Dù chưa biết nói nhưng trẻ sơ sinh vẫn có thể suy nghĩ logic

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Trong nhiều thập niên qua, các nhà tâm lý học luôn xem ngôn ngữ là một yếu tố cần thiết cho tư duy suy luận. Đây là khả năng phức tạp để hiểu rõ những thứ mình nghe và đọc được. Đây cũng là minh chứng để giải thích cho việc có thể chúng ta không có những bằng chứng rõ ràng nhưng vẫn giải thích được một sự việc nào đó một cách rõ ràng.

Vào năm 2014, các thí nghiệm của nhiều nhà tâm lý học phát triển cho rằng con người bắt đầu biết suy nghĩ khi ở độ tuổi từ 3 đến 5 tuổi. Tuy nhiên, nhà tâm lý học Nicolo Cesana-Arlotti - nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Đại học Johns Hopkins lại nghĩ độ tuổi này có lẽ còn sớm hơn rất nhiều.

Trẻ em có khả năng suy nghĩ logic. Ảnh: Unsplash

Ông giải thích: "Nếu bạn có lý luận hợp lý, bạn có thể đưa ra một kết luận đúng đắn. Bạn có thể có được những bằng chứng nhờ việc suy luận, phương pháp này giúp bạn có nhiều thông tin hơn. Chính vì điều này, chúng ta vẫn luôn nghĩ rằng lý luận hợp lý đóng một vai trò quan trọng trong tổng thể của sự việc”.

Ông và các đồng nghiệp của mình đã đúng.

Trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí Science gần đây, nhà nghiên cứu Cesana-Arlotti và các cộng sự đã mô tả cách họ xác định khả năng suy luận của trẻ sơ sinh. Thử nghiệm được tiến hành với 144 em bé, một nửa trong số đó là những bé một năm tuổi, một nửa còn lại 19 tháng tuổi và tất cả các bé đều chưa biết nói.

Trong cuộc thử nghiệm, các em bé ngồi trong lòng những bà mẹ - những người này được yêu cầu giữ im lặng tuyệt đối và không cử động, vì vậy các em bé sẽ không nhận được bất kì lời gợi ý từ mẹ. Sau đó, một chuỗi các hình ảnh động sẽ được chiếu lên màn hình máy tính.

Chúng sẽ thấy hai vật thể khác biệt, ví dụ như một bông hoa và một con khủng long, và cả hai đều bị che mất một phần. Sau đó một trong hai sẽ bay lên và biến mất. Sẽ chỉ còn lại chú khủng long (như lẽ thường lệ) hoặc còn lại bông hoa (rất phi logic).

Bằng cách theo dõi chuyển động mắt của các bé, những nhà khoa học phát hiện ra rằng chúng sẽ nhìn chằm chằm nếu như bông hoa bị lấy đi rồi nhưng vẫn xuất hiện, chứng tỏ rằng chúng đang bị bối rối. Các nhà nghiên cứu cũng tiết lộ rằng khoảng thời gian chúng quan sát đồ vật dài hay ngắn sẽ cho ta biết liệu chúng có đang ngạc nhiên hoặc thích thú hay không.

Ông Cesana-Arlotti, tác giả chính của cuộc nghiên cứu, nói: "Đây là một mô hình cổ điển. Khi một điều bất ngờ xảy ra, đứa trẻ sẽ nhìn lâu hơn vì mọi thứ không giống như những gì chúng đã trông đợi”.

Nhưng bà Lisa Oakes - nhà tâm lý học tại Trung tâm Trí nhớ và Bộ não thuộc Đại học California tại Davis lại cho rằng có thể có lời giải thích khác cho sự việc này. Có lẽ các trẻ sơ sinh nhìn lâu hơn vì đơn giản chúng đang xem hai món đồ khác nhau xuất hiện từ phía sau màn hình.

"Những sự kiện này rất phức tạp và trẻ sơ sinh rất khó có khả năng theo dõi chuỗi hành động và lưu giữ toàn bộ thông tin về sự kiện trong bộ nhớ làm việc của chúng. Có thể lời giải thích của tác giả là đúng, nhưng nó không phải là duy nhất”, bà nói.

Các nhà nghiên cứu tuyên bố có những bằng chứng đáng tin cậy bổ sung cho lý thuyết của họ. Đó là sự giãn nở đồng tử của mỗi đứa trẻ trong suốt quá trình thí nghiệm.

Nhóm kết luận rằng: việc giãn nở đồng tử và chuyển hướng chú ý đều ủng hộ cho ý tưởng trẻ có thể suy nghĩ logic. Bà Susan Hespos - nhà nghiên cứu chính tại Phòng thí nghiệm Nhận thức Trẻ sơ sinh tại Đại học Northwestern, gọi việc nghiên cứu này là "một loạt các thí nghiệm tao nhã". Bà cũng lưu ý rằng "trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi và người lớn đều cho thấy những kiểu giãn nở đồng tử tương tự."

Bà cho biết thêm: "Những dữ liệu này cung cấp bằng chứng cho thấy: một số đặc tính của con người khiến chúng ta trở nên thông minh hơn có thể xuất hiện ở độ tuổi rất sớm. Và việc phát hiện trẻ sơ sinh mới 1 tuổi có khả năng suy luận logic cho thấy khả năng này có thể tiếp tục phát triển qua thời gian”.

Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn[sửa]

  • Khám phá, Viên Lâm (Sciencealert)
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này