10 Mẹo thiết kế bài thuyết trình/2

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Lần trước chúng ta đã tìm hiểu Phần 1 của bài viết 10 mẹo thiết kế bài thuyết trình hiệu quả. Chúng ta đã học được những lời khuyên thiết thực về cách sử dụng hình ảnh, typography, màu sắc … để có một bài thuyết trình hiệu quả.

Hôm nay, chúng ta sẽ cùng xem phần tiếp theo để biết tại sao việc đơn giản hóa các thiết kế có thể giúp cải thiện kết quả một cách đáng kể. Hãy cùng chúng tôi bắt đầu.

6. Đơn giản là tốt nhất[sửa]

Đây là một trở ngại lớn thường gặp ở những ai không phải là designer. Vấn đề là do việc hiểu sai cơ bản về những gì có thể trình bày trên slide. Trong hầu hết các trường hợp, slide không nên có quá nhiều nội dung và thông tin. Thay vào đó, chính người nói sẽ làm cho bài thuyết trình trở nên có giá trị. Người nói nên cung cấp phần lớn nội dung, thông tin, giải thích, những câu nói đùa…

Nếu slide thuyết trình có thể chứa tất cả các thông tin cần truyền đạt, tại sao người xem cần một người thuyết trình? Bạn có thể cung cấp cho mọi người link download và chỉ cần chúc họ một ngày tốt đẹp.

Tôi đã thấy rất nhiều người có những bài thuyết trình giống các ví dụ sau:

Bạn có thể cho rằng có một chút khôi hài trong thiết kế của tôi nhưng thực sự là tôi đã thấy những slide thậm chí còn tồi tệ hơn. Không nên gây nhầm lẫn giữa slide thuyết trình với các trang tạp chí. Bạn không nên có quá nhiều nội dung vào slide mà quên đi phần chức năng. Thậm chí nếu bạn sắp xếp tất cả các thông tin này thật độc đáo và tạo một slide thật đẹp, bạn vẫn mất đi mục đích chính.

Một lần nữa, hãy nhớ rằng, bài thuyết trình là lý do mà bạn phải đứng trước mọi người. Bài thuyết trình cần được sử dụng như một công cụ trực quan, đơn giản và trình bày phác thảo thô cho bài phát biểu của bạn.

Sử dụng các slise để thu hút sự chú ý của người xem thông qua các hình ảnh hấp dẫn. Mọi người dễ dàng nhàm chán khi nghe các bài phát biểu và cần một cái gì đó thật sự hấp dẫn để giúp họ có thể tập trung.

Giữ cho nội dung của slide đơn giản và tôi cũng không khuyến khích bạn chỉ đọc những gì có trên slide. Đó chỉ là những ví dụ rập khuôn nhưng tôi đã thấy rất nhiều diễn giả đưa hết bài thuyết trình của mình lên slide và chỉ đơn giản là đọc tất cả. Những bài phát biểu như vậy thật nhàn chán, nghe ai đó đọc liên tục trong 20 phút thậm chí còn tồi tệ hơn.

Hãy lưu ý cách slide bên dưới thu hút sự chú ý của bạn với một câu không đầy đủ. Hình ảnh cũng góp phần minh họa rằng nếu chúng ta không thực sự lắng nghe, chúng ta sẽ không biết câu trả lời. Đây là một ví dụ tuyệt vời trong việc dùng slide như công cụ trợ giúp trực quan, giúp bài thuyết trình của bạn thuyết phục hơn thay vì cho tất cả nội dung vào bài thuyết trình.

7. Tránh lạm dụng Bullet point[sửa]

Rất nhiều diễn giả đã nhận ra vấn đề khó khăn khi đọc nội dung từ slide và tuyên bố rằng họ không thể chấp nhận khi người khác có những bài thuyết trình như vậy, đó là lý do tại sao họ sử dụng bullet point.

