Điều trị móng chân mọc ngược

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Móng chân mọc ngược có thể gây đau đớn và khó chịu. Dưới đây là phương pháp cùng một số hướng dẫn giúp ngăn không cho móng chân mọc ngược vào trong da. Phương pháp dưới đây thậm chí còn giúp bạn tránh phải phẫu thuật để cắt bỏ móng chân mọc ngược.

Các bước[sửa]

Chèn bông[sửa]

  1. Ngâm chân trong hỗn hợp nước nóng (độ nóng có thể chịu được) với muối Epsom. Bạn nên ngâm trong 15-30 phút và ít nhất 2 lần mỗi ngày. Cách này giúp làm mềm móng chân và ngăn ngừa móng chân mọc ngược bị nhiễm trùng.
  2. Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần thiết. Bạn nên để sẵn một miếng bông, một cặp nhíp và một vật nhọn (giống như dụng cụ để loại bỏ lớp biểu bì da).
  3. Cắt móng chân và đặc biệt lưu ý đến vùng có móng chân mọc ngược. Bạn nên đảm bảo cắt móng chân thẳng tắp và cắt hết phần nhọn gần cạnh móng. Móng chân nếu cắt tròn thường có nguy cơ mọc sâu vào da và dẫn đến tình trạng mọc ngược.
  4. Nâng cao phần mép ngoài của móng lên một chút. Nhét một mẩu bông nhỏ vào giữa kẽ móng chân và da để giữ móng chân không mọc ngược trở lại. [1]
    • Dùng nhíp gắp hết những mẫu bông vụn rơi ra từ miếng bông.
    • Dùng nhíp gắp và nhét mầu bông gòn vào góc móng chân mọc ngược.
    • Dùng vật nhọn đẩy miếng bông xuống dưới góc móng chân. Đừng đẩy quá mạnh để ngăn ngừa tổn thương. Đẩy sao cho miếng bông cuộn trọn và nằm gọn dưới góc móng. Miếng bông không được quá lớn vì có thể lòi ra khỏi đầu móng chân và cũng không được quá nhỏ. Nếu vẫn có thể thoải mái với nhiều bông hơn, bạn có thể nhẹ nhàng nhét lượng bông phù hợp với mức chịu đựng của mình để phát huy hiệu quả. [2]
    • Lấy bông ra mỗi ngày, vệ sinh móng và thay bông mới để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
  5. Ngăn nhiễm trùng. Bạn có thể thoa thuốc mỡ ngăn ngiễm trùng lên móng chân mọc ngược và băng chân lại. Neosporin là thuốc mỡ ngăn nhiễm trùng hiệu quả.
  6. Để chân thông thoáng. Bạn không nên mang giày hoặc vớ (tất) khi ở nhà.
  7. Kiểm tra lại. Nếu miếng bông cố định tại chỗ và không gây ảnh hưởng cho bàn chân, móng chân mọc ngược sẽ khỏi sau vài tuần.
    • Thay bông mỗi ngày để ngón chân không bị nhiễm trùng. Nếu móng chân làm bạn đau đớn, cứ cách một ngày bạn có thể thay bông một lần và kiểm tra mỗi ngày để xem chân có bị nhiễm trùng hay không.

Liệu pháp tại nhà chưa được kiểm chứng[sửa]

