Đặc điểm hệ tạo máu trẻ em
Mục lục
Đặc điểm máu thời kỳ bào thai:[sửa]
Sự tạo máu bắt đầu rất sớm, vào cuối tuần thứ hai của thai kỳ. Những ổ máu đầu tiên phát sinh từ những đảo nhỏ ở túi rốn. Các đảo này được biệt hóa: tế bào ngoài trở thành liên bào của mạch máu, các tế bào trong trở thành tế bào máu. Tế bào máu đầu tiên là nguyên hồng cầu khổng lồ(mégaloblaste) có chứa huyết sắt tố. Đến tuần lễ thứ năm của thai kỳ, một phần bọc tá tràng biệt hóa thành gan và bắt đầu có sự tạo máu ở gan. Lúc này gan đã cấu tạo đủ các loại tế bào máu nhưng chủ yếu là dòng hồng cầu, còn dòng bạch cầu và tiểu cầu thì ít hơn. Chức năng cấu tạo máu của gan mạnh nhất trong 5 tháng đầu của thai kỳ, sau đó yếu dần rồi ngưng hẳn sau sinh. Đến tháng thứ 4 của thai kỳ, tủy xương bắt đầu sản xuất ra máu. Đến tháng thứ 5, khi chức năng tạo máu của gan yếu đi, tủy xương phát triển và sản xuất máu mạnh nhất cho tới lúc sinh và giữ vai trò chủ yếu về tạo máu. Vào tháng thứ 4, lách cũng tham gia vào quá trình tạo máu, chủ yếu là sản sinh tế bào lympho và một ít hồng cầu.
Đặc điểm máu trẻ em sau khi sinh:[sửa]
Sau khi sinh, tủy xương là cơ quan sản xuất máu duy nhất. Sự tạo máu ở trẻ em rất mạnh để đáp ứng với sự phát triển nhanh của cơ thể. Sự tạo máu ở trẻ em tuy mạnh nhưng không ổn định. Do đó, bất kỳ nguyên nhân gây bệnh nào cũng dễ ảnh hưởng đến sự tạo máu. Trẻ em dễ bị thiếu máu nhưng đồng thời cũng dễ phục hồi. Hệ thống bạch huyết trẻ em cũng dễ phản ứng với các nguyên nhân gây bệnh. Khi bị thiếu máu nặng, tủy vàng ở thân xương dài dễ trở thành tủy đỏ để tạo máu và hoạt động mạnh. Ngoài ra các cơ quan tạo máu dễ bị loạn sản khi bị một bệnh máu, chúng sản sinh các tế bào máu loạn sản giống như trong thời kỳ bào thai và gây phản ứng gan, lách, hạch to lên.
Đặc điểm máu ngoại vi trẻ em[sửa]
Hồng cầu[sửa]
Số lượng hồng cầu:[sửa]
thay đổi theo tuổi
- Trẻ mới sinh đủ tháng số lượng hồng cầu rất cao, khoảng 4.5 - 6 triệu/ µL , nhưng sau đó số lượng bắt đầu giảm nhanh. Vào ngày thứ 2 - 3 khi có hiện tượng vàng da sinh lý, hồng cầu bị vỡ một số, số lượng hồng cầu cũng giảm. Đến hết thời kỳ sơ sinh, số lượng hồng cầu khoảng 4 - 4.5 triệu/µL.
- Ở trẻ dưới 1 tuổi, số lượng hồng cầu còn giảm, nhất là từ 6 - 12 tháng, hồng cầu còn khoảng 3 - 3,5 triệu/µL. Nguyên nhân là do trẻ lớn nhanh trong thời kỳ này, sự tạo máu chưa đáp ứng, chức năng tiêu hóa còn kém, có thể thiếu một số yếu tố tạo máu như sắt. Đây còn gọi là hiện tượng thiếu máu sinh lý.
- Ở trẻ > 1 tuổi, số lượng hồng cầu dần dần ổn định.Trên 2 tuổi ổn định khoảng 4 triệu/µL.
Các chỉ số hồng cầu:[sửa]
- Thể tích hồng cầu trung bình (MCV : Mean corpuscular volume) = 108 5 fL
- Số lượng huyết sắc tố trung bình của hồng cầu: (MCH : Mean corpuscular hemoglobin) = 30 Pg
- Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu = 32 - 34 g/dL (MCHC : Mean corpuscular hemoglobin concentration).
