Tư duy đảo ngược: Kỹ năng suy luận vô cùng cần thiết mà có thể bạn chưa có

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Các nhà triết học thuộc chủ nghĩa khắc kỷ Stoic cổ đại như Marcus Aurelius, Seneca, và Epictetus thường xuyên tiến hành một bài tập mang tên malorum premeditatio, nghĩa là “premeditation of evils” (dự tính trước những điều xấu).

Mục tiêu của bài tập này là để mường tượng trước những điều tiêu cực có thể xảy ra trong cuộc sống. Ví dụ, người thuộc chủ nghĩa Stoic hình dung sẽ như thế nào nếu họ bị mất việc và trở nên vô gia cư hoặc bị thương tật dẫn đến bại liệt hay danh tiếng bị hủy hoại và mất đi vị thế của mình trong xã hội.

Những nhà triết học này còn tin rằng bằng cách tưởng tượng trước tình huống xấu nhất, họ có thể vượt qua nỗi sợ trải nghiệm những thứ tiêu cực đồng thời lập kế hoạch tốt hơn để ngăn chặn những điều đó. Trong khi hầu hết mọi người tập trung vào việc làm thế nào để đạt được thành công, họ còn xem xét làm thế nào để kiểm soát thất bại. Tình hình sẽ thế nào nếu ngày mai mọi thứ đều đi sai hướng? Và thất bại nói cho chúng ta điều gì về việc ta nên chuẩn bị mọi thứ như thế nào từ bây giờ?

Cách suy nghĩ này được gọi là tư duy đảo ngược (inversion) mà trong đó, bạn xem xét điều ngược lại những thứ bạn mong muốn. Lần đầu tiên học về phương pháp này, tôi đã không nhận ra được sức mạnh của nó. Khi nghiên cứu sâu hơn, tôi bắt đầu nhận ra tư duy đảo ngược là một kỹ năng hiếm có và cốt yếu mà hầu hết các nhà tư tưởng lớn sử dụng như một lợi thế của họ.

Cách các nhà tư tưởng vĩ đại phá vỡ hiện trạng (status quo)[sửa]

Nhà toán học người Đức Carl Jacobi đã có nhiều đóng góp quan trọng cho các lĩnh vực khoa học khác nhau trong suốt sự nghiệp của mình. Đặc biệt, ông được biết đến với khả năng giải quyết các vấn đề khó khăn bằng một phương pháp có tên man immer umkehren, nôm na là "đảo ngược, luôn luôn đảo ngược.”

Jacobi tin rằng một trong những biện pháp tốt nhất để làm rõ cách suy nghĩ của bạn là trình bày lại những bài toán dưới dạng nghịch đảo. Jacobi sẽ viết những điều ngược lại với vấn đề ông ấy đang cố giải và thấy rằng giải pháp thường đến dễ dàng hơn.

Tư duy nghịch đảo là một cách thức suy luận mang lại hiệu quả mạnh mẽ bởi vì nó chỉ ra những sai lầm và chướng ngại khó có thể nhận thấy lúc ban đầu. Nếu điều ngược lại đúng thì sao? Nếu tôi tập trung vào một khía cạnh khác của vấn đề này thì sao? Thay vì hỏi thực hiện điều đó như thế nào, hãy thắc mắc làm thế nào để không thực điều đó.

Những nhà tư tưởng vĩ đại, những biểu tượng và những nhà cải cách thường suy nghĩ nhiều hướng. Thỉnh thoảng, họ bắt bản thân phải suy nghĩ ngược lại. Họ xem xét nhiều khía cạnh đối lập của sự việc. Cách suy nghĩ này có thể giúp phát hiện những cơ hội đổi mới, sáng tạo hấp dẫn.

Nghệ thuật là một ví dụ hay ho[sửa]

Một trong những sự thay đổi lớn nhất trong lĩnh vực âm nhạc vài thập kỷ vừa qua đến từ Nirvana, ban nhạc đã hợp pháp hoá một thể loại nhạc mới - alternative rock - và album Nevermind của họ được lưu lại ở Thư viện Quốc hội như là một trong những bản thu âm “mang tầm quan trọng về văn hóa, lịch sử và thẩm mỹ" của thế kỷ 20.

