Ứng xử khi bị điểm kém

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bạn có thực sự biết rõ về điểm số của mình không? Bạn có vừa trượt bài thi, một dự án hay bài kiểm tra nào không? Dù sao thì cũng đừng lo lắng. Ai cũng đã từng bị điểm kém vào một thời điểm nào đó. Tất cả những gì bạn cần làm là tìm hiểu xem bạn đã làm sai chỗ nào và bắt tay hành động để có thể làm tốt hơn vào lần sau.

Các bước[sửa]

Chấp Nhận Điểm Kém[sửa]

  1. Đừng hoảng loạn. Ai cũng từng bị điểm kém vào thời điểm nào đó trong đời. Bạn có thể cảm thấy như thể là ngày tận thế, nhưng đừng lo lắng! Bạn có thể khôi phục sau khi bị điểm kém, đó là điều bạn cần ghi nhớ. [1]
    • Phản xạ tức thời của bạn khi đó có lẽ là buồn bã và hoảng loạn. Hãy hít thật sâu và nhìn vào điểm số từ góc nhìn logic.
    • Nếu bạn cần thêm thời gian để chấp nhận, không sao cả! Hãy cố gắng đến một nơi yên tĩnh để giải tỏa cảm giác hoảng loạn và căng thẳng nhất thời đó.
  2. Hãy thực tế. Mỗi người có một quan điểm khác nhau với việc bị điểm kém. Với người này điểm kém là điểm F, với người khác điểm kém lại là điểm B trong khi họ mong muốn được điểm A. Thực tế có nghĩa là bạn nhận ra mình luôn có thể đạt được điểm tốt và một điểm kém sẽ không làm ảnh hưởng nhiều đến bạn về lâu dài.
    • Đặc biệt, ở trường đại học mọi người sẽ thường có xu hướng bị kích động về điểm số. Bạn thường bị bắt phải học nhiều và chăm chỉ hơn, trong khi giáo sư lại ít khi cho điểm A ngoại trừ những bài tập thực sự xuất sắc.
    • Ví dụ, nếu bài tập của bạn bị điểm B trong khi bạn kỳ vọng mình phải được điểm A, hãy cân nhắc xem bài tập đó của bạn đã là tốt nhất chưa. Bạn có thể đã không đặt nhiều nỗ lực vào bài tập đó trong khả năng của bạn. Bạn cũng nên nhớ rằng được điểm B không phải là điều gì to tát cả, đặc biệt là ở đại học.
    • Nếu bài tập của bạn bị đánh trượt, bạn có ngạc nhiên không? Bạn có nghĩ rằng mình đã có thể làm tốt hơn những gì mình đã làm không? Đây có lẽ là khi thực tế mà bạn nghĩ không giống với hiện thực và bạn đang có những vấn đề nghiêm trọng hơn trong chuyện học hành.
  3. Tìm hiểu xem vì sao bạn lại bị điểm kém. Liệu thầy cô hoặc giáo sư có phản hồi lại cho bạn không, hãy suy nghĩ xem thầy cô có thể nói gì. Còn nếu thầy cô không muốn xem lại bài làm của bạn, dù cho đó có là dự án, bài luận hay bài kiểm tra đi chăng nữa.[2]
    • Bạn có hiểu tài liệu không? Có phải bạn chưa học kỹ không? Bạn có đi đúng hướng không?
    • Nếu bạn vẫn không chắc chắn, hãy hỏi để biết điểm số của mọi người như thế nào và kiểm tra lại bài của mình. Hy vọng bạn có thể tìm thấy lý do vì sao họ đã làm bài tốt hơn của bạn.
  4. Tận dụng cơ hội học hỏi từ lỗi sai của mình. Một điểm kém chỉ đơn giản nói với bạn rằng phần kiến thức nào đó mà bạn đã học vẫn chưa hiệu quả. Nghĩa là bạn cần học phần đó tốt hơn hoặc học theo cách khác đi để lần sau đạt điểm cao hơn.
    • Bạn có thể làm gì tiếp theo để tránh lại bị điểm kém? Nếu bạn có thể làm lại bài thì phần nào bạn sẽ làm khác đi?
    • Bạn có thể nhận ra rằng mình đã học không đúng, hoặc bạn đã không đọc đúng hướng hoặc bạn đã liệt kê thêm quá nhiều tài liệu bên ngoài vào bài luận hoặc bài thuyết trình của mình.

