Duy vật biện chứng
Bản mẫu:Chủ nghĩa Marx Phương pháp duy vật biện chứng hay chủ nghĩa duy vật biện chứng là một bộ phận của học thuyết triết học do Karl Marx đề xướng. Đặc trưng của phương pháp duy vật biện chứng là coi một sự vật hay một hiện tượng trong trạng thái luôn phát triển và xem xét nó trong mối quan hệ với các sự vật và hiện tượng khác. Cốt lõi của chủ nghĩa duy vật biện chứng là chủ nghĩa duy vật kết hợp với phép biện chứng.
Marx đã kế thừa tư tưởng về phương pháp biện chứng của Georg Wilhelm Friedrich Hegel và lý luận về chủ nghĩa duy vật của Ludwig Andreas von Feuerbach và phát triển nên phương pháp luận này. Các nhà triết học Marx-Lenin cho rằng phương pháp duy vật biện chứng là cơ sở triết học cho hệ tư tưởng của họ.
Mục lục
Quá trình hình thành và phát triển[sửa]
Trước Marx[sửa]
Chủ nghĩa duy vật[sửa]
Bản mẫu:Bài chi tiết Chủ nghĩa duy vật phát sinh ngay từ thời kỳ cổ đại. Nó phát triển qua nhiều thời kỳ khác nhau:[1]
- Chủ nghĩa duy vật cổ đại: Còn được gọi là chủ nghĩa duy vật ngây thơ-chất phác. Nói chung, các tư tưởng duy vật lúc này mang tính trực giác là chủ yếu, chưa mang tính nghiên cứu khoa học cao. Những nhà triết học thời kỳ này chủ yếu chống lại những sai lầm có trong hệ tư tưởng của chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo.
- Chủ nghĩa duy vật cận đại: Từ thời đại Phục hưng cho đến thế kỷ XVIII, chủ nghĩa duy vật thời kỳ này được gọi là chủ nghĩa duy vật siêu hình. Tuy đứng trên suy nghĩ của triết học, nhưng những nhà triết học thời kỳ này lại dựa vào khá nhiều phương pháp thực nghiệm vốn phổ biến thời đó.
Phép biện chứng[sửa]
Bản mẫu:Bài chi tiết Biện chứng cũng xuất hiện rất sớm, từ thời cổ đại. Có thể kể đến một số thời kỳ như sau:[2]
- Phép biện chứng thời cổ đại: Cũng giống như chủ nghĩa duy vật cổ đại, phép biện chứng lúc này vẫn còn mang tính ngây thơ, tự phát và trực quan. Tiêu biểu cho phép biện chứng đó là tư tưởng của triết học Ấn Độ cổ đại, triết học Trung Quốc cổ đại và triết học Hy Lạp cổ đại.
- Phép biện chứng thời cận đại: Cũng từ thời đại Phục hưng cho đến thế kỷ XVIII, phép biện chứng lúc này không được thể hiện rõ ràng, trừ những người thuộc triết học cổ điển Đức. Tuy nhiên, những người Đức này lại xây dựng phép biện chứng trên quan điểm duy tâm. Marx đã có một nhận xét nổi tiếng cho phép biện chứng của Georg Friedrich Wilhelm Hegel, nhà triết học Đức tiêu biểu của thời kỳ triết học này: "Phép biện chứng lộn đầu xuống đất."
Khi Marx và Engels xuất hiện[sửa]
Vào thập niên 1840, Marx và Engels đã đề xuất chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Tiền đề[1][sửa]
Có ba tiền đề then chốt cho sự hình thành của nó:
- Kinh tế-xã hội: Đầu thế kỷ XIX, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển, đồng thời cũng bộc lộ những mâu thuẫn, tiêu biểu đó là mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.
- Lý luận: Marx đã kết hợp chủ nghĩa duy vật của Ludwig Andreas Feuerbach với phép biện chứng của Hegel, làm như vậy, theo Marx, sẽ phát hiện ra cái hạt nhân sau vỏ thần bí.
- Khoa học tự nhiên: Gồm 3 lý thuyết ảnh hưởng đến chủ nghĩa duy vật biện chứng của Marx: định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, thuyết tế bào và thuyết tiến hóa.
Nội dung[sửa]
Chú thích[sửa]
Tham khảo[sửa]
- Giáo trình chủ nghĩa duy vật biện chứng (hệ cử nhân lý luận chính trị) của Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản.
|
Bài
này
còn
sơ
khai. Mời bạn góp sức viết thêm để bài được hoàn thiện hơn. Xem phần trợ giúp về cách sửa bài. |
Bài liên quan
Liên kết đến đây
- Chủ nghĩa duy vật
- Chủ nghĩa Marx
- Triết học
- Chủ nghĩa cộng sản
- Chủ nghĩa tư bản
- Karl Marx
- Nội dung và hình thức (Chủ nghĩa Marx-Lenin)
- Cái chung và cái riêng (Chủ nghĩa Marx-Lenin)
- Nguyên nhân và kết quả (Chủ nghĩa Marx-Lenin)
- Tất nhiên và ngẫu nhiên (Chủ nghĩa Marx-Lenin)
- Xem thêm liên kết đến trang này.