Nirvana đã đảo ngược hoàn toàn những quy chuẩn thông thường của dòng nhạc rock và pop chính thống. Trong khi các ban nhạc metal như Hair Poison and Def Leppard đã chi hàng triệu USD để sản xuất và quảng bá cho từng bản thu, Nirvana đã thu âm Nevermind chỉ với 65.000 USD. Nếu Hair Poison and Def Leppard hào nhoáng thì Nirvana lại mộc mạc và chân thực. Sự đảo ngược thường là cốt lõi của những tác phẩm nghệ thuật vĩ đại. Bất cứ thời điểm nào cũng tồn tại một hiện trạng trong xã hội và các nghệ sĩ, những nhà cải cách nổi bật thường là những người đảo lộn những tiêu chuẩn thông thường ấy một cách thuyết phục.

Kiệt tác nghệ thuật chính là thứ phá vỡ các quy tắc trước đó. Đó là sự đảo ngược của những gì đã được hình thành từ trước. Ở một mức độ nào đó, bí quyết để tư duy độc đáo, sáng tạo chỉ là nghịch đảo nguyên trạng.

Chiến thuật này cũng có thể áp dụng hoàn hảo cho những hoạt động sáng tạo khác như viết lách. Nhiều tóm tắt và tiêu đề hay ho đều sử dụng sức mạnh của sự nghịch đảo để lật ngược các nhận định thông thường. Lấy một ví dụ cá nhân, hai bài báo nổi tiếng nhất của tôi là “Forget About Setting Goals" (Hãy quên việc đặt ra mục tiêu đi) và “Motivation is Overvalued” (Động lực đang được đánh giá quá cao) dựa vào các quan điểm thường thấy và rồi đảo ngược lại hết thảy.

Thành công đang được đánh giá quá cao. Làm sao để không thất bại quan trọng hơn nhiều[sửa]

Loại tư duy đảo ngược này có thể được áp dụng vào nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Ví dụ, những người trẻ tham vọng thường quan trọng việc làm thế nào để đạt được thành công. Nhưng nhà đầu tư tỉ phú Charlie Munger lại khuyến khích họ xem xét vấn đề thất bại.

"Bạn muốn tránh điều gì?" Anh hỏi. "Quá dễ để trả lời, đó là sự lười nhác và không đáng tin. Nếu bạn không đáng tin cậy thì đạo đức của bạn như thế nào cũng chẳng mấy quan trọng vì bạn sẽ thất bại sớm thôi. Làm những gì bạn đã cam kết một cách trung thực nên là một hành vi tất yếu của bạn.

Tránh sai lầm là một cách quá đỗi bình thường để cải thiện bản thân. Trong hầu hết các công việc, bạn có thể đạt được thành công nhất định chỉ bằng cách đơn giản là trở nên chủ động và đáng tin cậy - ngay cả khi bạn không thông minh, nhanh nhẹn hay tài giỏi trong lĩnh vực đó. Đôi khi, việc xem xét tại sao mọi người thất bại trong cuộc sống quan trọng hơn tại sao họ thành công.

Lợi ích của việc suy nghĩ hai mặt đối lập của vấn đề[sửa]

Tư duy nghịch đảo có thể đặc biệt hữu dụng trong công việc. Các nhà lãnh đạo có thể tự hỏi bản thân: "Mọi người sẽ làm gì mỗi ngày nếu mình là một người quản lý khủng khiếp?" Các nhà lãnh đạo giỏi có thể dễ dàng tránh được những điều đó.

Tương tự, nếu sự sáng tạo là cốt lõi trong mô hình kinh doanh của mình, bạn có thể hỏi, "Làm thế nào để công ty này kém sáng tạo đi?" Loại bỏ những rào cản và chướng ngại này có thể giúp nảy ra các ý tưởng sáng tạo nhanh hơn.

