Bố cục một bài thuyết trình

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Khi bài nói chuyện kết thúc: Hãy nhìn mọi người và hỏi: Còn có ai muốn hỏi điều gì chăng?... Nếu chẳng ai phản ứng, tất cả đều yên lặng: "Có ai ở đây thông minh đến mức không hiểu được những gì tôi vừa trình bày?..."

Một bài nói chuyện/bài giảng với mục đích chính là cung cấp kiến thức[sửa]

1. Phần mở đầu cần đạt được mục đích:

- Thu hút sự chú ý của người nghe

- Tóm lược các nội dung liên quan (đã được trình bày, được đa số ngưới nghe biết rõ).

2. Phần chính: Đưa giải pháp, ý kiến

3. Phần kết: Tóm tắt các nội dung đã được trình bày

Thuyết phục người nghe[sửa]

1. Phần mở đầu:

- Tóm lược các nội dung liên quan

2. Phần chính với các nội dung:

- Vấn đề cần giải quyết, yêu cầu công việc ...

- Ý tưởng và giải pháp

- Cung cấp bằng chứng

- Lợi ích khi áp dụng giải pháp

- Chương trình hành động/các việc làm cụ thể

3. Phần kết:

- Tóm tắt

- Kết luận cuối cùng

Phần mở đầu[sửa]

1. Mục tiêu cần đạt được:

- Thu hút sự quan tâm, tập trung của người nghe.

- Tạo cảm giác thoải mái, sẵn sàng tiếp thu.

- Tạo niềm tin

- Hướng người nghe vào vấn đề và biến họ thành người chủ động lĩnh hội hay giải quyết.

2. "Mẹo" nho nhỏ:

- Sử dụng một đoạn trích dẫn; một câu hỏi; một câu chuyện ngắn; một vài câu đùa; một lời hứa hay thậm chí làm mọi người phải hoạt động.

- Lưu ý: Tập trung khả năng và cả "năng lượng" cho 15 phút đầu và 15 phút cuối cử bài thuyết trình!

- Không nên bỏ qua: Dành 5 phút để chuẩn bị các câu hỏi cho mình:

Ta là ai?

Vấn đề sẽ nói là gì?

Tại sao chủ đề lại đáng được quan tâm?

Điều gì giúp ta trở thành người trình bày tốt về vần đề này?

Phân chia thời gian như thế nào?

Phải mất bao nhiêu thời gian để trình bày?

Thông báo giờ giải lao

Các câu hỏi sẽ được giải đáp theo cách nào?

Các tài liệu có thể cung cấp cho người nghe?

Ví dụ: Hiện tại, chúng ta không có được một bức tranh toàn cảnh để chỉ ra rằng loại thực phẩm nào an toàn, loại nào không. Chúng ta cũng không thể biết hết các con đường nhiễm bẩn hóa chất thế nào. Đặc biệt, chúng ta không thể biết hết ảnh hưởng lâu dài của chúng đến sức khỏe của con người ra sao...

Từ xa xưa con người đã có khả năng phân biệt cái gì nên ăn và cái gì nên tránh. Cùng với thời gian, ngày càng nhiều loại thức ăn được sản xuất. Ngày nay, nhiều loại hóa chất được đưa vào thực phẩm. Tôi cũng như tất cả các bạn, chúng ta ăn, uống hàng ngày. Những đồ ăn thức uống đó liệu đã được xác định rằng an toàn hay không?

Phần chính[sửa]

Đối với dạng bài cung cấp thông tin (hay bài giảng), phần này bao gồm các ý kiến và giải pháp

Nếu để đạt được mục đích thuyết phục người nghe cần trình bày (1) Vấn đề cần giải quyết, (2) Ý kiến và giải pháp, (3) Tranh luận (bao gồm bằng chứng, lợi ích và các chương trình hành động cụ thể).

Ví dụ: Con người đang đi những bước đầu tiên trên con đướng dẫn tới sự an toàn khi dùng thực phẩm. Mỗi ngày ta lại hiểu biết thêm về hóa chất trong thực phẩm. Mỗi ngày chúng ta lại xác định được chi tiết hơn về mỗi chất phụ gia hay chất nhiễm bẩn không chủ định. Nhưng, để đi được xa hơn và nhanh hơn chúng ta cần chia sẻ thông tin và sự cộng tác của tất cả các cá nhân...

Đưa dẫn chứng: Các ví dụ cụ thể sẽ làm tăng sức thuyết phục cho những lời bạn nói! hãy sử dụng cả bộ não và trái tim! Các dẫn chứng có thể là các sự việc có thực; các câu trích dẫn; các ví dụ và cả các kinh nghiệm của cá nhân; các ví dụ so sánh song song.

Ví dụ: Nếu thế giới này là một ngôi làng của 100 người, chúng ta sẽ gặp trong đó 60 người Châu Á, 14 ngưới Châu Phi, 12 người Châu Âu, 8 người Mỹ La Tinh, 5 ngưỡi Mỹ và Canada, 1 người Nam Thái bình dương.

Ta cũng thấy 51 đàn ông và 49 đàn bà; 18 người da trắng nhung có đến 82 người không phải da trắng.

Cũng trong làng đó, 67 người không biết đọc; 50 người suy dinh dưỡng; 33 người không được dùng nước sạch; 24 người không biết ánh sáng điện là gì.

Ít gặp hơn, 7 người được tiếp xúc với internet; 1 người nhiễm HIV và 1 người được học lên đại học, cao đẳng...


+ Khi bài nói chuyện kết thúc: Hãy nhìn mọi người và hỏi: Còn có ai muốn hỏi điều gì chăng?...

Nếu chẳng ai phản ứng, tất cả đều yên lặng: "Có ai ở đây thông minh đến mức không hiểu được những gì tôi vừa trình bày?..."

Phần kết[sửa]

- Kết thúc với một âm thanh nào đó!

- Liệu còn điều gì bạn muốn người nghe ghi nhớ?

Trở về trang trước

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này