Chủ nghĩa duy vật
Trong triết học, chủ nghĩa duy vật là một hình thức của chủ nghĩa duy vật lí (physicalism) với quan niệm rằng thứ duy nhất có thể được thực sự coi là tồn tại là vật chất; rằng, về căn bản, mọi sự vật đều có cấu tạo từ vật chất và mọi hiện tượng đều là kết quả của các tương tác vật chất. Khoa học sử dụng một giả thuyết, đôi khi được gọi là thuyết tự nhiên phương pháp luận, rằng mọi sự kiện quan sát được trong thiên nhiên được giải thích chỉ bằng các nguyên nhân tự nhiên mà không cần giả thiết về sự tồn tại hoặc không-tồn tại của cái siêu nhiên. Với vai trò một học thuyết, chủ nghĩa duy vật thuộc về lớp bản thể học nhất nguyên. Như vậy, nó khác với các học thuyết bản thể học dựa trên thuyết nhị nguyên hay thuyết đa nguyên. Xét các giải thích đặc biệt cho thực tại hiện tượng, chủ nghĩa duy vật đứng ở vị trí đối lập hoàn toàn với chủ nghĩa duy tâm.
Mục lục
Tổng quan[sửa]
Miêu tả chi tiết đầu tiên về triết học xuất hiện trong bài thơ khoa học De Rerum Natura
Mặc dù có nhiều trường triết học và nhiều sắc thái khác nhau, mọi triết lý được cho rằng thuộc về 2 phạm trù chính, mà đối ngược với nhau: Chủ nghĩa duy vật và Chủ nghĩa duy tâm. Mệnh đề cơ bản của hai phạm trù này liên quan tới bản chất của thực tế, và sự khác biệt căn bản là câu trả lời của hai câu hỏi cơ bản: "Hiện thực bao gồm những gì?" và "Nó hình thành như thế nào?" Đối với chủ nghĩa duy tâm thì linh hồn hoặc trí óc hoặc các ý tưởng là cơ bản, vật chất là thứ hai. Đới với chủ nghĩa duy vật thì vật chất là cơ bản còn trí óc hay linh hồn là thứ nhì, là sản phẩm của vật chất với vật chất.
Nội dung tóm tắt[sửa]
Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức.
Nguồn gốc[sửa]
Chủ nghĩa duy vật có nguồn gốc từ thực tiễn và sự phát triển của khoa học.
Ý nghĩa[sửa]
Khắc phục được những hạn chế của quan niệm duy tâm trong xã hội.
Khẳng định tính thứ nhất của vật chất, tính thứ hai của ý thức, từ đó khẳng định con người có thể nhận thức được thế giới khách quan.
Khẳng định tính đa dạng của thế giới và định hướng cho con người cải tạo thế giới.
Chính qua thực tiễn và khái quát hóa tri thức của nhân loại trong nhiều lĩnh vực, chủ nghĩa duy vật đã thể hiện là hệ thống tri thức lí luận chung nhất gắn với lợi ích của các lực lượng xã hội tiến bộ, định hướng cho các lực lượng này trong hoạt động nhận thức và thực tiễn.
Các nhánh của chủ nghĩa duy vật[sửa]
- Chủ nghĩa duy vật Kitô giáo
- Chủ nghĩa duy vật văn hóa
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng (Xem thêm Triết học tự nhiên Marx)
- Chủ nghĩa duy vật lịch sử
- Chủ nghĩa duy vật tiêu trừ (Eliminative materialism)
- Chủ nghĩa duy vật cách mạng
- Chủ nghĩa duy vật Pháp
- Chủ nghĩa duy vật hoàn nguyên / Thuyết hoàn nguyên (Reductive materialism)
- Chủ nghĩa duy vật Descartes
- Charvaka
Tham khảo[sửa]
- Churchland, Paul (1981). Eliminative materialism and the Propositional Attitudes. The philosophy of science. Boyd, Richard; P. Gasper; J. D. Trout. Cambridge, Massachusetts, MIT Press.
- Flanagan, Owen (1991). The Science of the Mind. 2nd edition Cambridge Massachusetts, MIT Press.
- Fodor, J.A. (1974) Special Sciences, Synthese, Vol.28.
- Kim, J. (1994) Multiple Realization and the Metaphysics of Reduction, Philosophy and Phenomenological Research, Vol. 52.
- Lange, Friedrich A.,(1925) The History of Materialism. New York, Harcourt, Brace, & Co.
- Moser, P. K.; J. D. Trout, Ed. (1995) Contemporary Materialism: A Reader. New York, Routledge.
- Schopenhauer, Arthur, (1969) The World as Will and Representation. New York, Dover Publications, Inc.
- Vitzthum, Richard C. (1995) Materialism: An Affirmative History and Definition. Amhert, New York, Prometheus Books.
- Buchner, L. (1920). Force and Matter. New York, Peter Eckler Publishing CO.
- La Mettrie, Man The machine.
|
Bài
này
còn
sơ
khai. Mời bạn góp sức viết thêm để bài được hoàn thiện hơn. Xem phần trợ giúp về cách sửa bài. |
Liên kết đến đây
- Ấn Độ giáo
- Nhà Đường
- Chủ nghĩa vô thần
- Tiến hóa
- Triết học
- Tự nhiên
- Napoléon Bonaparte
- Chủ nghĩa cộng sản
- Văn hóa
- Karl Marx
- Xem thêm liên kết đến trang này.