Lên Kế Hoạch Hành Động[sửa]

  1. Nói chuyện với thầy cô. Nói chuyện với thầy cô hoặc giáo sư có thể khiến bạn e sợ, đặc biệt là về điểm kém. Nhưng đây vẫn là việc quan trọng nhất bạn cần phải làm. Khi bạn nói chuyện với thầy cô bạn sẽ thể hiện được rằng bạn nghiêm túc cố gắng tiến bộ và thầy cô sẽ giúp bạn vì thầy cô có thể chỉ ra cho bạn cần phải học thêm phần nào.[3]
    • Hãy hỏi thầy cô bạn cần làm gì để cải thiện điểm số đó. Nếu bạn có thể học thêm tín chỉ, hãy hỏi thầy cô liệu có thể xem xét cho bạn không. Đôi khi giáo sư và thầy cô sẽ cho phép bạn làm lại bài kiểm tra hoặc bài luận để chứng minh sự tiến bộ của bạn.
    • Hành động này còn thể hiện được sự quan tâm của bạn tới môn học và chuyện học hành. Điều đó thực sự hiệu quả vì giáo sư và thầy cô là người sẽ xem xét đến thái độ của bạn khi quyết định điểm số cuối cùng trong kỳ học đó. Khi hỏi thầy cô, bạn đã thể hiện được rằng bạn đang thực sự nghiêm túc học hành.
  2. Quyết định xem bạn sẽ ứng xử với điểm kém đó như thế nào. Bạn cần tìm hiểu xem bạn cần làm gì để điểm số đó không làm ảnh hưởng đến bạn và điểm tổng cuối cùng. Bạn có thể phải cần tập trung học một phần kiến thức nào đó, hoặc cần cảm thấy thoải mái hơn với những yêu cầu của giáo viên đối với bạn, hay có thể phải dành thêm thời gian học hành.
    • Tìm hiểu xem liệu bạn có thể cải thiện bài làm không và chắc chắn phải bắt tay vào cải thiện bài làm đó. Bạn cần thể hiện mình có thể tiến bộ.
    • Học tập chăm chỉ và có phương pháp học khác đi. Nếu phương pháp học hiện tại không hiệu quả với bạn, hãy thay đổi. Cố gắng thử những phương pháp khác nhau. Hỏi giáo sư cách học hiệu quả nhất trong môn học của họ.
    • Hãy thực sự đầu tư vào bài tập của mình. Đây là điều đương nhiên, nhưng rất nhiều học sinh vẫn bị sốc khi biết được mình không đạt được điểm A khi đã thể hiện hết mình trên lớp. Đó là vấn đề về cách học, cho nên bạn hãy chắc chắn mình đã thực sự đầu tư học hành.
  3. Nhờ giúp đỡ. Không cần phải thấy xấu hổ khi nhờ giúp đỡ. Rất nhiều học sinh không bao giờ tận dụng cơ hội sẵn có đó, đặc biệt là ở đại học. Bạn có thể sử dụng rất nhiều nguồn lực để cải thiện việc học ở các môn học.
    • Nhờ gia sư. Nếu bạn không thể trả tiền cho gia sư giỏi, bạn vẫn có thể tìm ai đó ở trường có điểm cao hơn bạn và học tốt ở môn bạn cần giúp đỡ. Hãy hỏi thầy cô hoặc thầy cô cố vấn ở trường để xem liệu họ có thể giới thiệu ai đó hoặc chương trình nào đó không.
    • Nhờ giúp đỡ của nhân viên thư viện. Nhân viên thư viện ở trường học là những người có thể giúp bạn nghiên cứu đề tài và tối đa hóa việc học nhưng nhiều học sinh lại quên không hỏi họ nhờ giúp đỡ. Nếu bạn không biết nên bắt đầu nghiên cứu đề tài từ đâu, bạn nên dừng lại và hỏi ở Quầy Trợ Giúp.
    • Thông thường, các trường đại học đều có các trung tâm Hỗ trợ Học tập trong khuôn viên trường. Đây là một dich vụ miễn phí có các bạn sinh viên học xuất sắc giúp bạn với rất nhiều môn học. Họ có thể giúp bạn làm bài luận, nghiên cứu và học hành.
  4. Học hành chăm chỉ hơn và có phương pháp hiệu quả hơn. Đôi khi bạn cần học hành chăm chỉ hơn để có điểm số cao hơn vào lần tới, và cũng có lúc bạn lại cần phải học theo phương pháp hiệu quả hơn. Lần nào cũng học theo cùng một phương pháp sẽ không thể có kết quả khác đi được.
    • Học hiệu quả hơn. Tìm ra điểm yếu trong cách học của mình và tập trung vào những điểm yếu đó. Ví dụ: nếu bạn bị điểm kém trong môn Tiếng Anh, hãy tìm hiểu xem mình cần học thêm phần nào. Có thể bạn sẽ phải tập trung vào phần từ vựng hoặc phát âm.
    • Thử các phương pháp học khác nhau để xem phương pháp nào phù hợp với bạn. Ví dụ: nếu bạn làm kém bài luận, lý do có thể vì bạn đã đi lạc đề. Và lần tới tốt hơn hết là bạn nên chuẩn bị dàn ý trước khi viết để nắm rõ mình cần nêu những ý gì.