Bullet point khá kỳ diệu (số đông thích dùng bullet point). Đó là cách để nói những gì bạn cần nói, gói gọn trong một danh sách thuận tiện. Tất cả những ý tưởng phức tạp nhất của nhân loại có thể liệt kê bằng danh sách bullet và thậm chí những người tối dạ nhất cũng dễ dàng hiểu, nhưng có thể là không hiểu toàn bộ.

Trên thực tế, bullet point là công cụ tuyệt vời để chuyển tải những phần quan trọng nhất của bài thuyết trình. Đó là định dạng quen thuộc để tách những ý kiến rõ ràng và dễ hiểu. Vậy vấn đề ở đây là gì?

Vấn đề ở đây là bullet point cũng giống như những công cụ khác, nghĩa là nó có thể bị lạm dụng. Những diễn giả thường sử dụng và mắc phải những lỗi thường có khi sử dụng bullet.

Đặt 42 bullet point trên slide duy nhất sẽ slide giống như việc có quá nhiều paragraph, như vậy sẽ làm slide mất hữu dụng. Hãy nhớ rằng bullet point chỉ giúp truyền đạt thông tin quan trọng. Để việc sử dụng có hiệu quả, bạn cần quyết định những thông tin gì là quan trọng và những thông tin gì nên cho vào bài thuyết trình.

Hãy xem cách slide bên dưới sử dụng 3 bullet point để thể hiện số liệu. Con số khá khó nhớ trừ khi bạn viết ra, vì vậy dùng bullet point là cách tốt nhất.

Giữ cho slide luôn sự đơn giản và hãy nhớ rằng bullet không dùng để diễn giải. Một lần nữa, đó là những gì bạn cần làm.

8. Tạo điểm nhấn[sửa]

Không vấn đề gì nếu bạn muốn thiết kế cho slide, quan trọng là bạn cần cân nhắc làm thế nào để thu hút sự chú ý của người xem. Đừng trang trí một cách ngẫu nhiên, thay vào đó hãy dựa vào kinh nghiệm mà bạn cho rằng truyền tải thông điệp một cách tốt nhất.

Lưu ý cách slide bên dưới sử dụng màu sắc để thu hút sự chú ý của bạn vào khu vực đặc biệt. Nội dung màu vàng nổi bật so với phần nội dung còn lại, vì vậy chúng thu hút sự chú ý của bạn.


Với phần văn bản, bạn có thể sử dụng màu sắc, kích thước, kiểu chữ, đậm nhạt để tạo điểm nhấn. Luôn nhớ rằng đó là ý tưởng tốt để tạo điểm nhấn (như từ “share” ở trên) theo sau một đến hai từ trọng tâm nhưng không quá nổi bật.

Lưu ý rằng văn bản không phải là cách duy nhất tạo sự chú ý. Hình ảnh và hình minh họa cũng là những cách tuyệt vời để thu hút sự chú ý của người xem vào một khu vực nào đó. Lưu ý ánh mắt của đứa trẻ trong slide bên dưới, nó thực sự thu hút sự chú ý của bạn và làm bạn phải hướng mắt nhìn.

Để biết thêm thông tin về việc thiết kế với những khuôn mặt, hãy xem hướng dẫn hoàn chỉnh đây.

Cuối cùng, hãy nhớ rằng việc thiếu đi điểm nhấn có thể làm người xem nhanh chóng quên đi. Khi một thứ gì đó được thiết kế tốt, nó sẽ giúp mọi người hướng về những gì bạn muốn họ chú ý, thậm chí chỉ dựa trên mức độ tiềm thức.

9. Tạo cover quyến rũ[sửa]

Trong rất nhiều bài thuyết trình, cover slide thường bị bỏ qua hoặc chỉ được hiển thị rất ít. Tuy nhiên thiết kế cover là cách để bài trình bày trở nên thú vị hơn.

Đến khi slide được chiếu, người xem sẽ ngạc nhiên với những hình ảnh của bạn. Tạo một cover đẹp và trình chiếu trong khi giới thiệu về chính bạn và bài thuyết trình của bạn sẽ thật sự bắt đầu với những slide tuyệt vời cho người xem.

