Anh “bật đèn xanh” cho trẻ sơ sinh được biến đổi gene

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Việc tạo ra những em bé với DNA đã được thay đổi nhằm đem lại cơ hội sống tốt nhất cho chúng đã được “bật đèn xanh” một cách thận trọng trong một báo cáo mang tính bước ngoặt từ một cơ quan đạo đức hàng đầu của Anh.

Hội đồng đạo đức sinh học Nuffield phát biểu rằng việc thay đổi DNA của phôi người có thể “trong giới hạn đạo đức” nếu có thuộc về lợi ích của đứa trẻ và không tạo thêm bất kỳ loại bất bình đẳng nào vốn đang chia rẽ xã hội.

Triển vọng chỉnh sửa gene trên phôi người từ lâu đã gây tranh cãi kịch liệt. Nguồn: Universal Life Church

Karen Young, chủ tịch hội đồng Nuffield, giáo sư luật, đạo đức và tin học tại ĐH Birmingham nói: “Qaun điểm của chúng tôi là bản thân việc chỉnh sửa gene không phải không thể chấp nhận về mặt đạo đức. Về nguyên tắc, không có lý do để loại trừ nó.”

Nhưng nhiều phe đã lập tức chỉ trích quan điểm này, trong đó có nhóm vận động hành lang cáo buộc các tác giả đã mở cửa cho việc sử dụng kỹ thuật gene vốn có ảnh hưởng đến thế hệ sau, và tạo ra một kỷ nguyên kẻ giàu, người nghèo về gene.

Những tiến bộ gần đây trong công nghệ di truyền đã cho các nhà khoa học nhiều công cụ để có thể “viết lại” DNA ràng buộc trong tế bào sống, lần lượt từng DNA một. Với các phương thức trong tay, về nguyên tắc các nhà khoa học có thể tinh chỉnh mã di truyền trong tinh trùng, trứng và phôi, và thay đổi một cách đáng kể cách trẻ phát triển trong tương lai.

Mặc dù luật pháp ở Vương quốc Anh và một số quốc gia khác cấm việc tạo ra các trẻ em biến đổi gene, một số thử nghiệm trên thế giới chỉ ra rằng về nguyên tắc chỉnh sửa gene có thể giúp trẻ em tránh mặc một số bệnh quan trọng do các gene lỗi.

Triển vọng chỉnh sửa gene trên phôi người từ lâu đã gây tranh cãi kịch liệt. Đầu tiên, quy trình này vẫn chưa được chứng minh là an toàn. Trong một công bố trên Nature Biotechnology, các nhà khoa học Anh đã phát hiện rằng công cụ chỉnh sửa gene phổ biến nhất hiện nay – CRISPR-Cas9 có thể hủy hoại DNA nhiều hơn so với suy nghĩ trước đây. Nếu họ, chỉnh sửa gene có thể làm hỏng nhiều gene khỏe mạnh chỉ để sửa duy nhất một gene lỗi.

Một cân nhắc khác là bất kỳ thay đổi nào thực hiện trên DNA của phôi sẽ ảnh hưởng đến tất cả tế bào của nó, bao gồm cả tinh trùng và trứng, nghĩa là những thay đổi này sẽ được truyền cho các thế hệ tương lai. Ngoài ra, trong phần lớn các quy trình thay thế, ví dụ như chẩn đoán gene tiền cấy phôi, có thể được sử dụng để sàng lọc DNA có hại. Chỉnh sửa DNA cũng làm tăng khả năng có “trẻ sơ sinh được thiết kế” với mã di truyền của phôi được tạo ra thông qua chuẩn IVF được viết lại để trẻ có những đặc điểm mà bố mẹ mong muốn.

Jackie Leach Scully, giáo sư về đạo đức xã hội và đạo đức sinh học tại Đại học Newcastle, và đồng tác giả của báo cáo cho biết, chỉnh sửa gene di truyền một ngày nào đó sẽ trở thành lựa chọn cho những bậc phụ huynh “muốn thử và đảm bảo những gì họ nghĩ là khởi đầu cuộc sống tốt nhất” cho đứa con tương lai.

Nhưng bà cảnh báo rằng có thể có những hậu quả không mong muốn nếu luật được thay đổi để cho phép chỉnh sửa gene của phôi người. Trong khi công nghệ này có khả năng làm giảm số lượng người bị ảnh hưởng bởi một số rối loạn di truyền nhất định, nó có thể khiến những người đang mắc bệnh cảm thấy bị thiệt thòi hơn và ít hỗ trợ y tế hơn.

Báo cáo thúc đẩy chính phủ Anh thiết lập một cách thức mới cho phép có càng nhiều tiếng nói phản biện tham gia vào thảo luận công khai về những gì có thể và không thể chấp nhận trẻ sơ sinh được thay đổi gene. “Chúng tôi trình bày rất rõ ràng là cần phải có là một cuộc thảo luận rộng rãi về vấn đề này,” Leach Scully nói. Trong trường hợp luật thay đổi, việc chỉnh sửa gene phôi người cần được Cơ quan điều chỉnh khả năng sinh sản, Cơ quan thụ tinh và Phôi người xem xét trên cơ sở từng trường hợp, báo cáo cho biết thêm.

Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn[sửa]

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này