor Roosevelt đã từng nói rằng “Chúng ta giành được sức mạnh, sự can đảm, và sự tự tin thông qua từng kinh nghiệm mà chúng ta có được khi ngừng sợ hãi... chúng ta cần phải thực hiện điều mà chúng ta nghĩ rằng chúng ra không thể”.
    • Ví dụ, nếu bạn lo sợ phải nói trước đám đông, hãy tình nguyện trở thành người đọc bài phát biểu.
    • Nếu bạn không thích chia sẻ về cảm xúc của bạn, hãy nỗ lực hình thành một cuộc trò chuyện với người mà bạn yêu thương để người đó biết về sự quan tâm của bạn. Bạn cũng nên hỏi về cảm giác của người đó.
  3. Nỗ lực trò chuyện với người mà bạn không biết rõ. Bạn nên nói chuyện với những người đến từ hoàn cảnh khác nhau và sở hữu quan điểm khác với bạn, và chú ý đến điều mà bạn có thể học hỏi từ họ. Hãy cố gắng đừng phán xét họ dựa trên quan điểm hạn hẹp của bạn. Bạn càng cảm thông với người khác bao nhiêu, bạn sẽ càng trở nên thông thái bấy nhiêu.[2]
    • Luyện tập thói quen trở thành người giỏi lắng nghe, và đưa ra nhiều câu hỏi để tìm hiểu thêm thông tin. Bạn nên thật sự chú ý đến điều mà người khác đang nói hơn là suy nghĩ vẩn vơ. Mỗi cuộc trò chuyện sẽ cung cấp cho bạn cơ hội để hiểu rõ hơn về người khác, mở rộng tầm nhìn của bạn và từ đó, giúp bạn trở nên thông thái hơn.
    • Bạn cũng nên chia sẻ về bản thân với người mà bạn đang trò chuyện. Hãy cố gắng hình thành cuộc trò chuyện sâu sắc hơn thông thường và nuôi dưỡng tình bạn mới.
  4. Trở nên cởi mở. Thay vì tỏ thái độ phán xét những điều mà bạn không biết rõ, bạn nên xem xét nó từ góc độ khác nhau và nỗ lực để tìm hiểu về nó.[2] Sẽ khá dễ dàng để bạn hình thành quan điểm dựa trên kinh nghiệm hạn chế mà bạn đã trải qua trong cuộc sống, nhưng đây không phải là cách để đạt được sự thông thái. Bạn không thể ngừng trưởng thành trong hoàn cảnh cụ thể với những người cụ thể, nhưng bạn có thể quyết định cởi mở để học hỏi những điều khác biệt trong cuộc sống.
    • Tránh hình thành quan điểm riêng của bản thân dựa trên cách nghĩ của người khác, hoặc dựa trên một xu hướng phổ biến nào đó. Bạn cần phải tự mình tiến hành nghiên cứu và xem xét hai mặt của vấn đề trước khi quyết định quan điểm của bạn về bất kỳ một vấn đề nào.
    • Ví dụ, có thể bạn nghĩ rằng một loại nhạc nào đó sẽ không hay ho gì vì bạn bè của bạn không thích nó. Trước khi bạn quyết định "ăn theo" một ai đó, bạn nên thử đến dự buổi biểu diễn trực tiếp của ban nhạc chơi loại nhạc đó, và tìm hiểu về lịch sử của nó. Khi bạn dành thời gian để tìm hiểu một điều nào đó, bạn mới có thể quyết định xem liệu bạn có thích nó hay không, chứ không phải là đưa ra quyết định trước khi bạn tiến hành trải nghiệm nó.

Học hỏi từ Người thông thái[sửa]

  1. Trau dồi bản thân với học vấn. Nếu bạn muốn học hỏi điều mới lạ, một trong những cách tuyệt vời nhất để bạn có thể thực hiện điều này đó là tham dự một lớp học nào đó. Lớp học mà bạn chọn có thể liên thông với trường đại học, nhưng điều này không thật sự cần thiết. Bạn có thể tiến hành nghiên cứu để tìm hiểu xem liệu thành viên trong cộng đồng nơi bạn sống có tổ chức các lớp học hoặc hội thảo về các lĩnh vực chuyên môn của họ hay không.
    • Tự học cũng hiệu quả như đi đến lớp học. Nếu bạn không thể tham dự lớp học về bộ môn mà bạn muốn tìm hiểu thêm về nó, bạn có thể tìm kiếm phương pháp khác để thay thế. Bạn có thể tham khảo sách trong thư viện, phỏng vấn người khác, và học hỏi bằng cách thực hành.
