Phương pháp lật trứng mới và hiệu quả dựa trên các phép biến đổi hình học

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Trứng rán là món ăn rất phổ biến đối với người Việt nói chung và thế giới nói riêng. Tuy nhiên, một trong những khó khăn nảy sinh nổi bật trong quá trình rán trứng là lật trứng. Trong bài báo này, chúng tôi đề xuất một phương pháp lật trứng mới và hiệu quả sử dụng một thiết bị ngoài là đĩa. Thực nghiệm cho thấy, phương pháp mang lại hiệu quả thành công 99.9% cho thao tác lật trứng.

Giới thiệu[sửa]

Dễ dàng chế biến và có thể thay đổi các thành phần nên trứng rán đã trở thành món ăn quen thuộc của mỗi chúng ta. Trứng có thể rán với hành, với thịt, với mướp đắng et al [Tùng 2010]. Mức độ khó của thao tác lật trứng sẽ tăng lên khi sự liên kết của trứng và các thành phần khác bị rời rạc. Chúng ta có thể phát biểu bài toán một cách hình thức như sau: "Cho một miền kín \Omega (trứng) nằm trong mặt phẳng Oxy của hệ tọa độ Oxyz, miền chảo \Omega ' trên mặt phẳng Oxy chứa \Omega . Bài toán đặt ra là thực hiện thao tác quay \Omega 180 độ quanh một trục đối xứng của \Omega sao cho \Omega không bị vỡ nát".

Trong các nghiên cứu trước đây, trứng rán tinh khiết được lật với hiệu quả lên tới 90% khi chỉ sử dụng đũa et al [Cao 2006]. Tuy nhiên, phương pháp này trở nên kém hiệu quả khi áp dụng cho trứng rán thịt, trứng rán nấm, trứng rán mướp đắng khi mà độ liên kết của trứng và các thành phần khác là yếu. Khó khăn sẽ tăng lên khi trứng thì ít và các thành phần khác thì nhiều. Phương pháp tung chảo được đề xuất trong [Đạt 2005] đem lại hiệu quả 35%. Thực nghiệm cho thấy có trường hợp một nửa trứng rơi vào chảo, một nửa khác rơi xuống nền. Tác giả Duyên trong [Duyên 2007] đề xuất phương án lật trứng sử dụng đũa và thìa lật với hiệu suất 50%. Phương pháp này được cải tiến bằng cách thay thìa lật bằng một chiếc đĩa et al [Kiên, Tiến 2008]. Đĩa được luồn dưới trứng kết hợp với đũa để lật mang lại hiệu quả 60%. Trong bài báo này chúng tôi trình bày phương pháp lật trứng hiệu quả lên tới 99.9% sử dụng một thiết bị ngoài là đĩa.

Phương pháp[sửa]

Lật trứng chính là bài toán xoay 180 độ quanh một trục đối xứng của miếng trứng. Một phép quay có thể được thực hiện bằng 3 phép biến đổi liên tiếp: tịnh tiến, quay, và tịnh tiến. Nếu phép xoay quay quanh một trục x khó khăn, ta có thể tịnh tiến đối tượng đến một vị trí mới', thực hiện quay quanh trục mới rồi tịnh tiến đối tượng trở lại vị trí cũ.

Sau khi mặt dưới của trứng đã chín và kết cấu của trứng đã tương đối đặc lại, chúng ta chuyển trứng ra đĩa theo phép tịnh tiến (chảo thường cong nên đây được khỏi là phép tịnh tiến khéo léo). Sau đó cạnh của đĩa được đặt chạm cạnh của chảo. Đĩa và chảo tạo thành hình chữ V trong 1 khoảng thời gian ngắn. Thực hiện phép xoay quanh trục đi qua cạnh của đĩa. Tiếp đó là tịnh tiến chảo quay lại bếp. Như vậy một phép xoay khó được thực hiện bởi 3 thao tác dễ hơn là tịnh tiến, xoay dễ và tịnh tiến.

Kết quả[sửa]

Thực nghiệm chứng tỏ hiệu quả phương pháp lên tới 99.9% và có thể áp dụng rộng rãi.

Kết luận[sửa]

,như đặc cầu ,trứng thì đen ơi là đen

Tài liệu tham khảo[sửa]

  1. Cao Văn mạc...
  2. Kiên, Tiến lên...
  3. Duyên nhau....
  4. Tùng tùng tùng cắc cắc....

Tác giả[sửa]

  • Ngô Tiến Đạt

PV: "Anh có thể cho độc giả biết hoàn cảnh và ý tưởng của công trình nghiên cứu của anh được không ạ?"

Tác giả: "Thực ra tôi làm về ngành khoa học máy tính, đề tài thạc sĩ của tôi là phân loại u lành và u ác trong chẩn đoán ung thư vú. Hiện tại tôi đang phải thực hiện trích chọn các đặc trưng của khối u trong 4 chiều (3 chiều không gian XYZ và chiều thời gian). Như các anh có thể nhận thấy, các đặc trưng của khối u trong không gian 3 chiều phải đảm bảo không biến thiên với các phép tịnh tiến, phép tỷ lệ, và phép xoay. Thế nên trong đầu tôi lúc nào cũng là tịnh tiến, tịnh tiến, tỷ lệ, tỷ lệ, xoay, xoay... Hàng ngày tôi làm việc trên trường đến chiều tối, về nhà thể dục thể thao chút cho khỏe khoắn rồi nấu cơm tối. Thỉnh thoảng nhà tôi có làm món trứng rán và một bài toán thực tế nảy sinh là lật trứng sao cho không vỡ nát. Một cách hình thức hơn thì bài toán lật trứng chính là bài toán xoay 180 độ quanh một trục đối xứng của miếng trứng. Trong đầu tôi nảy ra ý tưởng, một phép quay có thể được thực hiện bằng 3 phép biến đổi liên tiếp: tịnh tiến, xoay, và tịnh tiến. Nếu phép xoay quanh một trục x gặp khó khăn, ta có thể tịnh tiến đối tượng đến vị trí mới, thực hiện quay quanh trục quay mới rồi tịnh tiến đối tượng trở lại vị trí ban đầu. Đó chính là ý tưởng của công trình của tôi".