Giành Điểm Tốt[sửa]

  1. Xác định phương pháp học cho mình. Hiện có rất nhiều phương pháp học. Lý do bạn bị điểm kém là vì bạn gặp khó khăn với những kiến thức thầy cô dạy. Nhưng đó không phải là vấn đề, cũng không phải là lý do để đổ lỗi lên thầy cô mà quan trọng là bạn cần chủ động trong việc học của mình.[4]
    • Nếu bạn là người thích học theo phương pháp trực quan, bạn sẽ thích học với biểu đồ, hình ảnh và thông tin trực quan. Bạn sẽ có khả năng ghi nhớ và gợi lại thông tin. Hoặc có thể bạn sẽ ghi nhớ kiến thức dễ hơn khi viết lên giấy. Hay cũng có thể bạn thích xem bài giảng hơn là nghe bài giảng.
    • Nếu bạn là người thích học có âm thanh thì bạn sẽ có khả năng gợi lại thông tin khi nghe và nói. Bạn thích được chỉ cho cách thực hiện sau đó tóm tắt lại bằng cách phát biểu các ý chính. Bạn sẽ có thể tập trung tốt hơn nếu có âm nhạc làm nền trong khi học.
    • Những người học theo phương pháp thực tế thì thích tiếp cận trực tiếp với kiến thức mới. Bạn sẽ học tốt toán và khoa học và bạn thích minh họa mọi thứ hơn là giải thích ý nghĩa của chúng. Bạn cũng làm việc nhóm rất tốt.
  2. Học hiệu quả. Hầu hết mọi người đều biết rằng trước ngày thi thì nên ngủ đủ giấc chứ không nên thức khuya nhồi nhét kiến thức. Có rất nhiều phương pháp có thể cải thiện khả năng học tập của bạn và giúp bạn gợi lại thông tin tốt hơn.[5]
    • Thực hành làm bài kiểm tra là cách học và ghi nhớ thông tin hiệu quả. Sử dụng thẻ ghi nhớ, trả lời câu hỏi ở cuối mỗi chương hoặc làm bài kiểm tra luyện tập có thể giúp ích rất nhiều.
    • Phân bổ kiến thức học sẽ giúp bạn ghi nhớ thông tin hiệu quả hơn là cố nhồi nhét kiến thức trong một lần học. Dù bạn có thể ghi nhớ tất cả thông tin cần thiết cho bài kiểm tra, nhưng bạn sẽ không nhớ được trong thời gian dài nếu bạn cần dùng đến thông tin đó vào lần sau, như vậy học kiểu nhồi nhét sẽ không mang lại hiệu quả lâu dài.
  3. Chắc chắn bạn hiểu được yêu cầu của đầu bài. Đây là một trong những bước vô cùng đơn giản nhưng nhiều học sinh lại quên mất. Khi thầy cô đưa ra hướng dẫn, bạn cần chắc chắn mình đã hiểu hết hướng dẫn đó.
    • Nếu bạn không hiểu đề bài, hãy hỏi thầy cô hướng dẫn. Thầy cô sẽ sẵn sàng giúp bạn hiểu yêu cầu của bài chứ sẽ không bao giờ cho bạn điểm kém.