    • Ví dụ, nếu bạn muốn học một ngôn ngữ mới, bạn có thể tham gia một lớp học nào đó hoặc tự học. Tìm kiếm nhóm người giao tiếp bằng ngôn ngữ đó, đọc sách viết bằng ngôn ngữ đó, và du lịch đến đất nước sử dụng ngôn ngữ đó.
  2. Tìm kiếm người hướng dẫn thông thái. Người nào trong cuộc sống khiến bạn cảm thấy như họ là người thông thái? Sự thông thái đến từ nhiều hình thức. Đó có thể là mục sư giúp mọi người nhìn lại một điều quan trọng nào đó mỗi tuần. Đó có thể là người giáo viên có khả năng truyền cảm hứng cho người khác với sự hiểu biết của mình. Và đó cũng có thể là người thân luôn giữ bình tĩnh và sáng suốt trong mọi tình huống khó khăn.[1]
    • Xác định lý do vì sao bạn cảm thấy rằng người đó khá thông thái. Có phải là vì người đó đọc nhiều sách? Người đó có cung cấp lời khuyên tuyệt vời khi người khác cần đến? Người đó có tỏ vẻ như anh ta đã phát hiện ra ý nghĩa của cuộc sống?
    • Bạn có thể học hỏi được gì từ họ? Lựa chọn và hành vi nào trong cuộc sống có thể đóng vai trò như một ví dụ cho bạn? Trong tình huống cụ thể, bạn nên tự hỏi bản thân rằng người đó sẽ làm gì khi gặp điều tương tự.
  3. Đọc càng nhiều càng tốt. Đọc sách là cách để bạn có thể lĩnh hội quan điểm của người khác, bất kể là về chủ đề nào. Nó sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc về cách mà người khác nghĩ rằng họ không còn lựa chọn nào khác. Tìm hiểu về cả hai mặt của vấn đề quan trọng sẽ cung cấp cho bạn thông tin mà bạn cần để hình thành quan điểm phù hợp và để bạn có thể đưa ra quyết định đúng đắn.
  4. Nhận thức được rằng mọi người đều có thể phạm phải sai lầm. Khi bạn đạt được sự thông thái và kinh nghiệm, bạn sẽ nhận thấy rằng người mà bạn xem là người hướng dẫn cũng từng có những thiếu sót. Không nên nghĩ về người khác theo tiêu chuẩn quá cao đến nỗi sai lầm của họ khiến bạn cảm thấy sốc và khó chịu. Cố gắng nhìn nhận bản chất thật sự của con người, điều này có nghĩa là bạn không nên tôn sùng họ quá mức mà nên chấp nhận con người thật của họ cả về mặt tốt lẫn mặt xấu.
    • Mỗi đứa trẻ đều sẽ chạm đến thời điểm mà chúng nhận ra rằng cha mẹ của chúng không hoàn hảo, rằng họ cũng đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm con đường phù hợp tương tự như mọi người khác. Nhận thức được rằng cha mẹ của bạn cũng bình đẳng và phạm sai lầm như bao người khác là dấu hiệu của sự trưởng thành và thông thái.
    • Tha thứ khi người mà bạn kính trọng mắc lỗi. Hãy cố gắng cảm thông với người khác thay vì khiến họ cảm thấy tồi tệ hơn.

Thực hành Sự thông thái[sửa]

  1. Hãy khiêm tốn trước những tình huống mới. Như Socrates từng nói rằng "Sự thông thái thật sự là khi bạn nhận thức được rằng bạn không biết gì cả". Sẽ khá khó khăn để bạn có thể hiểu rõ ý nghĩa của câu nói này cho đến khi bạn phải đối mặt với tình huống hoàn toàn khiến bạn gục ngã. Cho dù bạn có thông minh đến mức nào, và có nhiều kinh nghiệm đến đâu, bạn sẽ gặp phải thời điểm khi ranh giới giữa đúng và sai trông có vẻ khá mờ nhạt và bạn không biết phải lựa chọn như thế nào.[1]
    • Không nên đối đầu với một tình huống mới nào đó với suy nghĩ rằng bạn biết rõ việc bạn cần làm. Kiểm tra vấn đề từ mọi góc độ, thiền hoặc cầu nguyện, và sau đó hành động theo tiếng nói của lương tâm. Đây là tất cả mọi điều mà bạn có thể thực hiện.