Huyết sắc tố (Hb):[sửa]
Số lượng Hb:[sửa]
Ở trẻ sơ sinh cao từ 17 - 19 g/dl máu, sau đó giảm dần.
- Ở trẻ < 1 tuổi, Hb giảm, nhất là 6 -12 tháng, lượng Hb còn 10 - 12 g/dl máu. Lúc này trẻ có hiện tượng thiếu sắt do sắt dự trữ trong thời kỳ bào thai đã sử dụng hết và khả năng hấp thu sắt của trẻ này còn kém.
- Ở trẻ trên 1 tuổi, lượng Hb tăng dần. Trên 3 tuổi thì ổn định từ 14 - 14,5 g/dl máu.
Thành phần Hb:[sửa]
Sau khi sinh, Hb bào thai (HbF) khoảng 45 - 80%, sau đó giảm nhanh và được thay bằng Hb trưởng thành (HbA).
Lúc mới sinh, HbA khoảng 30%, tăng nhanh trong vài tháng. Đến 4 tuổi, HbF chỉ còn < 2% và HbA chiếm 98%.
Bạch cầu:[sửa]
Số lượng bạch cầu:[sửa]
thay đổi nhiều, trẻ càng nhỏ số lượng bạch cầu càng cao
Sơ sinh mới đẻ: 10 – 30 ×103/ µL.
7 - 15 ngày: 10 – 12 ×103/ µL.
Bú mẹ: 11×103/ µL.
Trên 1 tuổi: 8×103/ µL.
Công thức bạch cầu thay đổi theo lứa tuổi:[sửa]
Tiểu cầu:[sửa]
Số lượng tiểu cầu ít thay đổi :
- Ở trẻ sơ sinh, số lượng tiểu cầu từ 100 – 400 × 103/ µL.
- Ngoài tuổi sơ sinh, khoảng 150 – 300× 103 / µL.
Một số tính chất vật lý của máu:[sửa]
Khối lượng máu:[sửa]
thay đổi theo tuổi: Sơ sinh: khoảng 14% trọng lượng cơ thể.
Dưới 1 tuổi: khoảng 11% trọng lượng cơ thể.
Trẻ lớn: 7 - 8% trọng lượng cơ thể.
Ở trẻ sơ sinh, khối lượng máu còn phụ thuộc vào thời gian cắt rốn: cắt rốn chậm và đúng lúc có thể nhận thêm được 100 ml máu so với trẻ cắt rốn sớm.
Tốc độ lắng máu:[sửa]
Theo phương pháp Pachenkoff:
Giờ thứ nhất: 4 - 8 mm.
Giờ thứ hai : 9 - 14 mm.
Sức bền hồng cầu:[sửa]
Sức bền hồng cầu là sức chịu đựng của hồng cầu đối với tác dụng tan huyết của các dung dịch muối khi nồng độ của các dung dịch này hạ thấp dần. Theo phương pháp Hamburger:
- Hồng cầu bắt đầu tan ở dung dịch NaCl 0,48%.
- Hồng cầu tan hoàn toàn ở dung dịch NaCl 0,36%.
Đời sống hồng cầu:[sửa]
- Theo phương pháp đánh giá Chrome 51, đánh giá nữa đời sống của hồng cầu trung bình từ 26 - 32 ngày.
- Theo phương pháp ngưng kết từng phần: đời sống hồng cầu tối đa là 120 ngày.
Các chỉ số về đông máu và chảy máu[sửa]
Thời gian chảy máu:[sửa]
Theo phương pháp Duke:
Sơ sinh: 3 - 4 phút.
Mọi lứa tuổi: 2 - 6 phút.
Thời gian đông máu:[sửa]
Theo phương pháp Lee-White : 7 - 15 phút.
Thời gian Howell:[sửa]
Là thời gian phục hồi Ca. Xét nghiệm có giá trị tương đương với thời gian đông máu, thăm dò toàn bộ quá trình đông máu. Bình thường thời gian Howell = 1 phút 30 giây - 2 phút 30 giây.
Tỷ lệ Prothrombin và thời gian Quick:[sửa]
- Thời gian Quick thăm dò tốc độ hình thành Thrombin = 11 - 14 giây, trung bình 12 giây.
- Tỷ lệ Prothrombin ở sơ sinh: 65 20%, giảm vào ngày thứ 4, tăng dần và đạt mức bình thường vào ngày thứ 10.
Trẻ lớn : 80 - 100%.
NGUỒN
Giáo trình Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược Huế