Lời khuyên[sửa]

  • Hãy nhớ rằng, điểm số không xác định bạn thuộc loại người nào, cho nên đừng cảm thấy như mình là một kẻ thất bại.
  • Đừng so sánh bản thân mình với những người khác, họ không phải là bạn và bạn cũng không phải là họ, bạn sẽ luôn có những điểm khác biệt với họ. Đó là một phần của cuộc sống!
  • Đừng bao giờ tập trung vào những việc mình đã làm sai, hãy tập trung để đảm bảo bạn đã hiểu lý do vì sao bạn làm sai bài. Bạn có thể cải thiện điểm số vào các bài kiểm tra tiếp theo.
  • Đừng nghe những gì người khác nói về điểm số họ đạt được: nó chỉ làm bạn cảm thấy tồi tệ hơn. Nhưng nếu họ kể cho bạn nghe trước khi bạn có thể ngăn họ lại thì cũng không sao cả vì nó sẽ không ảnh hưởng gì tới bạn.
  • Hãy nói với bố mẹ về điểm kém đó trước khi bố mẹ phát hiện ra. Làm như vậy, bố mẹ sẽ biết được bạn có quan tâm đến việc học hành và sẽ bớt cáu giận với bạn.
  • Hỏi thầy cô hoặc giáo sư làm cách nào để cải thiện điểm bằng cách học thêm tín chỉ hoặc làm lại bài bạn đã bị trượt.
  • Nếu bạn lo lắng điểm số của mình bị người khác biết được. Bạn nên nói với thầy cô, thầy cô có thể sẽ giúp bạn nâng điểm.
  • Bạn bị điểm kém không có nghĩa đó là ngày tận thế. Bạn có thể học từ điểm kém đó và cải thiện trong bài kiểm tra tới.
  • Nói với bố mẹ về điểm kém rất khó nhưng bố mẹ sẽ hiểu nếu bạn thành thật và sẵn sàng chịu toàn bộ trách nhiệm, vì bố mẹ cũng mắc lỗi!

Cảnh báo[sửa]

  • Luôn cố gắng hết mình và đừng từ bỏ dù có khó khăn đến đâu!
  • Đừng suy nghĩ tiêu cực và từ bỏ. Tự trách mình cũng không giúp ích gì cho bạn. Suy nghĩ như vậy chỉ làm tình hình tồi tệ hơn.
  • Nếu bạn không kiên trì, bạn sẽ bị đắm chìm trong điểm kém đó. Bạn phải có quyết tâm làm tốt hơn trong bài làm lần tới.
  • Đừng giấu điểm kém. Hãy cho bố mẹ hoặc bất cứ ai có thể giúp bạn để bạn có thể tiến bộ. Giấu điểm kém chỉ làm bạn quen với việc giấu điểm kém trong những lần sau và không giúp bạn cải thiện được gì cả!

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây