Phương pháp thuyết trình hiệu quả dùng Powerpoint

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Thuyết trình là một kỹ năng rất quan trọng trong quá trình học tập. Nó giúp bạn chứng tỏ cho mọi người thấy bạn có khả năng diễn giải tốt thế nào. Vậy bạn đã biết cách để có một bài thuyết trình thành công chưa?

Sử dụng phần mềm Powerpoint để thuyết trình ngày càng trở nên phổ biến đặc biệt là trong thời đại kỹ thuật hiện đại như hiện nay. Sau đây chúng tôi xin đưa ra một số mẹo nhỏ có thể giúp bạn hoàn thành tốt bài thuyết trình của mình khi sử dụng Powerpoint.

1. Để bài thuyết trình có khả năng chỉ bảo thính giả[sửa]

Khi thuyết trình, để cho an toàn bạn nên chắc chắn rằng những người nghe bài thuyết trình biết ít hơn bạn và cần nghe bạn giải trình. Vì thế, lời khuyên cho bạn là hãy để một phần bài thuyết trình là thời gian giảng giải cho khan giả.

2. Ít lại hóa nhiều[sửa]

Rút cục, sự đơn giản chính là chìa khóa cho sự thành công. Bạn có thể tham khảo phương pháp sau đây. Đầu tiên bạn có thể làm thật nhiều slide trong bài thuyết trình của mình , sau đó sẽ cắt bớt đi, điều này sẽ giúp bài thuyết trình của bạn cô đọng hơn so với việc bắt đầu từ ít slide sau đó tăng thêm. Phần số liệu nên đưa vào các biểu bảng, sơ đồ để giúp khán giả dễ theo dõi hơn. Bạn cũng nên cân nhắc xem những số liệu nào cần thiết đưa vào, những số liệu nào không cần thiết. Mặt khác, bạn cũng nên để thêm một số slide ở cuối bài thuyết trình đề phòng trường hợp khán giả yêu cầu thông tin thêm mà bạn không có đủ thời gian để đi sâu hơn.

3. Dấu hiệu chuyển đổi[sửa]

Dấu hiệu chuyển ý trong bài thuyết trình cũng giống như trong một bài luận. Chúng giúp người nói chuyển ý trong bài viết/ nói và đảm bảo cho người đọc/ nghe theo dõi bài luận/ bài thuyết trình tốt hơn. Nếu trong slide không có phần chuyển ý, bạn nên dùng lời nói để thay thế.

4. Tận dụng triệt để lợi ích của phần mềm Powerpoint nhưng đừng lạm dụng chúng[sửa]

Việc sử dụng linh hoạt những hình ảnh hoạt hình sẽ có tác dụng thu hút sự chú ý của khán giả. Hiệu ứng trợ giúp việc xuất hiện của dòng chữ và con số sẽ ngăn ngừa sự xao lãng của khán giả. Chúng cũng giúp bạn giải thích dữ liệu một cách hiệu quả. Chẳng hạn, khi bạn muốn giải thích những khái niệm mới, bạn cần đến nhiều hình ảnh minh họa. Thông thường, phương pháp giải quyết từng vấn đề một tỏ ra rất hiệu quả và Powerpoint có thể trợ giúp một cách đắc lực. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng những hình ảnh đơn giản và không nên quá lạm dụng vì quá nhiều hình ảnh động sẽ làm khán giả mất tập trung vào nội dung bạn đang thuyết trình.

5. Đảm bảo bài thuyết trình của bạn tương thích với máy tính mà bạn định dùng để thuyết trình[sửa]

Thông thường, bạn hay thiết kế bài thuyết trình trên một máy tính nhưng lại trình bày trên một máy tính khác . Vì vậy, khi chuyển từ máy tính cá nhân sang máy khác, một số hiệu ứng hình ảnh hoặc biểu tượng (chẳng hạn như mẫu chữ cái Hy Lạp và mũi tên) có thể bị mất. Hãy thử chạy chương trình trước khi thuyết trình để có thời gian hiệu chỉnh cần thiết.

6. Không nên tập trước quá nhiều[sửa]

Tất nhiên, luyện tập trước càng nhiều, bạn càng cảm thấy thoải mái tự tin và sẽ thuyết trình tốt hơn. Tuy nhiên nếu bạn tập nói quá nhiều trước bạn bè và những người sẽ có mặt trong buổi thuyết trình thì khi thuyết trình thật, họ sẽ giảm hứng thú và ít khi đưa ra nhận xét một cách nhiệt tình. Thêm nữa, chính bài nói của bạn cũng mất đi vẻ tự nhiên. Người nghe sẽ có cảm giác bạn đang đọc bài diễn văn đã học thuộc lòng ở nhà.

7. Sử dụng thời gian hỏi-đáp để giúp bạn[sửa]

Sự lo lắng khi phải trả lời các câu hỏi là chuyện bình thường. Mặc dầu vậy, bạn sẽ thấy ngạc nhiên khi biết rằng thời gian hỏi-đáp có thể sẽ có tác dụng rất lớn. Dù rằng một số người có thể hỏi để đưa ra những lời nhận xét mang tính chất xây dựng, cũng có rất nhiều người hỏi chỉ vì tò mò và thích thú những vấn đề bạn đang trình bày. Những câu hỏi sẽ giúp bạn nhìn nhận vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau và xem xét nhiều phương pháp khác nhau. Với những vấn đề còn đang gây tranh cãi, bạn cũng đừng ngại khi nói ra ý kiến của cá nhân bạn. Nếu có những phần kiến thức mà bạn không biết hoặc chưa sẵn sàng để trả lời, đừng lo lắng. Bạn có thể “hoãn binh” bằng cách nói “You will get the answer in another presentation next time” hoặc đơn giản hơn, bạn chỉ cần nói: “I'm sorry but at the moment I don't know the exact answer to that question”. Sẽ không ai cười hay trách mắng bạn gì cả, vì suy cho cùng bạn không thể nói tất cả chỉ trong một bài thuyết trình!

Hãy thử áp dụng những mẹo nhỏ vào bài thuyết trình tới của bạn xem nhé, bạn sẽ thấy chúng mang lại rất nhiều hiệu qủa đó. Chúc các bạn thành công!

Nguyễn Thuý - Global Education

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này