Và khi bộ phận tiếp thị muốn thu hút thêm khách hàng, họ có thể thử hỏi "Điều gì sẽ làm khách hành chính của chúng tôi rời bỏ công ty?" Một quan điểm, góc nhìn khác có thể đem đến những nhận thức khác mang tính đột phá.

Bạn có thể học được nhiều điều từ việc xác định những thứ không có tác dụng khi bạn có thể nhận biết được những gì mang lại hiệu quả. Những lỗi lầm, sai phạm mà bạn muốn tránh là gì? Quá trình lật ngược vấn đề không phải để tìm kiếm lời khuyên tốt mà để tìm thấy những quan điểm trái chiều. Phương pháp này sẽ chỉ ra cho bạn những điều cần tránh.

Dưới đây là một số cách sử dụng tư duy nghịch đảo trong công việc và cuộc sống:

Quản lí dự án[sửa]

Một trong những ứng dụng yêu thích của tôi về sự nghịch đảo có tên là Failure Premortem. Nó giống như là Premeditation of Evils cho các công ty hiện đại thời nay.

Và nó hoạt động như thế này:

Hãy tưởng tượng về mục tiêu quan trọng nhất hoặc dự án bạn đang làm ngay lúc này. Sau đó, sáu tháng đã trôi qua giả sử dự án hoặc mục tiêu của bạn thất bại.

Kể lại câu chuyện đó. Chuyện gì đã xảy ra? Bạn đã phạm phải những sai lầm nào? Dự án hay mục tiêu đó thất bại như thế nào? Nói cách khác, hãy suy nghĩ về mục tiêu chính của bạn và tự hỏi, "Điều gì đã gây ra thất bại khủng khiếp này?"

Chiến thuật này thường được gọi là tập thể dục "kill the company" trong các tổ chức vì mục đích của nó là để vạch ra chính xác con đường có thể dẫn đến sự thất bại của công ty. Cũng như Premediate of Evils, ý tưởng của phương pháp này là xác định những thách thức và thất bại để bạn có thể phát triển một kế hoạch ngăn chặn chúng kịp thời.

Năng suất công việc

Hầu hết mọi người muốn hoàn thành công việc trong thời gian ít nhất có thể. Áp dụng tư duy nghịch đảo vào năng suất, bạn có thể hỏi, "Sẽ như thế nào nếu tôi muốn giảm sự tập trung của mình? Làm thế nào để tôi có thể bị phân tâm?" Câu trả lời cho những câu hỏi này có thể giúp bạn nhận ra những lí do gây gián đoạn bạn có thể loại bỏ để giải phóng nhiều thời gian và năng lượng hơn mỗi ngày.

Cách này không chỉ hiệu quả mà thường còn an toàn hơn việc theo đuổi thành công. Ví dụ, một số người dùng ma túy hoặc chất kích thích thần kinh với mong muốn tăng năng suất của họ. Những phương thức này có thể hiệu quả, nhưng bạn cũng gánh chịu nguy cơ phản ứng phụ có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Trong khi đó, việc để điện thoại ở phòng khác, chặn các trang mạng xã hội hoặc rút phích cắm ti vi cũng không phải là biện pháp ổn lắm. Cả hai phương pháp đều để đối phó với cùng một vấn đề, nhưng suy nghĩ một cách nghịch đảo cho phép bạn tiếp cận vấn đề từ một góc độ khác ít rủi ro hơn.

Góc nhìn này còn cho thấy một nguyên tắc tổng quát hơn: Theo đuổi mù quáng thành công có thể gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng ngăn ngừa thất bại thì mang lại rất ít rủi ro.

Ngăn nắp, gọn gàng hơn[sửa]

Marie Kondo, tác giả của cuốn sách gây hit The Life-Changing Magic of Tidying Up, sử dụng phép đảo ngược để giúp mọi người năng dọn dẹp nhà cửa. Câu nói nổi tiếng của bà là "Chúng ta nên chọn những gì mình muốn giữ lại, chứ không phải những gì chúng ta muốn quẳng đi."