    • Chấp nhận giới hạn của bản thân là hình thức cao cấp của sự thông thái. Biết rõ điều mà bạn cần phải đối phó và tận dụng toàn bộ tài năng của mình, nhưng đừng giả vờ rằng bạn sở hữu nhiều khả năng hơn những gì bạn thật sự có.
  2. Suy nghĩ trước khi hành động. Bạn nên dành nhiều thời gian để suy xét về vấn đề trước khi đưa ra quyết định. Suy nghĩ về ưu và nhược điểm của nó, cân nhắc kinh nghiệm của bản thân cũng như lời khuyên của người khác để có thể đưa ra lựa chọn thông thái nhất.
    • Đừng sợ phải nhờ người khác giúp đỡ khi bạn cần. Bạn có thể tìm đến người mà bạn nghĩ rằng họ khá thông thái để xin lời khuyên. Tuy nhiên, bạn cũng phải xem xét một cách thận trọng ngay cả với lời khuyên của người mà bạn hoàn toàn tin tưởng. Cuối cùng, bạn mới chính là người duy nhất có thể quyết định điều đúng đắn cho bản thân.
  3. Hành động dựa trên giá trị của bản thân. Tìm đến với con người, giáo lý trong tôn giáo và sách vở để tìm kiếm lời khuyên và sự thông thái sẽ không thể giúp bạn tiến xa. Bạn không nên chỉ chấp nhận một vài giá trị nào đó bởi vì chúng là điều mà bạn đã được dạy. Cuối cùng, giá trị của bạn cần phải phù hợp với lương tâm, với cảm giác từ trong thâm tâm nói với bạn điều mà bạn nên làm dựa trên sự thật mà bạn biết rõ. Khi bạn cần phải đưa ra quyết định to tát, hãy triệu tập mọi giá trị của bản thân và tuân theo nó.
    • Ví dụ, nếu một người nào đó trong công ty đang bị bắt nạt, và bạn biết rằng đứng lên bảo vệ anh ta sẽ khiến sếp của bạn tức giận. Bạn cần phải làm gì? Suy nghĩ cẩn thận và quyết định xem điều nào quan trọng với bạn nhất: tránh bị mất việc hay giúp đỡ người đang bị tổn thương.
    • Đứng lên bảo vệ giá trị của bản thân trước sự chỉ trích. Đây không phải là nhiệm vụ dễ dàng, vì trong cuộc sống, con người sẽ yêu cầu bạn thực hiện như điều họ muốn. Hãy tách rời giá trị của bản thân khỏi người khác và thực hiện những điều đúng đắn trong mọi việc.
  4. Học hỏi từ sai lầm của chính mình. Ngay cả một quyết định được xem là cẩn thận nhất cũng có thể kết thúc một cách tệ hại. Mỗi khi bạn gặp phải một tình huống mới, hãy nhìn lại nó và suy nghĩ về điều đã diễn ra khá suôn sẻ cũng như điều gây cản trở cho bạn. Khi bạn nhận thức được rằng bạn đã phạm lỗi, hãy tìm hiểu xem bạn có thể áp dụng các phát hiện mới nào để có thể đối mặt với tình huống tương tự trong tương lai.[3]
    • Không nên tự dằn vặt bản thân vì đã phạm sai lầm. Bạn là một con người, và tất cả những gì mà bạn có thể làm là học hỏi từ nỗi đau mà bạn trải nghiệm.
    • Cần biết rằng sự hoàn hảo không tồn tại. Mục tiêu ở đây không tập trung ở việc bạn phải trở nên hoàn hảo hoặc như một vị thần, nhưng là cố gắng hết sức để hành động theo tiếng gọi của lương tâm và trở thành một người tốt trong cuộc sống.
  5. Chia sẻ sự thông thái của bạn với người khác. Điều này không có nghĩa là bạn nên chỉ bảo người khác phải làm gì; thay vào đó, hãy lấy bản thân ra làm ví dụ để dẫn dắt người khác. Hãy để người khác có thể nhận thức được sự thông thái của việc trở nên cởi mở, không phán xét và cảm thông trong mọi tình huống. Suy nghĩ về người hướng dẫn đã giúp bạn trên con đường đạt được sự thông thái, và tìm cách để đảm nhận vai trò của họ để người khác có thể nhận được lợi ích từ những gì mà bạn đã học được.
    • Nếu một ai đó hỏi xin lời khuyên của bạn, hãy cố gắng hết sức để hướng dẫn họ đi theo con đường mà bạn cảm thấy nó khá đúng đắn. Không nên để khao khát của bản thân lấn áp lời khuyên của bạn.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]