Tâm lý của trào lưu “phản đối sinh vật biến đổi gen”

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

GMO (Genetically Modified Organism)-sinh vật biến đổi gen đã đi vào đời sống của con người từ nhiều thập kỷ qua, đặc biệt là thực phẩm biến đổi gen đang có những tác động trực tiếp đến sinh lý và tâm lý người dân trên toàn thế giới.

Dẫn nhập[sửa]

GMO (Genetically Modified Organism)-sinh vật biến đổi gen đã đi vào đời sống của con người từ nhiều thập kỷ qua, đặc biệt là thực phẩm biến đổi gen đang có những tác động trực tiếp đến sinh lý và tâm lý người dân trên toàn thế giới. Tại các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, Canada,... thực phẩm biến đổi gen đã được đưa vào sử dụng công khai và rộng rãi, và sự xuất hiện và tính phổ biến của nó đã tác động lớn đến tâm lý người tiêu dùng và dẫn đến sự hình thành các trào lưu phản đối, bài trừ GMO một cách mạnh mẽ. Việt Nam cũng không phải ngoại lệ, rất nhiều người đã xuất hiện trạng thái tâm lý này. Gần đây, tại một tọa đàm về GMO giữa người dân với các nhà sinh học hàng đầu của Việt Nam, hàng loạt câu “nghi vấn tiêu cực” về GMO được đưa ra như:

Ảnh minh họa

+ Thực phẩm biến đổi gen làm cho con người biến đổi nhiều mặt như giới tính, bị ung thư nhiều hơn, con người phát triển dị dạng;

+ Thực phẩm biến đổi gen không có khả năng này mầm, điều này sẽ dẫn đến cơ thể người sinh sản và dương lực kém;

+ Dùng thực phẩm biến đổi gen có thể khiến cơ thể bị nhờn thuốc kháng sinh hay không?;

+ Những loại cây biến đổi gen có thể khiến chất lượng của quả hạt bị thoái hóa, không thơm ngon như nguyên bản. Thậm chí trồng đại trà cây biến đổi gen có thể khiến các cây trồng nguyên bản bị suy giảm, thậm chí tuyệt chủng ...

Những câu hỏi này nói riêng hay các trào lưu trên nói chung xuất phát từ đâu?

Giải mã tâm lý “chống GMO” (anti-GMO)[sửa]

Tai sao sự phản đối GMO lại lan rộng không ngừng mặc cho những đóng góp tích cực của chúng vào nền nông nghiệp bền vững? Chúng ta cần giải thích trước tiên dựa vào khoa học nhận thức.

Các triết gia và nhà khoa học cho rằng tư duy của con người dễ có sự nghi ngờ cao do các cảm xúc và sự tiêu cực từ những nguy cơ môi trường sống của chính mình. Các nhà nghiên cứu cho rằng những cộng đồng người chống GMO đã hình thành quan niệm bài trừ GMO dựa trên từng sự vụ riêng lẻ mà không dựa vào nền tảng công nghệ kỹ thuật.

Theo triết gia Stefaan Blancke “tính phổ biến và điểm đặc trưng của trào lưu phản đối GMO có thể làm rõ bằng quá trình nhận thức. Những nhận định của họ liên quan mạnh mẽ đến cảm xúc và trực giác. Những biển hiện tiêu cực với GMO, ví dụ như suy nghĩ GMO gây bệnh và làm ô nhiễm môi trường thường đi cùng với cảm giác về sự ghê rợn nên dễ gắn chặt vào tâm trí con người.” Những cảm xúc này rất khó kiểm soát, đặc biệt khi khoa học về GMO rất phức tạp và gây khó khăn cho việc quảng bá tới mọi người.

Những quan điểm này là thiếu những hiểu biết khoa học về di truyền. Ví dụ, trong một cuộc điều tra ở Mỹ, chưa tới một nửa số người được hỏi không cho rằng gen của cá được đưa vào cà chua làm cho cà chua có mùi vị cá. Ngược lại, các nhóm bài xích GMO lại chỉ trích rằng các nhà khoa học đang “thế Chúa”.

Ý kiến chống GMO gắn liền với trực giác về một yếu tố không thể thay đổi và không thể quan sát được - ‘bản chất’; tức là những sự vật trong giới tự nhiên vốn tồn tại với mục đích riêng của mình. Lý lẽ này đã xung đột với thuyết tiến hóa - một loài có thể biến đổi thành dạng khác. Điều này khiến chúng ta và nhà khoa học liên tưởng rằng tự nhiên là một lực lượng đã quyết định các mục-đích mà con người không thể can dự vào.

Nhiều niềm tin tôn giáo, đặc biệt các giáo lý có cách nhìn lãng mạn về tự nhiên, bị cáo buộc đã tạo ra những quan điểm tiêu cực về GMO. Dựa vào khoa học nhận thức, tâm lý học tiến hóa, và lý thuyết hấp dẫn văn hóa, các nhà khoa học và triết học cho rằng sẽ có nhiều hơn các thông điệp đấu tranh cho mục đích chống GMO - ở đó những người hoạt động về môi trường sẽ biết nhiều về cảm giác lạ thường của người dân về GMO rõ hơn là cộng đồng khoa học.

Theo diễn giải bằng nhận thức luận, những biểu hiện tiêu cực mà trào lưu phản đối GMO được khái quát qua sơ đồ sau:

Hình 1. Sơ đồ các biển hiện tiêu cực đối với GMO do sự ưu thế của trực giác

Thay cho lời kết[sửa]

Trong thời gian dài người ta chỉ nghe bằng một tai, đồng thời các nhà khoa học không có hành động để nâng cao hiểu biết cho người dân về GMO và không lường trước được các nghiên cứu GMO sẽ gây ra sự phản trực giác, bất thường cao; vì vậy rất khó truyền đạt đến người dân. Do đó họ gặp phải bất lợi ngay từ đầu.

Các nhà nghiên cứu tin rằng việc biết được tại sao người ta lại chống đối GMO sẽ giúp xác định cách thức để loại bỏ các nghi vấn tiêu cực. Một số nhà khoa học và công nghệ sinh học thực vật đã đề xuất và thực hiện các bài giảng công cộng để xua đi huyền thoại về GMO; xây dựng chương trình giáo dục để cân bằng lại các chiến dịch chống GMO.

Các nhà khoa học muốn đem lại cách nghe bằng hai tai. Người ta không thể nói GMO là xấu tất cả, mà cần nhìn vào từng trường hợp cụ thể để đưa ra phán xét.

Trong viễn cảnh của Việt Nam về việc sử dụng và phổ biến GMO, thì những dự tính và giải pháp ứng phó với biểu hiện tâm lý tiêu cực về GMO là rất cần thiết để đảm bảo sự cân bằng và ổn định của thị trường nông sản nói riêng và xã hội nói chung.

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này