  1. Ngâm chân trong nước ấm pha dung dịch sát khuẩn Povidone Iodine. Cho Povidone Iodine vào nước ngâm ấm (khoảng 1-2 nắp chai) thay vì muối Epsom. Povidone Iodine là thuốc kháng sinh giúp chống lại nhiễm trùng và nấm, bảo vệ chân cho đến khi bạn rửa sạch dung dịch.[3]
  2. Quấn ngón chân bằng một lát chanh, băng ngón chân và để qua đêm. Bạn có thể quấn một lát chanh mỏng lên ngón chân, cố định bằng gạc và để qua đêm. Tính axit của chanh có thể chống nhiễm trùng suốt đêm.
  3. Dùng dầu để làm mềm da xung quanh móng chân. Thoa dầu lên móng chân giúp dưỡng ẩm và làm mềm da, nhờ đó giúp giảm áp lực lên móng chân khi bạn mang giày. Những loại dầu dưới đây có thể làm mềm da nhanh chóng:
    • Dầu tràm trà: Tinh dầu này có tính kháng khuẩn, kháng nấm và có mùi hương tuyệt vời.
    • Dầu trẻ em: Đây là một loại dầu khoáng có hương thơm khác, không có đặc tính kháng sinh như dầu tràm trà nhưng có thể làm mềm da hiệu quả.
  4. Thử ngâm thuốc tím. Thuốc tím là phương pháp điều trị phổ biến cho bệnh nấm da chân. Bạn có thể ngâm chân trong nước pha với thuốc tím 0,04% khoảng 15-20 phút, 1 lần mỗi ngày và 2-3 tuần liên tiếp. Chân có thể chuyển màu hơi nâu nhưng thuốc tím là chất khử trùng tự nhiên, do đó giúp chân và ngón chân của bạn luôn được sạch sẽ.
  5. Giảm áp lực và hút nước bằng băng cá nhân. Quấn băng cá nhân ở phần dưới cùng của ngón chân, đồng thời kéo da khỏi vị trí bị móng chân đâm vào. Mẹo này giúp tách da khỏi móng chân mọc ngược nhờ lực kéo của băng cá nhân. Cách này có thể giảm áp lực ở vùng móng chân mọc ngược và nếu làm đúng có thể hút ẩm và giúp ngón chân khô thoáng.

Mẹo chung giúp ngăn ngừa móng chân mọc ngược[sửa]

  1. Để móng chân dài vừa phải và cắt thẳng qua. Cắt tròn móng chân có thể tăng nguy cơ móng mọc vào da ngón chân và gây vấn đề.
    • Cắt móng bằng kềm hoặc dụng cụ cắt móng. Dụng cụ cắt móng nên nhỏ vừa đủ để “cắt ngọt” cạnh móng gần góc ngón chân.
    • Tốt nhất cứ cách 2-3 tuần bạn nên cắt móng chân một lần. Nếu móng chân không mọc quá nhanh, cắt móng thường xuyên giúp giảm nguy cơ móng mọc ngược.
  2. Tránh làm móng khi bị móng chân mọc ngược. Làm móng có thể gây tổn thương cho da bên dưới móng và các dụng cụ làm móng thường thiếu vệ sinh, do đó có thể gây nhiễm trùng hoặc nhiễm trùng nặng hơn.
  3. Mang giày đúng kích cỡ. Giày quá nhỏ có thể gây áp lực lên móng chân và tăng nguy cơ mọc ngược móng chân. Bạn nên chọn giày có kích cỡ lớn và rộng hơn thay vì chọn giày nhỏ và chật.
    • Mang giày hở mũi có thể ngăn áp lực lên ngón chân. Tuy nhiên, ngón chân có móng mọc ngược cần được che lại, do đó bạn nên mang vớ với giày quai hậu hoặc băng ngón chân lại. Mặc dù không thời trang lắm nhưng cách này giúp bạn tránh nguy cơ phẫu thuật cắt bỏ móng chân mọc ngược.
  4. Cẩn thận đề phòng nếu bị móng chân mọc ngược thường xuyên. Nếu bị móng chân mọc ngược một lần, bạn có nguy cơ bị lại lần nữa. Do đó, bạn nên áp dụng các cách giúp ngăn ngừa vấn đề này xảy ra.
  5. Thoa kem kháng sinh lên chân 2 lần mỗi ngày. Nên thoa kem kháng sinh lên toàn bộ chân thay vì mỗi ngón chân vào buổi sáng sau khi tắm và buổi tối trước khi đi ngủ. Kem kháng sinh giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng cùng những biến chứng và đau đớn.[4]
  6. Ngâm chân trong nước nóng xà phòng khoảng 45 phút. Thoa Neosporin vào góc ngón chân, ngay gần vị trí móng mọc ngược. Dùng băng cá nhân băng ngón chân lại. Để như vậy cho đến khi tình trạng móng chân được cải thiện, sau đó cắt móng đi.

