Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Làm núi lửa
Từ VLOS
Làm núi lửa là một thí nghiệm khoa học mẫu mực, phù hợp cho việc học tại nhà hoặc làm một dự án ở trường học hay chỉ đơn giản là một hoạt động cho trẻ trong ngày mưa. Kể cả người lớn cũng cảm thấy thú vị khi lấy đó làm hoạt động vui chơi trong bữa tiệc. Bài viết này trình bày một số cách khác nhau để làm núi lửa – bạn chỉ việc chọn cách thú vị nhất hoặc cách mà bạn có sẵn nguyên liệu như liệt kê trong "Những thứ bạn cần" để thực hiện.
Lưu ý: Chỉ đổ nguyên liệu làm dung nham ở nơi mà bạn không ngại bị dính bẩn. Tốt nhất bạn nên để núi lửa phun trào ở ngoài trời nếu không muốn phải dọn dẹp nhiều!
Mục lục
Các bước[sửa]
Núi lửa thông thường[sửa]
- Trải một lớp giấy nến.
- Đặt một chiếc bình ở giữa. Bạn có thể dùng lon nước có ga, lọ thủy tinh, chai nhựa để làm tâm của núi lửa. Đây là chỗ mà bạn dùng để chứa nham thạch!
- Dùng đất sét để làm phần còn lại của núi lửa. Nặn đất sét bọc từ đáy bình đến miệng bình. Cố gắng làm cho đất sét trông gồ ghề thay vì bằng phẳng vì núi lửa thật không giống như một chiếc phễu hoàn chỉnh!
- Để yên khoảng 1 tiếng hoặc đến khi đất sét khô.
- Pha giấm. Cho một ít màu thực phẩm đỏ vào giấm và khuấy thêm 1 thìa súp nước rửa bát.
- Đổ hỗn hợp vào núi lửa.
- Gói muối nở. Đổ muối nở vào tờ khăn giấy vuông hoặc giấy vệ sinh. Gấp khăn giấy hoặc giấy vệ sinh lại. Cột thêm dây thun để giữ chặt.
- Cho gói muối nở vào giấm.
- Lùi ra xa. Khi giấy tan hết thì núi lửa sẽ phun trào.
Núi lửa phun dung nham[sửa]
- Chuẩn bị một mặt phẳng để thực hiện. Bạn sẽ cần mặt phẳng không ngại dính bẩn vì hoạt động này tương đối bừa bộn.
- Lấy một chiếc bình. Bạn sẽ cần bình tương đối lớn như bình nước ngọt 1 lít.
- Tạo hình cho phần bên ngoài của núi lửa. Bạn có thể làm bằng đất sét, đất nặn, bùn đất hoặc giấy bạc. Tiếp theo, sơn màu nâu và đen để làm cho nó trông thật hơn rồi để yên đến khi sơn khô.
-
Đổ
thêm
nước
oxy
già.
Mua
một
chai
nước
oxy
già
ở
cửa
hàng
mỹ
phẩm.
Bạn
sẽ
cần
dung
dịch
6%
(thường
ghi
trên
nhãn
là
“thể
tích
-
20”).
Rót
nửa
cốc
oxy
già
vào
chiếc
bình
trong
núi
lửa.
- Cẩn thận khi dùng nước oxy già. Bạn sẽ bị thương nếu tiếp xúc nhiều với nước oxy già hoặc để dính vào mắt. Chỉ để người lớn xử lý nước oxy già.
- Nếu bạn muốn tạo ra phản ứng mạnh mẽ, hãy dùng dung dịch oxy già 30%. Tuy nhiên, loại này rất khó tìm mua.
- Khuấy thêm xà phòng và màu thực phẩm. Cho thêm ít nhất 6 giọt màu thực phẩm đỏ và 2 giọt màu vàng. Sau đó, khuấy thêm khoảng 2 thìa súp nước xà phòng.
- Trộn men. Lấy 1 thìa súp men khô và trộn với 3 thìa súp nước trong một cốc nhỏ.
-
Rót
men.
Rót
hỗn
hợp
men
vào
núi
lửa.
- Lùi ra xa ngay lập tức!
Núi lửa bùng nổ[sửa]
-
Thực
hiện
ngoài
trời.
Loại
núi
lửa
này
sẽ
tạo
ra
một
vụ
nổ
to
nên
bạn
cần
phải
thực
hiện
ngoài
trời
với
khoảng
không
rộng.
Chỉ
người
lớn
được
phép
làm
loại
núi
lửa
này
nhưng
trẻ
em
cũng
sẽ
rất
thích
thú
khi
được
xem!
- Không đùa đâu nhé các bạn, nó hơi nguy hiểm đấy. Cẩn thận!
-
Tìm
một
vài
người
giúp
đỡ.
Thử
nghiệm
này
cần
ít
nhất
hai
người,
ba
người
thì
càng
tốt.
Những
người
thực
hiện
thử
nghiệm
phải
che
kín
toàn
bộ
vùng
da
trên
cơ
thể
và
không
mặc
quần
áo
quá
rộng.
- Thử nghiệm này cần đến ni-tơ lỏng vốn không dễ chịu khi dính vào da. Cẩn thận bạn nhé.
- Bên cạnh đó, bạn nên đeo kính bảo hộ. Nếu may mắn được chọn làm người kích nổ thì bạn hãy đeo kính bảo hộ.
- Lấy một thùng nhựa đựng rác có chất liệu tốt. Không dùng thùng nhỏ. Chọn loại thùng to, cứng mà nhân viên vệ sinh thường dùng. Thùng chất lượng kém sẽ vỡ và làm hỏng việc thử nghiệm, do đó chọn thùng loại tốt là rất quan trọng. Nhựa phải dày và các đường nối phải cứng. Đặt thùng đựng rác trên bề mặt bê tông, đá hoặc gạch.