Tạo một cover hấp dẫn cũng cung cấp cho bạn hình nền trực quan, có thể dùng cho toàn bộ bài thuyết trình. Điều này giúp bài thuyết trình trông gắn kết và chuyên nghiệp hơn, không phải là những thiết kế khác nhau trên mỗi slide.

Ví dụ, những cover xinh đẹp sau được thiết kế bởi Fabio Sasso tại Abduzeedo và slide nội dung bên dưới để thấy cách anh ấy sử dụng theme cho bài thuyết trình.

Đó cũng là ý tưởng tốt khi thiết kế cùng một cover cho các slide nội dung khác nhau suốt bài thuyết trình. Chỉ cần thực hiện một cách đồng nhất và bạn sẽ tiết kiệm thời gian cho công việc thiết kế rất nhiều.

Nếu bạn không phải là designer, rất khó để có thể tạo cover đẹp. Trong trường hợp này, hãy tham khải lời khuyên thứ 2 và thứ 4 của phần 1 đề có một hình ảnh chuyên nghiệp kết hợp với typography đơn giản.

10. Sự hài hước[sửa]

Tất cả những nhà thuyết trình điều biết rằng một trong những cách tốt nhất để người xem hứng thú với bài thuyết trình chính là sự hài hước. Thật không may vì không phải ai cũng làm người xem bật cười như Bill Cosby hay Brian Regan.

Dù bạn chỉ thêm vào một chút dí dỏm hoặc là một diễn viên hài bẩm sinh, sự hài hước giúp bạn giảm áp lực. Bằng cách này, bạn sẽ cảm thấy thoải mái mà không cần lo lắng về các dòng chữ.

Hãy nhớ rằng mục đích của bạn không phải làm cho toàn bộ người xem bật cười. Thậm chí chỉ cần một vài người xem bật cười bởi điều đó có nghĩa rằng họ thực sự chú ý.

Lời khuyên của tôi là bạn không nên cố tạo ra sự hài hước. Khán giả sẽ không chú ý nếu bạn thực hiện một cách gượng. Đầu tiên, hãy tìm những phần nhàm chán hoặc phức tạp nhất của bài phát biểu, và tiếp theo là gây ấn tượng bằng một slide vui nhộn.

Hãy luôn cân nhắc cẩn thận về đối tượng khán giả và quyết định thêm vào yếu tố hài hước nào cho phù hợp. Việc anh hưởng đến người xem càng khiến họ trở nên nhàm chán.

Nếu bạn không phải là người đặc biệt thông minh, bạn có thể dùng hình ảnh hoặc từ ngữ, hãy dùng truyện tranh đơn giản để minh họa quan điểm của bạn một cách hiệu quả. Chỉ cần những mẫu truyện tranh có thể đọc nhanh, gần như là có thể đọc ngay lập tức.

Một lần nữa, hãy xem cách ví dụ bên dưới sử dụng sự hài hước cho bài thuyết trình, thậm chí nó còn làm rất nhiều người cảm thấy thú vị và bật cười.

Kết luận[sửa]

Chúng ta đã xem qua 10 mẹo giúp thiết kế bài thuyết trình hiệu quả từ hai bài viết, đây là phần tóm tắt.

1. Không sử dụng theme có sẵn
2. Sử dụng hình ảnh có chất lượng
3. Sử dụng màu nóng
4. Typography
5. Kiểm tra khả năng dễ dàng đọc
6. Đơn giản là tốt nhất
7. Tránh lạm dụng Bullet point
8. Tạo điểm nhấn
9. Tạo cover quyến rũ
10. Sự hài hước

Tôi hy vọng những lời khuyên này là thiết thực và dễ thực hiện. Mục tiêu cuối cùng ở đây là cho bạn thấy rằng ngay cả khi bạn không phải là một designer chuyên nghiệp, bạn vẫn có thể tạo ra những bài thuyết trình đẹp và hiệu quả. Hãy để lại comment bên dưới nếu bạn muốn thảo luận và cùng chia sẻ bí quyết của bạn để có một slide đẹp hơn.

  • Nguồn: vnwordpress.com

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này