Lời khuyên[sửa]

  • Không sơn móng chân khi bị móng chân mọc ngược. Hóa chất không cần thiết có thể gây nhiễm trùng cho ngón chân có móng mọc ngược.
  • Cắt hoặc gắp da chết khỏi cạnh móng. Cách này giúp móng gọn gàng và thông thoáng hơn.
  • Cắt bỏ phần móng đâm vào da có thể giúp bạn dễ chịu được một lúc nhưng lại khiến tình trạng này kéo dài hơn.
  • Bạn chỉ cần bóp mủ, sau đó lau sạch bằng khăn ướt. Bạn nên để chân thông thoáng, không được băng chân lại bằng băng cá nhân vì chân phải mất một thời gian dài mới có thể lành lại.
  • Để tránh khiến chân bị nhiễm trùng, bạn có thể mang vớ nhưng không nên mang vớ có màu vì khi chân đổ mồ hôi, màu nhuộm có thể tiết ra, dính các hóa chất mạnh lên chân và gây nguy cơ nhiễm trùng. Bạn nên mang vớ sạch và không màu.
  • Nên tập trung điều trị móng chân mọc ngược thay vì chờ đợi và theo dõi vì tình trạng này sẽ ngày càng gây đau đớn.
  • Nếu mủ tiết ra có màu vàng, xanh hay nâu, bạn nên đi khám ngay. Không nên cố gắng nặn mủ ra.
  • Bạn có thể thấy dễ chịu hơn khi dùng nhíp để tách da ra và nhấc móng lên mỗi ngày.
  • Thay vì đi khám bác sĩ, vài tuần dùng thuốc kháng sinh và áp dụng các phương pháp kể trên, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên chữa bệnh chân để giải quyết dứt điểm căn nguyên gây bệnh và được điều trị toàn diện hơn.
  • Không nên chờ đợi vì vấn đề có thể trầm trọng hơn. Tốt nhất bạn nên nhanh chóng đi khám bác sĩ.

Cảnh báo[sửa]

  • Móng chân chân mọc ngược bị sưng hoặc có mủ rất có khả năng đã bị nhiễm trùng. Bạn nên đi khám bác sĩ để được kê đơn thuốc kháng sinh trước khi chèn bông vào trong móng. Nên cẩn thận vì thuốc kháng sinh chỉ giúp giảm nhiễm trùng, không thể điều trị móng chân mọc ngược. Do đó, bạn nên chèn bông trong quá trình dùng thuốc kháng sinh.
  • Móng chân rất dễ bị nhiễm trùng khi mọc ngược. Vì vậy, tốt nhất bạn nên che móng chân lại và vệ sinh thường xuyên để tránh hậu quả nghiêm trọng.
  • Nếu móng chân mọc ngược không khỏi sau khi chèn bông và dùng thuốc kháng sinh, bạn nên gặp bác sĩ hoặc bác sĩ chuyên chữa bệnh chân để phẫu thuật cắt bỏ móng chân mọc ngược.
  • Không được loại bỏ biểu bì da từ móng chân để tránh gây kích thích và tăng nguy cơ móng mọc ngược.

Những thứ bạn cần[sửa]

  • Bồn tắm nước nóng
  • Chất phụ gia giúp xoa dịu
  • Bông gòn
  • Nhíp
  • Vật nhọn chẳng hạn như dụng cụ loại bỏ biểu bì da móng
  • Thuốc mỡ
  • Băng

Nguồn và Trích dẫn[sửa]