-
Đổ
nước
vào
thùng.
Đổ
một
lượng
nước
chiếm
khoảng
80%
thùng.
Bạn
có
thể
pha
màu
vào
nước
nếu
muốn.
Dùng
bột
màu
Kool
Aid
sẽ
hiệu
quả
hơn.
- Bạn cũng có thể thêm vài quả bóng bàn vào thùng nước nếu muốn tạo hiệu ứng đá lăn và các mảnh vụn núi lửa. Trường hợp này bạn cần giảm bớt một ít nước (còn khoảng 70-75%).
-
Chuẩn
bị
một
chai
nhựa.
Lấy
chai
nước
ngọt
1
lít
và
dùng
băng
keo
để
dán
2
viên
gạch
vào
hai
bên
bề
mặt
chai.
- Phần đáy chai và đáy viên gạch phải bằng nhau.
- Rót ni-tơ lỏng vào chai. Đặt chai nước lên mặt phẳng và nhờ một người giữ cái phễu ngay phía trên miệng chai. Nhờ thêm một người khác giữ sẵn nắp chai để đậy kín khi đã rót xong ni-tơ lỏng. Rót một lượng ni-tơ lỏng cao khoảng 5cm vào chai. (Số lượng chỉ là tương đối vì nó không ảnh hưởng nhiều).
- Nhanh chóng đậy nắp chai. Người giữ nắp chai phải nhanh chóng đậy kín miệng chai. Bạn có tối đa 5 giây để đậy nắp chai và cho vào thùng nước.
- Đặt chai vào giữa thùng nước. Bỏ chai vào giữa thùng và nhanh chóng chạy ra xa. Vụ nổ sẽ bắt đầu sau khoảng 15-30 giây.
-
Thưởng
thức
vụ
nổ.
Đảm
bảo
mọi
người
đều
đứng
xa
ít
nhất
9m.
Đứng
càng
xa
càng
tốt.
Vụ
nổ
sẽ
rất
to.
Vụ
nổ
này
mô
phỏng
kiểu
phun
trào
Plinian,
một
loại
núi
lửa
phun
trào
đặc
biệt
thường
liên
quan
đến
núi
Thánh
Helens
hoặc
Vesuvius
cổ
đại.
Nước
bắn
lên
không
trung
và
rơi
xuống
thành
mưa.
- Đợi ít nhất 2 phút trước khi cho rằng thử nghiệm không thành công. Bạn nên mặc đồ bảo hộ và thật cẩn thận tiến đến để kiểm tra. Nếu vụ nổ không xảy ra thì có thể do nắp chai không được đậy đúng cách.[1]
Lời khuyên[sửa]
- Tốt nhất là bạn nên thật cẩn thận khi đổ các nguyên liệu để tránh xảy ra một vụ nổ làm cho mọi thứ trở nên bừa bộn.
- Kết hợp soda và kẹo bạc hà để tăng thêm hiệu ứng cho vụ nổ.
- Bạn nên thực hiện ngoài trời vì quá trình thực hiện sẽ rất bẩn.
- Nên nhớ cột sợi dây thun thật chặt.
- Bạn cần đứng lùi ra xa để vụ nổ không ảnh hưởng đến bạn.
- Nên lấy chính xác số lượng nguyên liệu để không làm hỏng cả quá trình.
- Trẻ em cần sự hướng dẫn của người lớn trong khi thực hiện.
- Đặt núi lửa trên giấy báo hoặc bàn để tránh gây bẩn.
- Để có một vụ nổ lớn, bạn có thể tăng thêm lượng giấm và muối nở vào chai.
- Thêm một ít kim tuyến (nếu cần) để tạo vẻ lấp lánh.
- Đặt núi lửa phun trào trên mặt bàn cứng hoặc đế làm bánh kem để dễ dọn dẹp.
- Đừng thêm quá nhiều nước vì núi lửa sẽ không nổ như ý.
Cảnh báo[sửa]
- Đây là một thử nghiệm bừa bộn! Tốt nhất bạn nên thực hiện ngoài trời hoặc ở trong bếp hay trong phòng tắm có nền gạch bông. Nếu dùng màu thực phẩm thì bạn có thể sẽ làm dính màu lên nền nhà và đồ nội thất.
- Bạn nên nhớ đeo găng tay và kính bảo hộ.
- Thử nghiệm này có thể nguy hiểm nếu bạn đứng quá gần. Nguyên liệu sủi bọt có thể dính vào mắt nếu bạn đứng quá gần khi núi lửa phun trào. Bạn nên đứng cách xa khoảng 60cm.
- Lùi ra xa ngay khi bạn đổ giấm vì núi lửa sẽ phun trào ngay lập tức.
Những thứ bạn cần[sửa]
Núi lửa thông thường[sửa]
- Lon hoặc chai nước ngọt
- Giấm trắng
- Muối nở
- Khăn giấy
- Màu thực phẩm
- Dây thun
- Đất sét
Núi lửa phun dung nham[sửa]
- Chai nước ngọt 1 lít
- Băng keo
- Đất sét
- Sơn
- Nước oxy già
- Men khô
- Nước sạch
- Nước rửa bát
- Màu thực phẩm – đỏ và vàng
Núi lửa bùng nổ[sửa]
- Ni-tơ lỏng
- Thùng rác - to, cứng
- Nước
- Bột màu Kool-aid (không bắt buộc)
- Bóng bàn
- Chai nước ngọt bằng nhựa (có nắp đậy)
- 2 viên gạch