Nói cách khác, mặc định ở đây là nên bỏ đi những thứ không “mang lại niềm vui” trong cuộc sống của bạn. Còn giờ đây, sau khi ứng dụng đảo ngược suy nghĩ trong vấn đề dọn nhà, hãy tập trung vào những thứ bạn muốn giữ hơn là vào những thứ bạn muốn quăng.

Các mối quan hệ[sửa]

Những hành vi nào có thể hủy hoại cuộc hôn nhân? Sự thiếu tin tưởng, không tôn trọng đối phương, không cho nhau không gian riêng, dành tất cả thời gian cho con cái mà không chăm chút mối vào mối quan hệ của hai vợ chồng hay không trò chuyện cởi mở về tiền bạc và thói quen tiêu xài. Xem xét một cuộc hôn nhân không thành có thể giúp bạn tránh được những điều không nên.

Tài chính cá nhân[sửa]

Ai cũng muốn kiếm được nhiều tiền hơn. Nhưng nếu bạn đảo ngược vấn đề thì sao? Có cách nào để hủy hoại nguồn tài chính của bạn?

Chi tiêu nhiều hơn số tiền kiếm được là con đường chắc chắn sẽ dẫn tới thất bại về mặt tài chính. Không quan trọng bạn có bao nhiêu tiền, không biết chi tiêu thì sẽ sớm trắng tay. Tương tự, nợ tích lũy là một trường hợp khẩn cấp cần được giải quyết nhanh nhất có thể. Và việc lao vào thói quen mua sắm, chi tiêu không kiểm soát có thể dẫn đến căng thẳng tài chính. Trước khi bạn quá lo nghĩ về cách kiếm thêm tiền, hãy chắc chắn rằng bạn đã tìm ra cách để không bị mất tiền. Nếu bạn có thể tránh những vấn đề này, bạn sẽ vượt xa nhiều bạn bè của mình và giảm thiểu rất nhiều nỗi khổ về sau.

Cân nhắc mặt trái[sửa]

Sự nghịch đảo là lối tư duy trái với hướng suy nghĩ thông thường. Nó không hẳn chỉ là việc dành thời gian để nghĩ về điều ngược lại với điều bạn muốn.

Tuy nhiên, sự đảo ngược lại là một công cụ quan trọng của nhiều nhà tư tưởng vĩ đại. Người thuộc chủ nghĩa khắc kỷ hình dung những kết quả tiêu cực. Những nghệ sỹ tài năng đảo ngược hiện trạng. Các nhà lãnh đạo tài ba tránh những sai sót ngăn cản sự thành công cũng nhiều như theo đuổi các kỹ năng đẩy nhanh thành công. Sự đảo ngược có thể đặc biệt hữu ích khi dùng để thách thức niềm tin của chính bạn. Nó buộc bạn phải xem xét những quyết định của mình như trong một phiên tòa. Tại tòa án, bồi thẩm đoàn phải lắng nghe hai ý kiến trái nhau trước khi đưa ra quyết định. Sự đảo ngược giúp bạn làm điều tương tự. Điều gì sẽ xảy ra nếu bằng chứng không xác nhận những gì bạn tin? Sẽ thế nào nếu bạn cố phá hủy quan điểm mà bạn yêu thích? Tư duy nghịch đảo ngăn cản bạn khẳng định sau lần kết luận đầu tiên. Đó là một cách để chống lại những khẳng định mang tính thiên vị.

Sự đảo ngược là kỹ năng cần thiết để có một cuộc sống lý trí. Nó giúp bạn thoát ra khỏi lối suy nghĩ thông thường và xem xét tình huống từ một góc độ khác. Bất kể bạn đang phải đối mặt với chuyện gì, hãy luôn xem xét mặt trái của sự việc.

Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn[sửa]

  • Tác giả: James Clear
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này